Hôm nay vào trannhuong.com đọc bài "Đừng thơm như thế nữa"
của Phạm Thành.Thấy trùng với ý nghĩ mà tôi đã nghĩ từ
lâu và viết ra của mình cách đây hai năm. Nay có người
bàn đến tôi xin gửi ý kiến của tôi để các nhà văn
chuyên nghiệp xem sao nhé .Câu thơ
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Chỉ một câu này thôi không biết đã mất bao giấy, mực,
thời lượng phát sóng của nhiều lãnh đạo các cấp, của
nhiều nhà bình luận, phê bình…chuyên nghiệp. Tất cả
đều nói: "Câu thơ trên ca ngợi vẻ đẹp thanh lịch của
người Hà Nội, hay là “ca ngợi lòng tự hào của người
Hà Nội.”
Là một người mới biết đọc chứ chưa biết
viết nhưng biết nghĩ nên tôi thấy cần phải nói
ra ý nghĩ của mình nhất là trong dịp kỷ niệm
1000 năm Thăng Long Hà Nội sắp đến
Tôi có mấy ý kiến sau:
A./ Câu trên mà nói là ca ngợi vẻ thanh lịch, lòng tự hào
của người Hà Nội là sai. Câu này toát lên ý kiêu căng
hợm hĩnh của người Hà Nội. Không khác gì câu: "Giàu có
nhà quê cũng không bằng ngồi lê Hà Nội” hay v.v.
B./ Câu này nếu coi là “lời khuyên” cũng sai nốt. Nếu
là lời khuyên thử ghép với một số từ ngữ sau xem có
hợp không: Sau câu đó : nên anh, chị phải thế này thế
khác cho xứng…cũng không ổn.
C./ Giá như:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
* Dẫu không làm lớn (lãnh đạo) cũng người Tràng An
b.- Là lời khuyên: * Phải sống thanh lịch xứng người
Tràng An
* Phải sống liêm khiết xứng người Tràng An
c.- Công nhận: * Làm Quan liêm chính mới là người
Tràng An
* Thương con yêu vợ là người Tràng An
Và v..v… nhiều, nhiều lắm
”Lời quê chắp nhặt rông dài
Lãnh đạo, chuyên nghiệp có hài lòng không?”
Hải Phan Thanh