Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

HOÀNH TRÁNG, CHƯA ẤN TƯỢNG - NGÀY THƠ

Nhà báo Kim Hùng (Báo Nghệ An)
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011 8:36 PM

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 9, năm Tân Mão (2011) này, Nghệ An quê bác Hồ có vinh dự được Hội Nhà văn cả nước chọn làm một điểm để đầu tư công sức, tài trí, tiền của, phối hợp với tỉnh và Hội VHNT tỉnh mục đích tạo nên một ngày thơ hoành tráng, ấn tượng đối với giới sáng tác, rộng ra là công chúng yêu thơ vốn đã có truyền thống tại vùng quê này!
Ra Tết, trời đất rét trở lại, mưa dầm vào đúng mấy ngày chuẩn bị, vào cả Ngày Thơ, khiến người đến dự, nhất là lớp cao tuổi thuộc dân tự do có chút e ngại. Không sao, đoàn nhà văn từ Hà Nội vào, có một số tên tuổi rất đáng được nghe, được chiêm ngưỡng – thần đồng thơ Trần Đăng Khoa chẳng hạn – nên nhiều người tìm đến Quảng trường, rồi lại kéo nhau về Nhà văn hoá Lao động tỉnh,  buổi sáng và cả tối Ngày Thơ… Quả là, hoành tráng thì có thấy, nhưng ấn tượng thì còn phải bàn. Hoành tráng nhờ có đến thắp hương quê Bác ở Kim Liên, nhờ một số tên tuổi, nhờ sắc màu lộng lẫy, nhờ múa hát, nhờ giàn nhạc, thả thơ, nhờ dẫn chương trình với những em-xi có nghề. Nhưng ấn tượng về thơ, thì hình như chưa? Tôi nói hình như, nhún nhường một chút, vì sẽ có người c•i lại là họ rất có ấn tượng, thì sao? Vì lý do riêng, tôi không được trực tiếp đến dự, đánh hướng niềm yêu thơ và nhà thơ của mình vào báo chí, đài phát thanh – truyền hình (THNA có tường thuật đêm thơ). Tôi còn lắng nghe cả dư luận công chúng nữa, món này chưa đáng tin trăm phần trăm, có điều không nên bỏ qua, nếu họ có cơ sở, có thiện chí, có trách nhiệm nữa với một sự kiện văn hoá có tầm cỡ tỉnh và quốc gia!
Một cụ ông trạc bảy mươi, người của câu lạc bộ thơ một phương thành phố, biết tôi vo ve làm thơ bấy lâu nay, liền chia sẻ:
- Mình có đến dự Ngày Thơ, tự đến thôi. Hầu hết, nếu tôi không nhầm, các nhà thơ đều đọc lại thơ cũ. Kể cả nhà thơ Trung ương (chủ yếu) và nhà thơ địa phương (số ít). Cứ cho đấy là giá trị đ• được khẳng định, qua giải thưởng hoặc thời gian và công chúng, khi chọn vào các tuyển tập thì còn được, nhưng chọn trình bày ở Ngày Thơ, e không nên một tí nào! Tôi nói thơ cũ, vì có những bài đ• nghe mươi năm rồi, vài ba chục năm nay rồi; nghe nhàm rồi nay bắt nghe lại, thành vô cảm!
Cụ bà đứng cạnh, nổi hứng xen vào:
- Tôi cũng trộm nghĩ vậy, Ngày Thơ đ• sang đến lần thứ 9 rồi, mỗi năm cất công chuẩn bị 364 ngày cho 1 ngày thơ, sao không chọn được mươi, mười lăm bài thơ hay và mới viết. Nếu chưa hay lắm, mà mới cũng thích rồi. Sáng tạo không nên lặp lại, tổ chức một Ngày Thơ, ai bảo là không cần sáng tạo? Đấy là thơ, còn cái khoản nhạc cũng bàn thêm một tẹo. Một năm chỉ dành một ngày để tôn vinh thơ, mà phần nhạc hơi bị nhiều, cho dù đấy là ca khúc phổ thơ. Tôi nghe kỹ, các bác ạ, những ca khúc chọn trình bày tại Ngày Thơ lại càng… cũ. Nên cũng dễ nhàm nốt!
Nghe các cụ câu lạc bộ thơ phường bàn, tôi vừa nể vừa phân vân. Nể, vì cái vốn của họ không mỏng chút nào, còn phân vân vì… Ban tổ chức và các nhà thơ cũng có cái lý của họ. Nên tôi cố bào chữa cho ngày Thơ, là dù sao sử dụng lại các giá trị thơ cũ vẫn yên tâm hơn thơ mới viết, chưa qua kiểm nghiệm. Còn tình trạng Nhạc lấn Thơ thì trước đây đ• thế rồi, bị kêu chán rồi. Nhưng không có nhạc hỗ trợ, chỉ thơ thôi thì dễ tẻ nhạt lắm… Giải thích thế nào, các cụ cũng không chịu, còn cho tôi là cổ hủ, chỉ ham nói nhiều, mà thực biết lại rất ít!
Riêng bản thân, xin được nêu một ý nhỏ này: xung quanh việc thả thơ trong Ngày Thơ? Người ta đeo mấy chục câu thơ do Ban tổ chức chọn lựa cẩn thận, vào các quả bóng bay, rồi thả lên bầu trời. Tuy vui mắt đấy, nhưng ý nghĩa thì chưa thấy gì. Bạn yêu thơ toàn sống, đọc, viết cặm cụi trên mặt đất, thơ hay thả lên trời, phí quá!
Nhà báo Kim Hùng (Báo Nghệ An)