Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
HÀNG RONG
Hoàng Thế Sinh
Thứ tư ngày 26 tháng 5 năm 2010 3:50 AM
Truyện
Thời mở cửa có khác. Bao nhiêu cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, thế mà vẫn còn hàng rong. Bình đẳng các thành phần kinh tế mà. Hàng rong khắp xóm quê, làng bản, phố phường. Đàn ông bán hàng rong. Đàn bà bán hàng rong. Quần áo bán rong. Mũ nón bán rong. Túi ví bán rong. Kính khóa bán rong. Cặp bút sách vở bán rong. Nồi niêu xoong chảo bán rong. Bình chậu gốm sứ bán rong. Cây giống, cây cảnh bán rong. Cá mú thịt thà rau cỏ bán rong. Chân dài bán rong. Chụp ảnh rong… Một thứ bán rong khiến Sềnh khoái nhất là bán rong ghế Sếp! Nghe tiếng rao qua loa tha thiết: “Ai soóc phông dây xích cặp ví coọc sê sì lịp đơ-ơ-ơ-ây! Ai mua ghế Sếp đơ-ơ-ơ-ây!” là Sềnh nghển cổ nhìn ra. Sềnh thấy mấy người đàn ông tận xóm Ngõa cũng chạy ra, lám tí ghế Sếp. Sềnh nhìn mà thèm. Khổ! Cả đời mưa nắng, quần quật làm ăn, chẳng ngẩng đầu lên được. Cả đời làm thứ dân, làm “gốc” to, nhưng chả biết sung sướng là gì. Hai vợ chồng nuôi hai con vịt giời mà sụn cả xương sống. Rồi đến chết héo ở xóm quê Phù Sa dở phố dở làng này thôi. Nghĩ tủi thân. Thôi kệ! Người ta có phúc có phận cả. Cứ vui lên! ờ, chẳng được vào Huế để làm Vua một tí thì làm Sếp ở ngay làng quê này cũng khoái chán. Làm Vua chỉ một chứ làm Sếp thì nhiều nhiều, thoải mái. Trưởng thôn- sếp. Chủ nhiệm hợp tác xã- sếp. Chủ tịch xã- sếp. Chủ tịch huyện- sếp. Giám đốc công ty TNHH- sếp. Giám đốc Công ty liên doanh Tây Ta- sếp. Vụ trưởng- sếp. Thứ trưởng- sếp. Bộ trưởng- sếp. ời, thế đã! Cứ ngồi vào cái ghế kia và tưởng tượng mình là sếp gì cũng được. Hôm nay mụ Nhài béo đi vắng, sẵn quĩ đen trong túi, Sềnh làm tí Sếp cho đ• đời. Buổi trưa văng vắng người, Sềnh vẫy vẫy cô hàng rong lại tít gốc cây đa làng, bảo cho tí Sếp. Cô hàng rong đẩy chiếc xe bốn bánh bé tí mà cồng kềnh tệ. Xe dừng trong bóng mát cây đa. Cô gái bỏ nón, gỡ khẩu trang, cởi áo sơ mi dài tay khoác ngoài. Cô hàng rong cao dỏng, nước da nâu tươi mầu suy nghĩ, mắt lá răm, lông mày lá liễu, mặt trái xoan, ngực mẩy. Sềnh ngó vào chiếc xe đẩy. Cô hàng rong mở hàm răng trắng sít, cười tươi, hỏi:
- Sếp mua soóc, túi, ví, cặp hay sì lịp?
- Cô cho…- Sềnh lặp bặp, ngập ngừng vì hơi ngượng- Cô cho tí Sếp!
- Nhất Sếp nhá!- Cô gái cười giòn, miệng liến láu- Trưa vắng, em chiều Sếp cả trưa, thoải mái, nhá! Mà, à, một mình thì không làm Sếp được đâu. Sếp phải có nhiều người phục vụ chứ.
- ờ nhỉ?
Sềnh chạy một thôi về nhà gọi hai con gái vịt giời ra cùng. Cô hàng rong bảo ít người không vui. Sềnh cười hì, bảo nhà chỉ có thế, dùng tạm. Cô hàng rong thông cảm, gỡ chiếc ghế trên xe xuống, đặt ngay ngắn dưới chiếc dù xòa rộng bảy sắc. Nhìn Sềnh to khỏe, nước da nâu sậm, tay cuồn cuộn bắp, tóc cắt bốc, mặt tròn đôn hậu, đặc nông dân nhưng mắt lại hơi mơ màng, thì cô hàng rong khoái ngay. Bởi đây là người thật thà chất phác nhưng hay mơ mộng h•o, dễ “chết”. Hay lắm! Cô hàng rong bảo cây đa chính là ngôi nhà cao tầng, cái ô dù là một tầng, bóng mát cây đa và gió đồng là điều hòa nhiệt độ. Cô hàng rong vừa i ỉ hát la là la lá la là la vừa nhanh tay lấy bộ comple màu xám đ• nhàu nát, đôi giày i-lich cũ, đưa cho Sềnh mặc, rồi giúp Sềnh thắt cà vạt đỏ, xì gôm tóc chải bồng, xoa xoa qua tí phấn cho mặt trắng tươi, má môi đo đỏ. Cô lại đưa cho Sềnh chiếc đồng hồ SenKo, dây chuyền vàng to như chiếc xích chó con, nhẫn vàng mặt ngọc, điện thoại di động. Cô bảo toàn đồ giả nhưng phải có thì mới ra dáng Sếp giàu có. Sau cùng, cô ngoắc chiếc kính trắng lên tai Sềnh, nhét một tệp tiền đô-la giả vào túi ngực áo vét, xong, đưa cho Sềnh chiếc gương to tròn như cái đĩa. Sềnh giơ gương soi. Ôi, chết cha! Sềnh không còn nhận ra mình nữa. Một ông Sếp- Chủ tịch x•, chủ tịch huyện, giám đốc Công ty TNHH Sotymex chẳng hạn- rõ là “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, rủng rỉnh đồng hồ, nhẫn vàng, dây chuyền, kính trắng trí thức, thích ghê! Sềnh sột soạt trong bộ đồ Sếp, nhẹ nhẹ cái đít đặt lên ghế. Bây giờ Sềnh mới để ý, chiếc ghế có khắc nổi chữ “Sếp” to đùng. Lưng tựa khảm đôi Rồng vờn mây. Tay ghế cong cong nhiều vân, chẳng biết vân gỗ thật hay người ta vẽ, cũng đẹp ra phết. Cô hàng rong ghé tai Sềnh, thì thầm, lại ghé tai hai đứa con gái vịt giời, thì thầm. Cả ba đều gật gật đồng ý. Một lúc yên vị, bỗng Sềnh gọi to:
- Kế toán đâu?
- Thưa, Sếp cần gì ạ?- Con gái lớn của Sềnh nghiêng người bên ghế.
- Buổi sớm tỉnh táo, cô đưa hoá đơn chứng từ lên cho tôi ký duyệt ngay!
- Cả hoá đơn thuê ghế Sếp hôm nay chứ ạ?
- ừ! Sếp kí xoẹt xong ngay! Mà này, trưa nay có khách quan trọng, cô bảo cô Hỷ văn phòng đặt cỗ Nhà hàng Như ý cho tôi.- Sềnh vừa nói vừa vuốt mấy ngón tay thô nhám lên tay ghế, giọng oai dần lên- Cỗ ngon vào. Khách quan trọng thì phải ăn sang. Ba ba. Cá tầm. Cầy vằn. Hổ mang chúa. Nướng. Hấp. Chiên. Sốt. Băm viên. Cuốn nem. Rượu tiết. Rượu mật…
- Thưa sếp! Em đi đặt cỗ ngay ạ!- Con gái lớn trả lời xong, ra gốc đa ngồi.
- Lái xe đâu?- Sềnh quát.
- Thưa, Sếp muốn đi đâu ạ?- Con gái út của Sềnh nghiêng người bên ghế.
- Mười một giờ đánh xe đưa tôi ra nhà hàng Như ý để tiếp khách.
- Em sẵn sàng ạ!- Con gái út trả lời xong, ra gốc đa ngồi.
- A lô! Văn phòng đâu?- Sềnh bấm đi động, gọi.
- Thưa sếp! Có em ạ!- Cô hàng rong đóng thế, miệng cười tươi, lẩm bẩm vào tai Sềnh: “Làm Sếp phải nói năng nhẹ nhàng chứ anh!”.
- Cô cho một li cà phê sữa, nhé!- Sềnh hạ giọng, nhỏ nhẹ.
- Em mời Sếp ạ!- Cô hàng rong khom người, hai tay nâng chiếc cốc nhựa màu nâu giả làm cốc cà phê.
- Ai dà!
Sềnh giả vờ cầm cốc nhấp nhấp, khẽ chà chà vẻ ngon, chợt nhìn chằm chặp vào ngực áo trễ của cô hàng rong, rõ hai chân vú nây nẩy trắng khiến Sềnh gai hết cả người. Nhìn trước nhìn sau không có ai, hai con bé thì đang mải đuổi muồm muỗm ngoài ruộng lúa, Sềnh đánh liều thò tay vào ngực cô hàng rong, nắn nắn. Cô hàng rong cứ để im, hơi ghẹ đầu vào đùi Sềnh, giọng hổn hển:
- Em kệ Sếp!
- Âu âu! Sướng bằng mấy của nhà, nhỉ?- Sềnh khẽ rít hai hàm răng, thót bụng nín nhịn cơn thèm.
- Nhiều tiền đấy, Sếp ơi!
- Hả? Cũng phải tiền à?- Sềnh giật thót.
- Sếp thì thiếu gì tiền!- Cô hàng rong liếc sém mặt Sềnh.
- Phải!- Sềnh vung tay, giọng hách- Quyền và tiền! Sếp có quyền là có tiền, có tiền là có quyền. Này, nếu cô cho tôi một thằng cò, hử?
- Hay thế!- Cô hàng rong cười hí hí, chìa bàn tay gân guốc chuyên đẩy xe bán hàng rong- Mới mua ngồi ghế Sếp một tí mà anh đ• hiểu cái lẽ sống ở đời, rằng làm Sếp chỉ quyền và tiền là trên hết! Có quyền, có nhiều tiền lại muốn có thằng cò nữa? Sếp trả tiền đ•!
- Thế, thế, ba-ao nhiêu?- Sềnh lặp bặp.
- Em tính đ•!
Cô hàng rong đứng dậy, lấy quyển sổ trong xe đẩy, ghi loằng ngoằng một lúc. Cô cười tươi, bảo hết năm trăm ngàn đồng. Sềnh bật dậy như lò so, trợn ngược mắt sợ h•i. Cô hàng rong vẫn cười tươi, giọng nhẹ nhàng, này nhá, thuê quần áo mất năm mươi ngàn, các đồ trang sức năm mươi ngàn, công hóa trang khuyến m•i, ghế Sếp hai trăm ngàn, sờ ty hai trăm ngàn, vị chi chả năm trăm ngàn là gì! Ôi giời! Sềnh rên rẩm. Sềnh nhẩm tính cả tháng trời dỡ khoai, hái chè, mò ốc, bán hết cũng chả được hai trăm ngàn, thế mà… Này, này! Tay mân mê tệp tiền đô-la giả, Sềnh định mặc cả cái chỗ sờ ty vì hai người cùng được hưởng, thì nghe chu chéo đầu làng. Sềnh ấn vội tiền vào tay cô hàng rong, ngoái nhìn về phố làng. ối mụ Nhài béo! Mụ cầm đòn gánh, vừa hầm hầm chạy tới, vừa chu chéo: “ối giời ơi! Ông không về mà gánh phân ra đồng, còn bán mua cái gì-ì-ì?”. Hai đứa con gái sợ h•i, chạy giạt vào gốc đa. Sềnh đ• cởi trả bộ đồ Sếp, đứng ngây chịu trận. Mụ béo giơ đòn gánh phang vào đít Sềnh, miệng nhều nhệu:
- Này thì mua ghế Sếp nà-à-à-ày! Này thì mua ghế Sếp nà-à-à-ày!
- Ơ ơ!- Sềnh nhăn mặt, quát- Con mụ béo này! Cho người ta mua ghế Sếp, sướng tí!
- Giời ạ! Người ta mua ghế Sếp thật mới sướng, chứ mua ghế Sếp rởm mất tiền toi à-à-à? Về mà gánh phân ra đồng cho tô-ô-ôi!
Cứ mỗi lần phang đòn gánh về phía Sềnh, mụ Nhài béo lại chu chéo “Này thì mua ghế Sếp nà-à-à-ày!”, khiến Sềnh vừa tức vừa buồn cười, cứ co cẳng chạy quanh gốc đa. Nhân vợ chồng Sềnh ẩu đả, thấy khiếp, cô hàng rong liền đẩy xe biến mất.
H.T.S
Các tin khác
SUY TƯỞNG VỀ THI CA VÀ SỰ VẬN HÀNH CỦA THI PHÁP
CẦN TỈNH TÁO ĐỂ NHÌN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC
DÓA HOA TÌNH PHU PHỤ
CHÙM THƠ CHU THỊ LINH QUANG
HAI BÀI THƠ CỦA ĐỖ QUỐC BẢO
HƯƠNG SƠN TẠP CHÍ, CUỐN SÁCH VỊNH KIỀU ĐỘC ĐÁO
SUY NGHĨ NHỎ VỀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC - NAM
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ TỰ LẬP, CÓ HAY CHƯA?
NHÀ THƠ THẠCH QUỲ ĐÃ TỪNG ĐẾN TẬN NƠI LÊ NIN ĐI ĐẦY ĐỂ …THĂM CON.
LẼ NÀO ?
ĐẶC SẢN HẢI PHÒNG
LÀM THUÊ
GẶP NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI VÀ HẾT THỜI
CHÙM THƠ BÙI CÔNG TỰ
THƯ CHỊ ĐẶNG THỊ HẢO GỬI NHÀ THƠ DƯƠNG KIỀU MINH
THƯ NHÀ THƠ DƯƠNG KIỀU MINH GỬI CHỊ ĐẶNG THỊ HẢO
NGHĨ VỀ THỦ ĐÔ
CHÙM THƠ THIẾU NHI
CHÙM THƠ LÊ TRỌNG ANH
KHÔNG PHẢI CHỈ CÁI TÊN
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)