Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI
 Mai An Nguyễn Anh Tuấn
 
“Chính khí Hồng Lam” là ý trong thơ chữ Hán của Đại thi hào Nguyễn Du - người con vĩ đại của vùng đất An Tĩnh. Học giả Pháp Hippolyte Le Breton từng viết tác phẩm địa chí "An Tĩnh cổ lục" - nguyên tác tiếng Pháp là "Le vieux An Tinh" (Ghi chép lại những chuyện xưa ở vùng Nghệ An - Hà Tĩnh). Nhà bác học Phan Huy Chú cũng đã viết về vùng An Tĩnh này như sau: “Núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Người thì thuận hòa mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quý của lạ. Những vị thần ở núi ở biển phần nhiều có tiếng linh thiêng. Được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều nhiều bậc danh hiền… Thực là nơi hiểm yếu, như thành đồng ao nóng của nước ta và là then chốt của các triều đại…” (Lịch triều hiến chương loại chí). Nho tướng Nguyễn Xuân Ôn trong “Hồng ngư hoài cổ” cũng đã thốt lên về chính khí của vùng đất này: “Non nước châu Hoan đẹp tuyệt vời/ Nêu gương trung nghĩa biết bao người” (Nguyễn Đức Vân & Hà Văn Đại dịch từ chữ Hán)…
Xem tiếp

Trần Thanh CảnhNhà văn Trần Thanh Cảnh: Sẽ viết tiếp câu chuyện về làng Ngọc


Thật ra thì mọi người công dân đúng nghĩa đều cần có tự do. Chẳng thế mà tại Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, nhắc đến TỰ DO như một quyền cơ bản, chỉ sau quyền sống.

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng vậy, nhấn mạnh TỰ DO- BÌNH ĐẲNG- BÁC ÁI!

Tại Việt Nam, trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, cụ Hồ Chí Minh đã dẫn nguyên văn Tuyên ngôn nước Mỹ về quyền sống, TỰ DO, mưu cầu hạnh phúc…

Có thể nói TỰ DO, là quyền cơ bản nhất của con người- quyền con người: NHÂN QUYỀN, sau quyền sống mà đấng tối cao đã trao cho.

Trên thực tế, mỗi tầng lớp trong xã hội lại có những ưu tiên về sự quan tâm đến quyền con người khác nhau trong đời sống xã hội. Tầng lớp tiểu thị dân, như người ta đúc kết chỉ cần có “bánh mì và gánh xiếc rong” là đủ! Tầng lớp nông dân chỉ cần có “mảnh ruộng của riêng mình… Nhưng với giới trí thức, nghệ sĩ sáng tạo họ cần nhiều hơn thế! Họ cần TỰ DO: Tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do sáng tạo… Tự do với họ như ô xi để thở! Không có tự do sẽ không có sáng tạo, đó là một chân lý vĩnh hằng!

Xem tiếp

 Hữu ThỉnhNhà văn Dương Duy Ngữ: Đắm đuối cùng "mỏ đá quý lộ thiên" - Báo Công an  Nhân dân điện tử
 
Đây là quà tôi đã dành từ lâu để tặng bác giúp tôi hoàn thành kế hoạch. Hoa Mặc lan hiếm lắm đấy. Lá nó bình thường, hoa của nó thì từ cuống đến cánh hoa toàn một màu đen, nó muốn giấu mình đi, nó là thứ hoa của các nhà nho, hoa của sự khiêm nhường.

Mùa đông năm 1976, cánh viết trẻ chúng tôi từ các Quân đoàn, Quân khu, Quân binh chủng được Tổng cục Chính trị gọi về Hà Nội cho đi học văn hóa theo hệ tập trung. Nơi ở đầu tiên là một khu doanh trại tranh tre lá nứa dựng sát bờ sông Tô Lịch thuộc xã Trung Hòa, gần Ngã Tư Sở. Lục tục người trước người sau, khi hội quân đông đủ, chưa kịp vui trọn niềm vui sum họp đầu tiên thì nhận tin buồn: Cháu gái đầu lòng của anh Dương Duy Ngữ mất đột ngột trong một trận hỏa hoạn. Anh em xúm lại bàn, cách gì cũng phải về ngay với anh Ngữ và gia đình. Đơn vị mới thành lập, còn thiếu thốn nhiều thứ, không có ô tô đi tập thể thì cử đại diện vậy. Không phải đợi phân công gì cả, Chu Lai về phòng lôi gấp chiếc Honda ra, Đình Kính lấy mũ quàng khăn bám sau liền. Tôi có chiếc Goebel cũ kỹ anh em vẫn gọi là con cào cào cũng bắt đầu nổ máy cặp đôi với Khuất Quang Thụy. Anh Nhuận, đại úy, đại đội trưởng tiễn chúng tôi ở cổng doanh trại, bảo, nhớ quê anh Ngữ ở xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai nhé. Tọa độ ngắn gọn có thế thôi. Cả bốn anh em chưa ai về quê anh Ngữ lần nào. Chu Lai hãnh diện: Yên trí, đại đội trưởng trinh sát đặc công đây.

Từ xã Trung Hòa, theo đường Láng, chúng tôi phóng lên mạn Cầu Giấy rồi theo đường 32 lên Đan Phượng. Mưa mỗi lúc mỗi to. Phong phanh áo lính cậy sức trẻ, bây giờ mưa nó quất cho. Ướt rượt, tím tái mặt mày. Đến đoạn cầu Phùng, rẽ vào con đường đất, trơn quá, chiếc xe của tôi bay xuống mặt ruộng ngô mới thu hoạch. Tôi và Khuất Quang Thụy bị hất tung mỗi đứa một nơi. Choáng váng mất một lúc, lóp ngóp bò dậy. May đất ruộng ướt nhão đỡ cho. Cũng giống như chúng tôi, chiếc xe máy bê bết bùn đất, nhưng lạ quá sao máy vẫn nổ

Xem tiếp

Hoàng Bích NgaKẺ SĨ TRƯỚC THỜI CUỘC - Hoàng Quốc Hải – NXB Phụ Nữ Việt Nam (bìa mềm) -  BINHBANBOOK

 
Tôi đã được nhà văn Hoàng Quốc Hải tặng cuốn sách Kẻ sĩ trước thời cuộc. Những tác phẩm ông viết đã mở mang tầm hiểu biết về lịch sử, xã hội và con người cho tôi. Vốn biết tôi thích đọc sách và cũng hiểu biết về giá trị, nội dung của những sách lựa chọn để đọc nên nhà văn mới tặng sách cho tôi.

Tôi đã đọc nhiều cuốn sách viết về các văn nhân, nghệ sỹ, những trí thức , chí sỹ, quốc sĩ …yêu nước nên cũng có sự hiểu biết về họ để ngưỡng mộ, tin yêu những tài năng cốt cách của họ. Khi đọc tác phẩm của ông Hoàng Quốc Hải tôi lại càng hiểu sâu sắc hơn về con người, phẩm hạnh và lòng dũng cảm của Kẻ sĩ.

Trước hết tôi đề cập tới các bài viết về văn nghệ sĩ của ông, có bài viết rất kỹ, rất dài, nhưng có bài chỉ vài nét chấm phá mà cốt cách, tài năng văn chương của họ vẫn đủ đầy và thú vị.

“Những trang văn những trang đời” trong tác phẩm Kẻ sĩ trước thời cuộc, ông viết về văn nghệ sĩ, những người ông yêu quí đã chọn lọc để viết.

Xem tiếp


"Nhân kỷ niệm lần thứ 48 ngày 30/4/1975 thủ đô VNCH thất thủ", Lưỡng viện tiểu bang HAWAII đã ra tuyên bố công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, nêu rõ năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo này của Việt Nam làm 74 chiến sỹ VN hy sinh. Đây là văn bản đầu tiên trên thế giới công nhận quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam một cách rõ ràng, rành mạch.

Nguyên văn tuyên bố này tạm dịch như sau:

" KỶ NIỆM 50 NĂM XÂM CHIẾM HOÀNG SA"

Tiểu bang Lưỡng viện HAWAII trong cuộc họp lần thứ 32 đã ra bản ghi nhận Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ 19 và đang kiểm soát nơi này thì bị nước CHND Trung Hoa xâm lược vào ngày 19/1/1974 khiến 74 chiến sĩ người Việt Nam hi sinh.Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, cần được giải quyết bằng hình thức ôn hòa bởi các quốc gia thành viên.

Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã nhận định hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt tuyên bố bất hợp Pháp ở biển Đông, phá hoại Hòa Bình trong khu vực..."

Xem tiếp

Trần Tiến Dũng

28-5-2023

 

Trần Anh Hùng (trái) và Phạm Thiện Ân. Ảnh: GETTY IMAGES

Trước tiên xin chúc mừng hai nghệ sĩ Trần Anh Hùng và Phạm Thiện Ân đã nhận được hai giải thưởng danh giá tại LHP Cannes 2023. Cũng cần chúc mừng lần nữa đến nhà văn Dương Thu Hương đoạt giải Cino Del Duca 2023, và tượng vàng Oscar 2023 Quan Kế Huy, cũng như các nhà văn nghệ sĩ nhận được các phần thưởng cao quý khác những năm trước.

Từ cách nhìn cá nhân, tôi cho là các nghệ sĩ gốc Việt thuộc thế hệ sau biến cố 1975 đã hiển hiện phẩm chất tài năng ở tầm thế giới văn minh, trong đó cái phần hồn gốc cội Việt từ xuất xứ đã tìm được, ngôn ngữ nghệ thuật để nói cùng nhịp sống với các giá trị văn hóa-văn minh của nhân loại.

Vì sao các phần hồn Việt lưu vong, di dân, biệt xứ… bị chối bỏ hoặc tự từ bỏ chỉ còn trơ gốc, không cành nhánh lá , hoa, trái đó lại cô đọng, tinh lọc nên phẩm giá, phẩm chất, tài năng nghệ thuật đạt đến đỉnh cao nhất?

Xem tiếp
Chốn Vắng by Dương Thu Hương | Goodreads
  Lão Tạ
 
 
 
Từ hơn mười năm trước, qua một người Pháp gốc Việt, tôi đã được nghe kể về tiểu thuyết “Chốn vắng”.
 
 Theo người kể lại thì đó là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Dương Thu Hương. Sau đó có vài người quen khác đã đọc cuốn tiểu thuyết này, cũng đều có cùng quan điểm như bà người Pháp gốc Việt kia.
Tôi và chị Hương có một vài kỉ niệm đẹp, mà tôi đã kể ở đâu đó. Từ khi chị chuyển sang tị nạn tại Pháp, mặc dù có thể chị không còn nhớ tôi, nhưng tôi vẫn thường xuyên cập nhật thông tin ít ỏi về chị khi có cơ hội. Vài lần bạn bè văn chương rôm rả bàn về giải Nobel và nhắc đến người nọ người kia, tôi đều khẳng định, nếu có nhà văn Việt Nam nào hiện nay nhiều cơ hội nhận giải Nobel nhất, thì đó là Dương Thu Hương (chị Hương vẫn giữ quốc tịch Việt Nam). Chỉ một mình Dương Thu Hương.
Khi đó tôi chưa đọc “Chốn vắng”.
Xem tiếp

 Kim Chuông

 
Vâng. Bút Ngữ. Ông là một nhà văn. Người đẹp của một thời, mà trên đời này, rồi sẽ còn mấy ai, như thế ?

Từ những năm chiến tranh chống Mỹ đang là Tổng Biên tập tờ báo, của tỉnh Đảng bộ Thái Bình, Bút Ngữ được cử, đóng vai trò “thủ lĩnh”, nhóm những người sáng lập Hội Văn học Nghệ thuật.

Vừa bước vào tuổi bốn mươi, Bút Ngữ trẻ, đẹp. Mặt vuông. chữ điền. Nước da trắng hồng. Người lành đến dịu mát.

Những ngày đất nước đang chiến tranh ác liệt, đi lại khó khăn. Xe không. Đường xa. Bom đạn địch bất thường. Bút Ngữ khi một mình. Khi đôi ba người, vai đeo túi vải, khi guồng xe đạp, lúc nhảy xe đò mải mê về các vùng để tìm người lập Hội.

Những người viết Thái Bình có tên thời ấy lần lượt được Bút Ngữ mời về cộng sự. Bùi Công Bính từ Việt Bắc. Nguyễn Khoa Đăng ở một trường Vũ Thư. Võ Bá Cường ở huyện đảo Cẩm Phả. Đức Hậu đào than ở mỏ. Kim Chuông từ Báo Quân khu Tả ngạn về. Sau nữa, Hà Văn Thuỳ, Lê Bính rồi nhà thơ Hoàng Tố Nguyên, quê Gò Me, Nam bộ được anh Ngữ đón về từ Phòng văn nghệ của Ty Văn hóa Hà Tây…

Xem tiếp
Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
Profile Visitor Map - Click to view visits
Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)