Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

KHƠI DẬY MỘT TIỀM NĂNG

Lê Phan Nghị
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 4:14 PM
 
 Tôi có may mắn được cùng các nhà văn  - nh÷ng ®ång nghiÖp -  đi thực tế Tây Nguyên - Chính xác là hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Chúng tôi đến vùng đất này để "mục sở thị" về những vấn đề trong công cuộc thức tỉnh những tiềm năng ở cao nguyên đầy nắng và gió được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương.
 Đặt chân lên đất Tây Nguyên vào những ngày tháng năm này, trước mắt chúng tôi ngập tràn cờ, băng zôn, khẩu hiệu,…Tây Nguyên, Sài Gòn và cả nước vẫn hừng hực không khí mừng kỷ niệm 35 năm chiến thắng 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
 Tây Nguyên bắt đầu mùa mưa, những cơn mưa bất chợt làm dịu đi cái nóng oi ả bởi nhiệt độ ngoài trời thường xuyên ở ngưỡng 35-370C. Cái nắng, cái gió tạo nên một sự đặc trưng của vùng đất anh hùng chứa đựng bao tiềm năng đang ngóng chờ những bàn tay, khối óc, sự quyết đóan thông minh để Tây Nguyên góp phần làm giàu cho chính mình và cho đất nước. Nắng, nóng, oi bức bởi thời tiết còn thua kém sự nóng lòng được tiếp xúc với công trình, với người dân của các thành viên trong đoàn. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn cứ luôn miệng hỏi lái xe về chặng đường đi - dường như "nhà văn của đồng quê" này đang cháy bỏng trong lòng về một ấp ủ, một cách nhìn thiện chí của một con người cả cuộc đời gắn bó với quê hương, với đồng quê, với nông dân để bảo vệ họ, ca ngợi họ như ông đã làm qua những áng văn, những bài báo, tập truyện hay tiểu thuyết đã xuất bản.
 Và cái gì đến đã đến. Sau khi đi thực tế một vòng quanh các khu vực được xác định mỏ khai thác Bauxit Lâm Đồng, khu tái định cư, khu nhà máy sản xuất Alumin Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng) chúng tôi có cuộc trò chuyện với Giám đốc Công ty Lê Việt Quang. Qua câu chuyện với ông và các cộng sự mọi người mới vỡ lẽ ra nhiều điều mà nếu như không đến, không nghe, không thấy,... thì đó là một sự thiệt thòi đáng tiếc giống như ly cà phê vừa cạn vì cơn khát nhưng người uống lại chưa biết đến vị ngon của nó.
 Qua các tài liệu thăm dò, khảo sát tìm kiếm của các nhà khoa học trong nước và thế giới thì Việt Nam là quốc gia có nguồn Bauxit phong phú đứng thứ ba trong Top 5 trên thế giới (chỉ sau Ghi nê và Australia). Việc thăm dò, tìm kiếm loại tài nguyên này không mới mà từ năm 1963 của thế kỷ trước nhà khoa học J.Smith - người đầu tiên nghiên cứu về Bauxit Việt Nam trên cao nguyên Mơ Nông đã khẳng định hàm lượng Alumin (Al2O3) ở vùng này chiếm 45%, hàm lượng SiO2 chỉ có 2,5%. Kết quả này được BRGM (Pháp) khẳng định lại vào năm 1964. Những năm 1979-1982 đặc biệt là năm 1982 Tổng Cục địa chất đã phối hợp với các chuyên gia khối SEV tiến hành nghiên cứu, thăm dò, tìm kiếm Bauxit trên vùng Đăk Nông ,Lâm Đồng cũng cho kết quả tương tự. Những kết quả ấy cũng trùng hợp với số liệu khảo sát, thăm dò của liên đoàn địa chất Trung Trung Bộ. Thiên nhiên thật ưu đãi, Bauxit trên địa bàn Lâm Đồng và Dak Nông chiếm hơn 70% trữ lượng Bauxit toàn quốc. Mỏ Bauxit ở đây gần như lộ thiên có chỗ chỉ gạt đi lớp đất mỏng chừng 0,8-0,9m là có quặng. Các chuyên gia về lĩnh vực này cho biết: Trữ lượng Bauxit ở vùng này có thể khai thác hàng trăm năm. Khối SEV không còn, nhiều nhà khoa học đi đầu trong việc tìm kiếm Bauxit ở Tây Nguyên nguời còn, người mất nhưng kho tài nguyên quý giá ấy vẫn đang nằm yên trong lòng đất. Vấn đề đặt ra là thức tỉnh tiềm năng này sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả thiết thực về mọi mặt !
 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 5/2006) đã nêu: "Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế như: Lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, xi măng, khai thác Bauxit và sản xuất Alumin". Theo tinh thần đó, ngày 01/11/2007 Thủ tướng chính phủ có quyết định số: 167/2007/QĐ-TTg chính thức phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Bauxit giai đoạn 2007-2015 có xét đến 2025. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa về quá trình thăm dò, khai thác Bauxit Tây Nguyên - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc được thể chế bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. TKV là người thừa hành.
 Cũng xin nói thêm rằng: Việc khai thác chế biến Bauxit ở vùng đất này không phải mới lạ mà từ năm 1976 ở ngay giữa thành phố Bảo Lộc đã có một xí nghiệp khai thác Bauxit trực thuộc Công ty hóa chất cơ bản miền Nam. Xí nghiệp có công suất 100.000 tấn/ năm để cung cấp Bauxit cho nhà máy hóa chất Tân Bình sản xuất phèn chua phục vụ cho việc xử lý nước của các nhà máy nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Hơn ba chục năm khai thác, chế biến Bauxit mà chưa hề có chuyện kêu ca, phàn nàn về ô nhiễm, về bùn đỏ,.. Có lẽ còn ẩn chứa một điều gì đó tế nhị và nhạy cảm hơn (?).
 Khảo sát, thăm dò, tìm kiếm để biết được nơi ẩn náu của Bauxit phải biết bao gian nan cực nhọc bởi  rừng núi hiểm trở, mưa rừng, gió núi, vắt xanh, vắt đỏ, sự thèm khát của thú rừng hoang dã, bệnh sốt rét,…nhưng khai thác chế biến thứ "vàng nâu" này lại chẳng đơn giản chút nào. Bao nhiêu nhọc nhằn lại trút lên vai những người thực thi nhiệm vụ. Nhân nói về vấn đề này tôi còn nhớ hôm đoàn chuẩn bị làm thủ tục ra máy bay ở sân bay Nội Bài không ít những cú điện thoại của bạn bè, người thân, người có chút hiểu biết về chuyện Bauxit Tây Nguyên…Tất cả đều nhắn nhủ: Tìm hiểu xem tại sao lại để cho đơn vị này xây dựng mà không phải đơn vị kia ? Người nước ngoài ở Tây Nguyên là những nước nào, số lượng lên đến bao nhiêu ? Sao lại cho người nước ngoài thuê đất để trồng rừng và khai thác chế biến sản phẩm từ rừng ? v..v.. và vân vân.
 Dư luận thật oái oăm lại thông qua nhiều kênh. Chính vì dư luận nên dự án khai thác Bauxit chế biến Alumin phải chậm lại nhiều năm, làm thiệt hại không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Và rồi nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Công an, Quốc phòng phải vào tận nơi xem xét và kết luận (trong đó có nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương – chuyên gia hàng đầu về vấn đề địa chất – khoáng sản). Về những dự kiện mà nhiều người quan tâm đến chúng tôi đặc biệt lưu ý, riêng: Việc người nước ngoài thuê đất trồng rừng, khai thác chế biến sản phẩm từ rừng - Không thuộc phạm trù mà các nhà văn đi thực tế lần này. Vấn đề này Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri của cả nước trước kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa XII đã đề cập cụ thể.
 Dự án khai thác Bauxit Tây Nguyên được khởi động từ năm 2000 do Tập đoàn than làm chủ đầu tư với thiết kế ban đầu xây dựng một nhà máy sản xuất  Alumin công suất 300.000 tấn/ năm và một nhà máy sản xuất nhôm 7000 tấn/ năm. Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn điện ở khu vực chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình điện phân sản xuất nhôm, với phương châm: "Than - Bauxit + Nhôm - Than" năm 2006 Chính phủ đã có quyết định sát nhập Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam vào Tập đoàn Than để thành lập: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm thỏa mãn các nhu cầu trên. Phương châm ấy mới nghe tưởng như chỉ là câu chữ, hời hợt nhưng đi sâu tìm hiểu kỹ mới thấy tính hữu hiệu của nó: Ngành than đang phát triển lợi nhuận thu được từ khai thác  than đầu tư cho khai thác Bauxit sản xuất Alumin, khi Alumin chiếm lĩnh được thị trường thì lợi nhuận từ Alumin lại đầu tư cho việc khai thác than hoặc nhập khẩu than.
 Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam ra đời, dự án khai thác Bauxit và sản xuất Alumin  được khởi động trở lại với quy mô lớn hơn. Ban quản lý dự án Bauxít - TKVcho biết giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ có nhà máy tuyển quặng Bauxit sản xuát Alumin với công suất 650.000tấn/năm do Công ty Bauxit Lâm Đồng quản lý. Công ty đóng trên địa bàn huyện Bảo Lâm khai thác mỏ Tân Rai. Trên địa bàn tỉnh ĐắcNông có Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ có công suất tương tự. Công ty có trụ sở và nhà máy đóng trên địa bàn xã Nhân Cơ, huyện Đak RLấp do tổng Công ty than Đông Bắc (Bộ quốc phòng) nắm giữ cổ phần lớn nhất.
 Dự án xây dựng nhà máy tuyển quặng Bauxit và sản xuất  Alumin Lâm Đồng được động thổ tháng 7 năm 2008, nhưng do Tây Nguyên bắt đàu mùa mưa và các điều kiện chuẩn bị nên tháng 11 năm 2008 mới bắt đầu quá trình thi công xây dựng. Để chọn đơn vị thi công xây dựng nhà máy, được Chính phủ cho phép, Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản tổ chức mời thầu Quốc tế với 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Mọi thủ tục đấu thầu chấp hành đúng quy định của Pháp luật đấu thầu Việt Nam và thông lệ quốc tế. Kết quả là nhà thầu Trung Quốc CHALIECO -Công ty trách nhiệm hữu hạn công trình Quốc tế Nhôm Trung Quốc ( tên tiếng Anh: Aluminum Coporation of China Limited) đã trúng thầu. Theo thư mời thầu thì nhà thầu phải đảm nhận từ khâu thiết kế, thi công xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị, vận hành thử và bàn giao công nghệ dưới sự giám sát chặt chẽ của chủ đầu tư. Đó là trách nhiệm của CHALIECO theo hợp đồng EPC số 01 TKV- CHALIECO  ngày 14 tháng 7 năm 2008. Giám sát thi công xây dựng ngoài ban quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư còn có viện thiết kế cơ khí và chuyên gia Úc. Như vậy quá trình thi công xây dựng được giám sát rất chặt chẽ, thể hiện sự nghiêm ngặt trong quá trình thi công xây dựng phòng ngừa sự cố khi vận hành sản xuất sau này. Trong buổi trao đổi và làm việc với Ban quản lý dự án, các Nhà văn đặc biệt quan tâm tới thiết bị lắp đặt cho nhà máy và được biết: Thiết bị đơn giản do Việt Nam chế tạo, các thiết bị khác nhập từ Mỹ, Australia, Pháp, Thụy Sĩ…..Có thể nói là đa quốc gia nhưng phải đảm bảo yêu cầu công nghệ sản xuất Alumin là công nghệ Bayer châu Mỹ với nhiệt độ 145 - 1500C (là công nghệ chung của thế giới). Tiến độ xây dựng nhà máy tuyển quặng sản xuất Alumin Tân Rai Lâm Đồng đang khẩn trương để đến 30 tháng 11 năm 2010 có thể vận hành thử để bàn giao cho phía Việt Nam quản lý. Tổng giá trị xây lắp đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2009 đạt gần 4300 tỷ VNĐ.
 Công ty Bauxit Lâm Đồng với mỏ Tân Rai là vậy, còn ở Nhân Cơ theo Phó giám đốc Công ty Nguyễn Phú Dương thì nhà máy tuyển quặng và sản xuất Alumin cũng có công suất là 650.000 tấn/ năm như ở Tân Rai. Lễ động thổ và khởi công xây dựng nhà máy đã được thực hiện nhưng phải cuối năm 2010 mới triển khai thi công xây dựng được vì Tây Nguyên vào mùa mưa. Khi chúng tôi đến Nhân Cơ, Công ty cổ phần này mới chỉ có một văn phòng làm việc tạm thời  bằng nhà lợp tôn, vách gỗ còn nhà máy mới chỉ là một bãi đất trống hơn 100 ha, với một mầu đất Bazan đỏ au.
 Vậy là đã rõ, sau khi xây dựng xong nhà máy đơn vị thi công ( nhà thầu ) vận hành thử rồi bàn giao cho chủ đầu tư để tiến hành sản xuất. Chuẩn bị cho lộ trình này, Công ty Bauxit Lâm Đồng đã chủ động phối hợp với Trưởng Cao đẳng nghề Việt Bắc liên kết với phân hiệu Tây Nguyên để đào tạo công nhân. Hiện tại Công ty đã gửi đào tạo hơn 800 người là con em các dân tộc địa phương học nghề tại Phân viện, đáp ứng nhu cầu khi Nhà máy vào sản xuất. Kinh phí đào tạo do Công ty cung cấp, trung bình sấp xỉ 1,2 triệu đồng cho 1 học viên. Việc đào tạo vẫn đang tiếp tục cho cả dự án Nhà máy tuyển quặng và sản xuất Alumin Nhân Cơ. Công ty này đang có 300 học sinh gửi đào tạo tại phân viện Tây nguyên của trường Cao đẳng nghề Việt bắc – TKV.
 Dư luận có ý kiến cho rằng sau khi nhà máy sản xuất Alumin đi vào hoạt động thì vắt kiệt hết nguồn nước trên Cao nguyên này! Không đơn giản thế, nhà đầu tư đã lường trước mọi vấn đề để giải quyết các mối quan hệ. Trên địa bàn huyện Bảo Lâm, nơi có nhà máy tuyển quặng Bauxit sản xuất Alumin  ngoài hồ tự nhiên Tân Rai, Công ty còn đầu tư xây dựng một hồ nước nhân tạo Cai Bảng kinh phí xây dựng hơn một trăm tỷ VNĐ với dung tích hồ gần 18 triệu mét khối nước. Lượng nước này chỉ đề dùng cho quá trình tuyển quặng hơn 16 triệu mét khối, lượng nước còn lại  phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân địa phương. Hồ Cai Bảng còn tạo thêm môi trường sinh thái cho vùng đất này. Ở Nhân Cơ cũng có hồ nước được đầu tư xây dựng đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và môi trường sinh thái cho vùng đất trên địa bàn.
 Vấn đề di rời dân tái định cư được dư luận đặc biệt quan tâm. Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi được biết: ở tổ hợp sản xuất Alumin Tân Rai Lâm Đồng phải di dời giai đoạn I là 730 hộ và ở tổ hợp Alumin Nhân Cơ là 468 hộ. Số liệu thực tế là vậy nhưng nhu cầu tái định cư lại rất ít. Đa phần người dân sau khi nhận tiền đền bù họ vể ở nơi nương rẫy khác không đến khu tái định cư. ở Tân Rai Bảo Lâm - Lâm Đồng hiện chỉ có 42 hộ đến khu tái định cư. Mỗi căn hộ được Công ty đầu tư xây dựng khép kín trị giá 87 triệu đồng. Ở Nhân Cơ Đak Nông theo báo cáo của chủ đầu tư thì trong tổng số 468 hộ mà dự án lâý đất thì số hộ di dời là 58 hộ nhưng nhu cầu tái định cư chỉ có 20 hộ. Chủ đầu tư đã chi tiền đền bù hơn 92 tỷ VNĐ. Sau hôm làm việc với đồng chí Nguyễn Bá Dậu trưởng Ban dân vận huyện ủy Bảo Lâm và cuộc gặp gỡ với Già làng Điểu Sơn ở bon Bù Dớp xã Nhân Cơ trong lòng chúng tôi mới nhẹ đi nỗi suy tư. Qua hai con người, hai nhân vật, hai lĩnh vực, những sự giãi bầy của họ mới thực tế làm sao. Già làng Điều Sơn năm nay 82 tuổi thủ thỉ với Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn: cả xã mình chỉ có mấy trăm hộ trong diện nhà máy lấy đất nhưng chỉ có mấy chục hộ phải di dời đến khu tái định cư. Ai cũng được chính phủ đền bù, đền bù cao lắm, có người mấy trăm triệu, người nhiều đất được đền bù tiền lên đến bạc tỷ. Mấy hộ phải đến khu tái định cư lấy tiền rồi họ lại về nương rẵy khác làm nhà ở, không vào khu tái định cư, ở đó không quen. Trưởng Ban dân vận huyện Bảo Lâm lại tâm sự: không có dự án Bauxit dân Bảo Lâm mà cụ thể là nhân dân Tân Rai này còn vất vả lắm. Nói là mấy trăm hộ dân bị lấy đất nhưng chỉ hơn bốn chục hộ đến khu tái định cư. Nhà nào cũng nhiều đất, đất này bị lấy để làm Nhà máy nhận tiền đền bù xong họ về ở nơi  đất chưa bị lấy. Tôi cũng được Nhà máy lấy gần 1 ha và nhận một khoản tiền đền bù kha khá. Nhà nhiều đất được đền bù hàng tỷ đồng, vị trí đặc địa còn hơn nhiều. Sướng lắm! Đất ở đây chỗ nào có quặng Bauxit thì cà phê, điều, hồ tiêu và các cây khác không phát triển được, năng xuất thấp. Sau khi nhà máy khai thác quặng lại lấp đất mầu trở lại sẽ canh tác tốt hơn như xí nghiệp khai thác Bauxit Lâm đồng đã làm.
 Khi làm việc với Ban quản lý dự án, các Nhà văn, Nhà thơ trong đoàn đều quan tâm tới vấn đề bùn đỏ. Nghe dư luận thì vấn đề bùn đỏ là quá khủng khiếp. Trực tiếp nghe Ban quản lý dự án trình bày ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Bùn đỏ là gì ? ( Xin được nói qua giai đoạn đầu của quá trình sản xuất Alumin; Bauxit hòa tan với dung dịch Kiềm NaOH, các tinh thể Al2O3 trong dạng NaAlO2 được tách ra khỏi cặn gọi là bùn đỏ. Bùn đỏ chủ yếu là các chất Oxit sắt, Oxit Titan, Oxit Silic và một phần xút còn lại NaOH) để giải quyết vấn đề Bùn đỏ dự án Tân Rai đầu tư xây dựng một hồ chứa bùn giai đoạn đầu với dung tích chứa đủ đảm bảo cho quá trình khai thác và sản xuất. Qui trình kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ được xây dựng với kỹ thuật nghiêm ngặt, độ thấm đạt yêu cầu: 10- 12 cm/ giây. Hồ chưa bùn đỏ thiết kế một trạm bơm nước mặt để xứ lý khi nước trong hồ vượt cao trình cho phép.
 Dự án Nhân Cơ thì hồ chứa bùn đỏ được xây dựng trong một thung lũng mà các bề đều là đồi cao, cũng có trạm bơn xử lý nước thừa.
 Như vậy có thể khảng định là sẽ không có và không bao giờ có "Con Sông bùn đỏ" mà dư luận lên tiếng.
 Chúng tôi cũng được biết bộ môn khoa học tự nhiên Trường Đại học Đà Lạt đang nghiên cứu tìm chất Phụ gia để kết hợp với Bùn đỏ tạo nguyên liệu sản xuất ra một loại vật liệu xây dựng có cường độ cao.
 Điều quan tâm nhiều hơn của đoàn là vấn đề người nước ngoài. Sau khi làm việc với Ban quản lý dự án Bauxit Tây Nguyên chúng tôi được biết hiện ở Lâm Đồng chỉ có cán bộ, nhân viên và công nhân kỹ thuật của Công ty CHALIECO đang làm việc và một số chuyên gia giám sát người Australia với tổng số lúc cao nhất 743 người ( trong đó 200 người là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư xây dựng số còn lại là công nhân kỹ thuật lắp đặt thiết bị ). Họ đều có giấy phép của cơ quan chức năng Việt Nam vào làm việc theo hợp đồng. Thi công xong nhà máy Tân Rai, cán bộ công nhân của công ty CHALIECO chuyển sang thi công nhà máy ở Nhân Cơ. Mọi công dân nước ngoài mang hộ chiếu du lịch đều không được phép làm việc tai khu công nghiệp này.
 Cũng qua câu chuyện với Ban quản lý dự án, với nhân dân địa phương có thể khảng định rằng không có chuyện người nước ngoài sinh con đẻ cái ở đây. Những việc xích mích thường nhật có xảy ra nhưng là chuỵên vặt khi giao dịch mua bán thực phẩm...
 Câu chuyện thức tỉnh tiềm năng Bauxit Tây Nguyên còn đó, hai nhà máy, hai công trình đã , đang và sẽ sản xuất những tấn Alumin và trong tương lai khi đủ điều kiện chúng ta cũng phải xây dựng nhà máy luyện nhôm, không chỉ sản xuất Alumin rồi xuất khẩu thô như hiện nay để góp phần làm giàu cho Tây Nguyên, cho đất nước. Cũng sẽ còn đó những quan điểm, những cách nhìn nhận chưa đồng nhất, công tác tuyên truyền, quảng bá càng cần thiết hơn nhiều. Cảnh giác, lo toan cho vận mệnh đất nước của mọi công dân là rất đáng trân trọng, đáng tôn vinh nhưng đừng vì thế mà thái quá dễ làm hư hỏng và tổn hại đến đại sự.
Lê Phan Nghị
Hội văn học nghệ thuật tỉnh Phú Thọ