I/Tôi được nhà thơ Tố Hữu chữa thơ
Những năm 90 của thế kỷ trước, tôi làm biên tập viên của tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận do Nhà thơ Nông Quốc Chấn làm Tổng biên tập.Một hôm, anh Chấn giao cho tôi mang nhuận bút đến tận nhà bác Tố Hữu.Vào buổi sáng tôi tìm đến nhà ông ở phố Phan đình Phùng Hà nội.Thực ra hàng ngày tôi cũng hay đi qua đây nhưng chẳng để ý nhà của ông là số bao nhiêu, nên hôm mang nhuận bút đến, tôi đi tới đầu phố ấy và cứ chăm chăm nhìn phía bên trái xem nhà nào có cây táo trước cửa trong vườn nhà thì ghé vào.Thật may khi thấy ngôi nhà cổ có cây táo cành lá đã thưa thớt nhiều, tôi bấm chuông,đợi chừng 5 phút thì có người ra mở cổng .Tôi bất ngờ quá, người mở cổng lại không phải là ai khác, mà lại chính là nhà thơ Tố Hữu.Ông nhìn tôi với con mắt rất thiện cảm và lại thật bất ngờ,ông hỏi: có phải chú là Trần Trương không,tôi nói như người hụt hơi:Vâng ạ.Trong đầu tôi,lúc ấy cứ lơ ngơ tự vấn ,không hiểu sao mình là anh làm thơ cỏn con mà một nhà thơ lớn nhấtV N lại biết tên mình,sau này tôi mới hiểu là,khi tôi trên đường đi lên đây, ở nhà bác Nông Quốc Chấn đã gọi điện cho bác Tố Hữu ,có cán bộ của Tạp chí tên là TrầnTrương đưa nhuận bút cho anh đấy. Khi vào phòng khách rồi bác Tố Hữu mới nói cho tôi biết như vậy, bởi đã có lần một nhân viên Tạp chí đưa nhuận bút cho bác thì bị thất lạc(?).
Căn phòng khách của nhà thơ giản dị quá với bộ “sa lông” gỗ kiểu cổ đã bạc màu, khi mở cửa nhìn ra là thấy cành táo lòe xòe trước cửa.Bác Tố Hữu mời tôi uống nước,rồi hỏi: Chú có làm thơ không?-dạ có, tôi nói.Chú có bài nào thật ngắn đọc nghe?-Dạ vâng, và tôi xin phép đọc,(thật ra lúc đó tôi rất lúng túng,định bụng không dám đọc nữa), nhưng với giọng nói trầm ấm và như thân mật của bác làm tôi yên tâm rồi đọc bài thơ bốn câu về ngành Lâm nghiệp.(Bài thơ này được giải ba trong cuộc thi thơ của ngành lâm nghiệp và Hội Nhà văn V N do Xuân Diệu chấm giải).Bài thơ có 4 câu:
Sông Mã lồng lên như sức ngựa
Cắm sào đẩy núi lại sau lưng
Bè đi mang nặng tình sơn cước
Đã thấy mầm xanh ủ bóng rừng…
Nghe xong,Nhà thơ Tố Hữu đứng dạy,nắm tay tôi một lúc rồi nói: “Cậu cũng ngũ đoản đấy chứ!” tôi nghe mà “sướng” tai,nhưng ngượng chín cả mặt,và tôi bỗng đối đáp được: thưa bác, ngũ đoản của bác mới cao sang, chứ ngũ đoản của cháu nó còn hèn lắm.Tố Hữu cười hiền và tiếp:bây giờ tôi chữa cho chú một chữ trong bài thơ lúc trước nhé.Tôi lại sướng quá,và chưa kịp “Vâng” thì bác Tố Hữu đã nói: Bỏ chữ CẮM mà thay bằng chữ VÍT ở câu thứ hai ấy, Nghĩa là VÍT sào đẩy núi lại sau lưng , chú thấy được chứ?Khi bác dứt lời, tôi mạnh dạn đưa hai tay nắm tay bác mà rằng: “ Cháu thật cám ơn bác nhiều.”Chỉ một chữ thôi mà thay đổi hẳn cái hào khí câu thơ, sau này gửi đăng trên báo văn nghệ tôi đã sửa lại chữ CẮM thành chữ VÍT.
Trong suốt chặng đường làm thơ từ bấy đến giờ ,và có lẽ còn mãi sau này mình luôn phải rèn luyện thận trọng từng câu chữ mỗi khi đặt bút viết ra. Cái chữ CẮM và chữ VÍT cùng là động từ nhưng chữ vít nó còn bao hàm cả tính từ,hình ảnh “Mềm” mại ,uyển chuyển làm sao và càng đúng với ngữ cảnh của anh thợ chở bè về xuôi…
Một lần nhà thơ Tố Hữu đi thăm và cũng như là đi xâm nhập thực tế sản xuất trong một số xí nghiệp. Ông đến thăm và làm việc với nhà máy bánh kẹo Hải hà, Hải Châu ở Hà nội.Đứng trước lò nấu kẹo và nướng bánh, nhà thơ quay sang hỏi một công nhân kỹ thuật ( đại ý):Các đồng chí nấu kẹo mềm, luyện mật mạch nha từ nguyên liệu gì? Anh công nhân trả lời nhà thơ trôi chảy như như bài học thuộc lòng: Thưa bác, bây giờ gạo hiếm chúng cháu gây mật mạch nha bằng sắn khoai khô ạ, nhưng cũng thơm và ngọt lắm.Không ngờ câu nói ấy của anh công nhân nhà máy kẹo kia đã được nhà thơ Tố Hữu Ghi lại,và đã trở thành gần như nguyên mẫu câu thơ thật hay của ông:
“Sắn khoai khô cũng gây mật cho đời”…
Thế mới biết thực tế cuộc sống luôn luôn là người thầy vô giá,dạy ta những điều tưởng là tầm thường,nhưng thật cao quý.Khi nhà văn, nhà thơ phản ánh cuộc sống vào tác phẩm đâu phải bê nguyên mẫu, mà phải biết chắt lọc nó để chính cái thô ráp kia sẽ trở thành cái “long lanh”rồi trả về cuộc sống những câu thơ, câu văn với sự thăng hoa và sang trọng.