Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI
 Thầy Pháp Hòa
 
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hóa, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
 
 Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Thēravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:
1) Tôn giáo:
Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác...
2) Tín ngưỡng:
Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.
Xem tiếp
 
 Tạ Duy AnhCó thể là hình ảnh về 2 người
 
Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới...thì ai hầu như cũng đã biết qua. Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để "chỉ đường" cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.
  Đây là lần thứ 2 tôi đến Đài Loan. Lần trước chỉ loanh quanh Đài Bắc và Đài Trung, hai thành phố phát triển nhất. Lần này đến thẳng Đài Nam, thành phố được xem là "nghèo" nhất nước.
Tuy nhiên ấn tượng từ 6 năm trước, về một đất nước Đài Loan thanh bình, bao dung, an toàn, sạch sẽ, người dân tốt bụng, hạnh phúc thì vẫn không thay đổi.
 
Ảnh: Tạ Duy Anh và trợ lý TT Đài Loan 
Xem tiếp
Tô HoàngCó thể là hình ảnh về 1 người

 

 
Trên chuyến bay Zeta từ Sydney về Việt Nam, tôi tình cờ được gặp và trò chuyện với anh T.-một Việt kiều qua Úc định cư từ những năm 1975- 1976. Anh về nước lần này khg phải là lần đầu. Tiếc rằng tôi khg kịp ghi lại hình ảnh và số di động của anh. Câu chuyện tâm sự đứt nối của anh T trên máy bay bỗng

gợi trong tôi những cảm xúc ấm áp và niềm tin về một ngày hòa nhập thực sự giữa " bên thắng cuộc" và " bên thua cuộc"..

Anh T. kể:

- Trong các thời kỳ ở Sài gòn trước ngày 30 tháng Tư năm 1975, thịnh vượng, huy hoàng, đáng nhớ nhất là trào ông Ngô Đình Diệm. Ông này là chính khách có học, từng bôn ba nước ngoài, khg làm chính trị để làm giàu, để vinh hoa phú quý cho riêng mình, gia đình mình.Thời đó, VNCH vượt trội hơn hẳn các nước châu Á, Đông Nam Á, kể cả Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan. Chỉ thua Nhật Bản, Singapore.Ông Diệm có cái tâm vì người Việt, vì đất Việt.

 
Ảnh: Nhà văn Tô Hoàng ở Sydney
Xem tiếp

Đặng Văn Sinh


Trong "Án Tử Xuân Thu", có kể chuyện thời Chiến Quốc, Án Anh (tự Bình Trọng) đi sứ nước Sở. Sở vương nghe nói Án Tử là một người lùn, bèn ra lệnh làm một cửa nhỏ bên cổng lớn để hạ nhục ông.

Nhìn thấy cái cổng như lỗ chó chui, Án Tử dừng bước bảo viên quan sở tại:

- Chỉ người đi sứ nước chó mới qua cửa chó mà vào. Ta là đại thần nước Tề chịu mệnh vua thì phải đàng hoàng bước qua cửa lớn.

Viên quan nước Sở đuối lý đành để cho ông qua cửa lớn vào cung điện. Lúc yết kiến Sở vương, nhà vua làm ra vẻ ngạc nhiên hỏi:

- Nước Tề không còn người sao?

Án Tử trả lời:

- Quốc đô nước Tề có trên ngàn hộ gia đình, một lệnh truyền ra, người người đồng loạt nhấc tay áo lên thì mát mẻ, che lấp mặt trời; vẩy mồ hôi, thì giống như mưa rơi. Vai sát liền vai, chân dựa vào chân, người đông như nêm, ở khắp nơi, sao lại bảo nói là không có người?

Xem tiếp
 Đặng Tiến
 Vạch trần sự xuyên tạc ‘mất Gạc Ma do lệnh không được nổ súng’
 
 
 
 
 
Ngày mười bốn tháng Ba
Với bạn, với tôi, với tất cả chúng ta
Không thể là một ngày bình thường
Không thể là một ngày của những cuộc vui cà phê, bia bọt, rượu chè, quán xá
Không thể và không thể...
Ngày mười bốn tháng Ba!
Gạc Ma!
Gạc Ma!
Đảo nhỏ giữa mênh mang biển khơi
Giữa trùng trùng sóng gió
Giữa bạo tàn súng đạn
Giữa thách thức đường lưỡi bò chín đoạn
Xem tiếp
 
  Kha Tiệm Ly
Có thể là tác phẩm nghệ thuật về 1 người và văn bản
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu tại Gạc Ma ngày 14/3/1988)
 
 *
Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,
Phủ tang tóc mây che màu u uất.
Giọt máu hồng làm mặn nước biển đông,
Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!
Nhớ xưa,
Anh em ta cùng giống Tiên Rồng,
Bờ cõi nước trải liền Nam Bắc.
Từ Đồng Quan về Minh Hải, sông vạn ngàn sông
Từ Trường Sơn đến Hoàng Sa, đất muôn dặm đất.
Phơi gan mật thề bảo tồn một cõi biên cương,
Đổ xương máu quyết giữ vững ba miền xã tắc.
Ở sau bếp cũng gặp mặt nữ lưu,
Ra khỏi ngõ lại chạm người hào kiệt!
Điên tiết giặc, Nguyễn Biểu sang sảng lời thơ, thản nhiên ăn cỗ đầu người,
Điếc tai thù, Bình Trọng ngân ngất chí hùng, khinh mạn làm vua phương bắc.
Xem tiếp
  Thái Kế Toại
 Logo Đào Duy Anh
 
Viết tạm xong số chân dung văn nghệ sỹ chủ chốt của Nhân Văn Giai Phẩm xong tôi thấy cứ thiêu thiếu. Phần thể hiện về trí thức, giáo dục chưa có bao nhiêu ngoài Giáo sư Trương Tửu. Trong khi đó những vị Giáo sư đáng kính tham gia phong trào, đóng vai trò quan trọng còn nhiều: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Đào Duy Anh, Đặng Văn Ngữ cùng một số trợ giảng, sinh viên thân thiết của họ. Cuối cùng tôi chọn Đào Duy Anh nhưng với tham vọng qua chân dung của ông có thể phản ánh tương đối quy mô, nội dung của phong trào trong ngành giáo dục và các bạn đồng chí hướng của ông. Tuy vậy vẫn phải gặp một trở ngại là tư liệu về giai đoạn 1956-1958 cho chuyên đề rất hiếm. Bản thân Đào Duy Anh cũng không muốn nói về chuyện đó. Những học trò yêu của ông, 4 tứ trụ sử học cũng né tránh, ít nói cụ thể chuyện cũ. Vì vậy tôi sẽ phải tìm cách viết mới như là đặt những tấm gương phản chiếu xung quanh ông để bạn đọc tự suy ra cái đời sống thời đại trong tinh thần của ông.
Xem tiếp
Trương Tuần
 
- Ô, sao hôm nay cụ móm mém thế kia ?
- Gẫy tiệt cả răng cụ ạ.
- Bà nhà cháu tung chưởng à ?
- Đâu có, ăn cơm nhai phải hòn sạn to quá.
- Sao họ sàng lọc thế nào mà gạo đầy sạn nhỉ ?
- Thì cái máy sàng chắc lỗi hệ thống !
- Ừ, chắc vậy nên tôi thấy càng sàng lọc đúng quy trình càng lắm sạn, ngày càng sạn to mới kinh.
- Thế tôi hỏi cụ vì đâu nên nỗi ?
- Vì chỗ mà cụ cũng biết mà cụ không dám nói.
- He he cụ, ai cũng biết chỉ một người không biết !
- Thì VƯỠN....! 
Xem tiếp
 
Sáng 11-3-2024, tại trụ sử 19 Hàng Buồm, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức hội thảo về hai nhà thơ Nguyễn Trác, Phạm Công Trứ. Hai thi nhân đã có nhiều đóng góp trong thi ca Việt. Đông đảo các hội viên đã đến dự. Nhà thơ Phạm Công Trứ ốm đau nhiều năm nay đã khá hơn, vừa rồi ông ra mắt tập 2 thơ mới THƠ CHÙM và CÓ NGƯỜI CÓ TA.
Xem tiếp
Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
Profile Visitor Map - Click to view visits
Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)