Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ÂM-DƯƠNG MỘT CÕI TRI ÂN

Nguyễn Bá Cự
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010 3:39 AM
 
( Đọc tác phẩm tiểu luận- phê bình văn học của Thế Mạc NXB hội nhà văn 2010 )
 
Tiền, tiền ở đời bao nhiêu kẻ coi đồng tiền là mục đích để thăng tiến, để mua danh . Ở đời không phải tất cả đều như thế, dù có người rất nghèo nhưngvẫn sẵn lòng rút đồng tiền cuối cùng để làm việc nghĩa cho bạn bè, thân hữu . Nhất là đối với người đã khuất người ở cõi dương muốn để người cõi âm yên lòng nơi chín suối…Như trường hợp ra đời cuốn tiểu luận, phê bình văn học của cố thi sĩ Thế Mạc. Bạn bè thân hữu lớp học trò của ông đã cố gắng in cuốn sách đó để tỏ lòng tri ân  nhân sắp ngày giỗ đầu của ông (31/12/2009-31/12/2010). Đó là di cảo của thi sĩ đã hì hụi viết suốt thủa sinh thời bằng tri thức của mình đối với văn học nói riêng, viết về bạn bè, học trò văn chương của mình bằng tấm lòng,bằng trực giác khoa học của thế giới văn chương.
Đọc lại 29 bài tiểu luận, nghiên cứu phê bình văn học của ông đã in rải rác nhiều năm trên các báo, tạp chí. Tôi như vẫn thấy ông ngồi đau đáu suy tư nghiền ngẫm từng câu chữ hán, chữ pháp để thả hồn vào nền văn hoá đông phương, tây phương rồi mới rút ra cho mình những  chiêm nghiệm của lẽ sống đến tri thức từ đó ông lần tìm trong mỏ quặng câu chữ lấy từng hạt vàng mười cho văn chương. Thế Mạc là thế lặng lẽ 50 năm cầm bút không ồn ã tung hứng, ông suy ngẫm vấn đề thật chín rồi đặt bút viết ra ý nghĩ của mình thật minh triết, trang nhã với tầng văn hoá
Có chiều sâu với những trang sách ông đọc, cũng như từng câu thơ của ông. Có thể thấy rõ trong cuốn tiểu luận phê bình văn học ông để lại gồm 3 phần ( theo tôi đó là cuốn tiểu luận nghiên cứu và bình những tập thơ yêu thích của thi hữu tặng chứ   chẳng phê phán gì ai , song cũng đủ cho tác giả nhận ra thiếu hụt của mình qua lời lẽ khiêm nhường của một người thầy- người thi sĩ).
1_ Suy nghĩ trăn trở của ông “ Thế nào là thơ hay”
Người đọc chẳng hề vướng bận dòng câu chữ lên gân, lên cốt nào cả vẫn gặp được
“một trí tuệ uyên bác, một năng lực cảm nhận tinh tế và tấm lòng quý trọng, chân thành với bạn với thơ cùng một văn phong độc đáo, sắc sảo mà uyển chuyển” (Đặng Hiển ).Ta thấy như ông luôn đằm mình vật vã để nhận cảm những câu thơ của các nhà thơ lớn trên thế giới cũng như trong nước từ kim ,cổ đông tây để hút lấy phần tinh tuý của thi ca “ Vì rọi nó vào khu vực mong lung còn hàm chứa vô số
Hình thức nhịp điệu. Tưởng tượng xâm chiếm và làm rõ mặt những mảng hiện thực chưa từng thấy” (Thế Mạc), mà không tách rời đi tìm hướng của CHÂN-THIỆN-MỸ đói lập với sự giả tạo. Ở đó mới biết sức đọc đến ghê gớm của Thế Mạc đối với những nhà hiền triết đông phương Như Mạnh Tử, Trang Tử… những tâm đắc với Êlu-a, Côrôtích ,O.Pacz, Lốc-Ca, ghiDen…Để rồi rút ra công việc của thơ là :”dụng tâm,luyện tâm” để đi sâu vào những khổ đau cay đắng của kiếp người và biết mang lại hy vọng lớn cho đớn đau, và khơi dậy ánh sáng giữa bống tối. Từ đó ông quan niệm “ thơ hay là thơ góp phần mình vào công cuộc khám phá đến cùng thế giới chưa được giải thích, phải nói đúng được cái gọi nhân bản” và nữa : hai yếu tố cấu thành nhân bản “Quy luật đạo đức xã hội và ngưỡng vọng tôn giáo. Ý nghĩa ấy thuộc về con người. Thơ hay là thơ luôn mang cái ám ảnh ấy,mang tính triết học . Cho nên ám ảnh tâm linh ,cái tinh khí thần giao cách cảm siêu hình nếu gạt nó ra khỏi thơ thì tự nhiên nó mất đi phần chân thực, một phần hồn.” Nói đến đây tôi càng ngộ ra điều tâm linh, ngưỡng vọng tôn giáo, yếu tố không thể thiếu trong hai tập thơ HỒ và NGUỒN của Thế Mạc , người đọc thơ bình thường không dễ dàng cảm nhận được nỗi  u ẩn , nỗi khát khao cựa quậy giằng xé tâm can trong cõi u linh của con người, của thế giới triết học đông phương trong kinh dịch mà ông dày công nghiên cứu.
Suy nghĩ về thơ hay- nó có nhiều quan điểm. Nhưng điểm đích đến để mọi nhà thơ đến độc giả yêu thơ hoặc chưa hiểu về thơ đọc những dòng trên của Thế Mạc họ sẽ phải thốt lên căn cốt trí tuệ ông đã làm cho người ta NGỘ ra sự sang trọng của ngôn ngữ thơ. Rồi ông bàn thêm  NGHĨ VỀ TRƯỜNG CA một thể loại còn mang nhiều băn khoăn cho giới sáng tác cũng như giới phê bình văn học. Sau khi đọc nghiên cứu nhiều trường ca bất hủ của nhân loại cũng như của đất nước như truyện thơ ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC của dân tộc Mường, Tày ,Nùng ,Dao…Có thể xem đều là trường ca. Còn như bài ca chàng ĐAM SAN như là tác phẩm anh hùng ca. Tới các trường ca Iliat-Ôđixe –bài ca Rô Lăng- thần khúc của Dante-mười hai người của Block- V.I.LêNin của Mai acôpxki…có những đặc trưng riêng về nội dung, không phải tác phẩm thơ dài nào cũng được xem là trường ca. Tới các trường ca của các nhà thơ đương đại như Hữu Thỉnh với ĐƯỜNG TỚI THÀNH PHỐ, Trần Mạnh Hảo với ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP, Thu Bồn với  BÀI CA CHIM CHƠ RAO…Rồi trường ca của Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Nguyễn Đức Mậu…mà ông tâm đắc nhưng không phải đã là tâm nguyện để hướng tới cho trường ca một tiếng nói ngôn ngữ riêng bảo đảm tính nguyên tắc TỰ SỰ và TRỮ TÌNH. NÓ LÀ TRUNG TÂM CỦA THI PHÁP TRƯỜNG CA.
2- SỰ UYÊN THÂM VỀ THƠ CHỮ HÁN                       
Tôi xin tạm gọi qua các bài ở phần này mà ông ngẫm, bàn tới bởi sự thấu đáo của ông về cơ sở triết lý của kinh dịch, lý thuyết âm dương. Đó là thơ một câu- thơ một câu là gì vậy ? ông nói ngay rằng: “ CÂU ĐỐI là một thủ pháp tu từ sử dụng hài hoà cân xứng hai vế. Nó là nét đặc trưng văn hoá ngôn ngữ của Việt Nam cũng như các dân tộc Á Đông” Thế Mạc đã khẳng định cái thần của thơ một câu trên hoành phi… Nếu đứng riêng ra nó vẫn trọn vẹn ý nghĩa của thơ. Nói về tri thức tầng văn hoá này của thi sĩ Thế Mạc thủa sinh thời thì kẻ hèn mọn này như lạc vào một thế giới huyền bí thâm u ,lại long lanh ngọc bích. Thế Mạc cứ nhẩn nha đẩy người đọc đi vào lực hút của tâm-trí của cái thần trong mỗi câu chữ của các bậc thánh thơ. Ông tâm đắc với XUÂN HIỂU của Mạnh Hạo Nhiên, XUÂN OÁN của Lưu Phương Bình, XUÂN DẠ của Vương An Thạch, THƯƠNG XUÂN của Dương Giản là 4 bài thơ đều về xuân của 4 tác giả nhưng mỗi người đều có nỗi niềm , cách thể hiện của từng giai đoạn đời sống, sự u uất lại  vang vọng chỉ có nền văn hoá á đông. 4 bài thơ ấy ông chọn là BỘ TỨ BÌNH :  hai thuộc Đường, hai thuộc Tống. có miền sáng, miền tối, có oán, có thương. Điều đặc biệt của Thế Mạc
Khi người đọc được ông dẫn vào thế giới thơ đường theo tầng tri thức leo vào tầng câu chữ của thánh thơ để giải mã riêng  như bài NGHĨ THÊM VỀ BÀI HOÀNG HẠC LÂU của Mạnh Hạo Nhiên, giải mã thơ đường mang cho người đọc cảm nhận được sự huyền bí lung linh nghệ thuật thơ đường, tính triết học dẫn người ta vào đạo, vào hoà nhập ,cõi về. không chỉ để miêu tả cảm xúc mà vẽ ra một không gian âm, sự tiếp giáp là một cõi thực phía kia là quãng vô bát ngát.
Vẫn liên quan tới những vần thơ của các bậc tiền nhân, nhà thơ Thế Mạc đã hạ mình lạm bàn thêm rất khiêm tốn về bài thơ NGẮM TRĂNG của HỒ CHÍ MINH rằng “ LẠI XIN NGƯỜI THÊM MỘT CHÚT TRĂNG THƠ” ngưỡng vọng lắm chứ nhưng trước Thế Mạc có bao người bàn, nói về bài NGẮM TRĂNG nên ông hạ bút viết thêm cảm nghĩ của mình vào ngắm trăng “ Nó sẽ góp phần phá vỡ những giới hạn của thơ ca cổ điển một khi ta bước vào “ toà thơ” này bắt gặp một con người đặc biệt đang ngắm trăng trong song sắt” bài thơ trữ tình đậm chất thơ, dồi dào phẩm chất nghệ sĩ nhằm phát hiện và hoàn thiện con người.
3- gồm 19 bài viết về 19 tập thơ của bạn thơ, của lớp hậu thế ông từng yêu quý như Tào Mạt, Bế Kiến Quốc, Đặng Hiển, Thanh Ứng, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn bá Cự, Bế Kim Loan, Quốc Toản…tất cả đều toát lên sự trân trọng nâng niu hy vọng với cái được và cái chưa của mỗi tác giả, ông bình mà phê một cách nhẹ nhàng tinh tuý để mở hướng chứ không hề có ý nghĩ nhỏ nào sợ “người khác hơn mình” đó là cốt cách tính nhân văn, đạo làm người của cố thi sĩ- nhà giáo Thế Mạc.
Đó là điều tôi nhận ra ở ông từ những năm đầu của thập kỷ 80, dù tôi không được làm học trò của ông nhưng “nhất tự vi sư bán tự vi sư” mà Nguyễn Lương Ngọc đưa tôi đến với ông khi chập chững văn chương.
Những suy nghĩ của tôi về ông nhân tập tiểu luận –phê bình văn học được nhà xuất bản hội nhà văn ấn hành cho ra mắt bạn đọc đầu tháng 12/2010 cũng là sắpngày giỗ đầu của cố thi sĩ Thế Mạc như một nén tâm nhang trước vong linh ông của bạn bè, học trò văn nghệ sĩ đã thành tâm đóng góp cho ra mắt ấn phẩm này, trước hết phải nói tới tấm lòng của nhà thơ -thầy giáo ưu tú Đặng Hiển và người học trò của Đặng Hiển là hoạ sĩ Đặng Khánh Cường dẫu chưa một lần tiếp kiến nhà thơ Thé Mạc. Qua thầy Hiển hoạ sĩ Cường không chỉ hoàn thành phần bìa còn chạy khắp nơi tìm bạn bè gom góp ít nhiều để cuốn sách mau chóng ra đời tỏ lòng tri ân với người đã khuất. trong đó có chi tiết rất cảm động là hoạ sĩ Khánh Cường biết được tình cảm của hoạ sĩ Phan Kế An người con xứ Đoài rất quý trọng Thế Mạc. Khi hoạ sĩ Cường tới Hoạ sĩ Phan Kế An “ trình bày” lý do quyên góp cho tập di cảo của Thế Mạc sớm ra đời còn thiếu 5 triệu nữa, dù nhà xuất bản hội nhà văn đã giúp không thu tiền theo quy định. Hoạ sĩ Phan Kế An bèn cho tay rút ví ra bảo  nhỏ hoạ sĩ Khánh Cường “ May quá còn 4 triệu đây, sớm nay bà nhà (vợ hoạ sĩ P.K.A) vừa
nhập viện chữa k..”   
Ngày 25/12/2010
 Nguyễn Bá Cự