Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
NGƯỜI HẾT LÒNG VÌ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN THỊ LỘ
Trần Vân Hạc
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010 3:50 PM
Là người Việt Nam chân chính, ai cũng yêu kính các danh nhân văn hóa của dân tộc
, bởi đó là một trong những hành động thiết thực hướng về cội nguồn, để rồi sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với chính mình và quê hương đất nước. Song khó có ai có thể so sánh với nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, “người suốt đời cầm đuốc soi vào quá khứ, xây đền, dựng tượng, tôn vinh danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và Lễ Nghi Học Sỹ Nguyễn Thị Lộ”.
Ngay từ khi còn dạy học ở Tây Bắc, những buổi đưa học sinh đi ngoại khóa, mỗi khi kể lại thảm án Lệ Chi Viên, trái tim ông lại nhói đau, trăn trở trước nghi án đen tối cả lịch sử Việt Nam, để rồi ông cứ ấp ủ một khát khao phải huy động mọi lực lượng trong xã hội, nghiên cứu, trả lại chân giá trị cho người anh hùng dân tộc. Đặc biệt năm 1980 khi Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, thì ý tưởng thành lập: “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ” và tổ chức những hoạt động thiết thực làm sáng tỏ nghi án gần 600 năm qua ngày càng rõ nét.
Lịch sử Việt Nam không bao giờ quên ngày 16.8 năm 1442 Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cùng ba họ bị xử trảm. Cái ngày mà nhìn lại vụ án Lệ Chi Viên, thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh thời đã thốt lên : “Tội ác này lá rừng Việt không đủ để ghi, vết nhơ đó nước biển Đông không đủ để rửa”.
Hai mươi năm sau Vua Lê Thánh Tông đã giải oan cho Nguyễn Trãi, khẳng định Nguyễn Thị Lộ không có tội, nhưng những quan lại, những nhà nho xu nịnh và hủ lậu đã không đủ can đảm nhìn vào sự thật. Không ai dám lên tiếng tố cáo Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ bị giết bởi “lưỡi dao oan nghiệt của cái triều đình hèn hạ và ngu muội do chính Nguyễn Trãi đã chiến đấu hơn mười năm gian khổ để góp phần xây dựng nên” – (Trần Huy Liệu).
Với Nguyễn Thị Lộ, họ sớm quên rằng chính “Bà đã soạn thảo và cho chấn chỉnh nhiều phong tục từ trong cung cho đến ngoài triều… xin chỉ dụ của Vua để mở mang học vấn dân tộc, khuyến khích phụ nữ học chữ thánh hiền” (Nữ sỹ Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền); còn Giáo sư Vũ Khiêu nhấn mạnh: “Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ đã dâng trọn cuộc đời cho sự bền vững của vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Đại Việt” ( Lễ Nghi Học sỹ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên – Nhà xuất bản văn hóa Thông tin, năm 2004).
Sử thần Vũ Quỳnh (1452 – 1516) khen: “Thị Lộ đã cảm hóa được Lê Thái Tông, thuyết phục Vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp Vua nhiều ý kiến để sửa trị nước. Cậu bé bất trị nay đổi thành một “Minh Quân” khác hẳn trước. Cụ Nguyễn Thị Lộ được ví như một Tinh Đẩu lộng lẫy sánh bên ngôi Sao Khuê lấp lánh Ức Trai Nguyễn Trãi. Hai vì tinh tú luôn toả ánh rạng ngời, tô điểm suốt khung trời Việt Nam đến muôn thuở. Sử gia Ngô Sỹ Liên chỉ dám ghi vào Quốc sử: “Mọi người đều nói Nguyễn Thị Lộ giết Vua”. Song nhân dân làng Khuyến Lương – Thanh Trì – Hà Nội âm thầm dựng đền Đức Bà cúng lễ ngày rằm và cúng ngày giỗ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ vào 16.8 âm lịch hàng năm.
Thế rồi hơn 500 năm sau, nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, như được sự ủy thác của tiền nhân, một mình chắt chiu từng đồng lương hưu, không quản bệnh tật, đi vận động các nhà khoa học tổ chức một cuộc hội thảo lớn vào năm 2002 tại xã Trần Phú, Khuyến Lương, Hà Nội, do giáo sư Vũ Khiêu và tổng thư ký hội sử học Việt Nam Dương Trung Quốc đồng chủ tọa, thu hút rất nhiều nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam. Những tiếng nói tự đáy lòng của những người chân chính đầy tâm huyết với danh nhân văn hóa của dân tộc vang lên, trả lại chân giá trị cho những người con của dân tộc Trung hiếu tiết nghĩa. Sau đó (2004) cuốn sách: “Lễ Nghi Học Sỹ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên” được xuất bản đã tôn vinh Nguyễn Thị Lộ: “Một nữ sỹ tài hoa, một nhà giáo nữ sớm nhất được biết tên, văn chương phẩm hạnh tuyệt vời, người bạn đời tâm đầu ý hợp của danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Hơn thế nữa bà đã cùng chồng cứu sống mẹ con hoàng phi Ngô Thị Ngọc Dao và hoàng tử Tư Thành, bảo vệ cho đất nước một minh quân lỗi lạc của văn hóa Đại Việt: Hoàng đế Lê Thánh Tông”.
Cho đến hôm nay, cái tâm của nhà giáo Hoàng Đạo Chúc đã truyền cho biết bao người, để rồi bằng công đức của “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ”, ba ngôi đền thờ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đã được dựng lên ở Tân Lễ – Thái Bình, Lệ Chi Viên – Bắc Ninh, Khuyến Lương – Hà Nội, trong đó tượng Đức Bà Nguyễn Thị Lộ bằng đồng cao 2,71m đã được dựng ở Tân Lễ – Ngay chính quê hương của Đức Bà, làm nức lòng những người yêu kính Nguyễn Thị Lộ Và Nguyễn Trãi. Tượng Đức Bà với dung nhan cao quí, nhưng gần gũi nhân từ như những người nông dân một nắng hai sương, tần tảo, bao dung vì gia đình, vì quê hương đất nước, song vẫn toát lên thần thái của một bậc văn tài, tâm đức tỏa sáng như trăng thu vằng vặc. Và sáng ngày 15.9.2010 tại thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng tổ chức đón nhận “Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố”, sự kiện to lớn này làm nức lòng những người yêu kính danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và Lễ Nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ.
Những ngày này nhà giáo Hoàng Đạo Chúc làm việc không biết mệt mỏi, quên cả tuổi tác, bệnh tật vận động các cơ quan, ban, ngành có trách nhiệm cùng các nhà hảo tâm cố gắng hoàn thành khu tưởng niệm Lệ Chi Viên cho xứng với tầm vóc lịch sử, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây không chỉ là khu tưởng niệm, mà còn là khu du lịch sinh thái, là nơi mà mỗi khi thăm viếng, mỗi người đều thấm hơn công sức, máu xương của những người anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì non sông đất nước. Mà một trong những ý tưởng ấy được gửi gắm qua biểu tượng “Giọt lệ Lệ Chi Viên” bằng đá hoa cương, đấy là giọt lệ của nhân dân xót thương cho nỗi oan khiên dậy cả đất trời của những người con Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa, đồng thời đó còn là Trái tim nhân ái của người anh hùng dân tộc còn mãi với thời gian, như luôn nhắc nhở chúng ta phải biết sống, biết yêu thương, biết tha thứ khoan dung, nhân ái. Bởi những người anh hùng của dân tộc ấy không bao giờ khóc cho riêng mình, mà khóc bằng dòng máu thắm hồng cho nỗi khổ đau của muôn dân trong hành trình nhân thế.
Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc sinh năm 1934, trong người mang nhiều trọng bệnh, nhưng khi nói về các danh nhân văn hóa, đặc biệt về Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, trong ánh mắt của ông như ngời lên ngọn lửa, ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, ngọn lửa của lòng kính yêu và biết ơn với những người anh hùng dân tộc đã không tiếc máu xương vì non sông đất nước. Chính ngọn lửa tình yêu ấy đã tiếp sức cho ông cùng “Hội những người yêu kính Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi” trong hành trình “cầm đuốc soi vào quá khứ”, xé toang màn đêm hắc ám, trả lại chân giá trị cho những người con ưu tú của dân tộc một thời bị những thế lực đen tối vùi dập, hãm hại.
Trần Vân Hạc
Các tin khác
LỄ HỘI CÔN SƠN KIẾP BẠC NHÂN NGÀY GIỖ ĐỨC THÁNH TRẦN
THU EM
ĐOÀN MINH TUẤN, NHÀ VĂN THỦY CHUNG VỚI HÀ NỘI
CHÙM THƠ THÁI HIỀN
NHỮNG THẰNG BỜM ĐƯƠNG ĐẠI
TRI ÂN TRÍ SĨ YÊU NƯỚC NGUYỄN KHẮC NHU
BÀN LẠI VỀ CÂU CA "CHẲNG THƠM CŨNG THỂ..."
CÔNG ĐOÀN LÀ GÌ ?
GÓP BÀN VỀ CÂU "CHẲNG THƠM..."
CHÙM THƠ HÀ NỘI – THĂNG LONG
NHÀ VĂN SƠN TÙNG KHÔNG ĐẦU HÀNG BỆNH HIỂM
CHUYỆN KHÔNG NHỎ ..NHƯ CON THỎ ĐÂU (5)
NỖI BUỒN CA… RAO
HÀ NỘI CỦA TÔI
DỪNG LẠI THÌ HƠN CẢ
HÀ NỘI ANH VỀ
NGHE TIẾNG CUỐC KÊU
TÔI RẤT VUI SƯỚNG KHI THƯỞNG NGOẠN TÁC PHẨM CỦA DƯƠNG THUẤN
CÓ MỘT NGƯỜI TỪ CHỨC MÀ LẶNG LẼ NHƯ KHÔNG
CHÙM THƠ CỦA BÙI THỊ SƠN
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)