Tôi vừa đi dự tang lễ của anh Bùi Danh Lưu về, đọc một bài viết của Bùi Hoàng Tám trên bog Trần Nhương, xin góp thêm một vài chi tiết, có lẽ ít người biết đến, vể anh Lưu (xin phép hương hồn anh Bùi Danh Lưu được gọi như thế - như từ những ngày xưa).
Khi anh Lưu là viện phó (gọi đúng nghi lễ thì phải là Phó viện trưởng) Viện KTGT, gia đĩnh anh Lưu (vợ anh Lưu là chị Quế), ở tại khu tập thể của Viện ở cạnh nơi làm việc tại Cầu Giấy, như bao gia đình cán bộ viên chức khác thời bao cấp, phải nuôi heo và ngan để cải thiện thêm. Hai giống vật này, thường rất hay bị bệnh và chết.
Hồi đó, khi heo ốm, những người nuôi rất lo (thường đùa nhau là lo thủ trường ốm!), Thước kháng sinh rất thiếu thốn. Dù chỉ là một chuyên viên quèn làm ở Vụ Khoa học Kỹ thuật của Bộ GTVT, nhưng tôi “kiếm” được một cô vợ làm ngành y ở bệnh viện SantPaul Hà Nội. Cô vợ tôi chịu khó “vét ‘ lọ penecilin sau khi đã tiêm cho bệnh nhân, tích lại. và chiều tan làm, hai vợ chổng tôi đèo nhau trên chiếc xe Phượng Hoàng, xuống khu tập thể của Viện, vợ tôi tiêm kháng sinh “vét” cho ‘thủ trưởng” của anh Lưu, cưu nguy bàn thua trông thấy và giải tỏa nổi lo cho anh chị…!
Rồi anh Lưu có quyết định lên làm vụ trưởng vụ KHKT (đúng là có khoảng 17 ngày gì đó) để chuẩn bị lên thứ trưởng, ngừoi đầu tiên mà anh Lưu gập và đề nghị giúp việc thư ký cho anh là tôi…Những ngày đầu tiên của thứ trưởng Lưu, chuyện kể dài lắm và cũng nhiểu kỷ niệm : chưa có xe La Đa, phải dùng tạm “comanca đít tròn”- ngươi lái xe đầu tiên cho anh Lưu là chú Vận (nay vẫn còn lài xe tại VP BGTVT). Lúc đó làm gì có máy vi tính, may mắn là tôi biết đánh máy (bằng 10 ngón nữa cơ đấy), nên một số văn bản cần gấp, tôi đều trực tiếp đánh máy sau khi bản thảo đã được anh Lưu duyệt…Những chuyến đi công tác đầu tiên, trên cương vị thứ trưởng, 3 anh em :anh Lưu, tôi và Vận lái xe, như 3 anh em, chia ngọt xẻ bùi (thời bao cấp nghèo lắm, đơn vị tiếp đón làm gì có mọi thứ như bây giờ)…
Anh Lưu xuất thân từ cán bộ kĩ thuật, mà cũng không được “ưu ái” cho lắm, vì KHKT là ‘then +chốt”…nên anh Lưu là người có thực tài về kỹ thuật, sống chan hòa và hiểu người, đồng cảm thực sự sâu sắc với cuộc sống và tâm tư của dân kĩ thuật. Dấu ấn Bộ trưởng mà anh Lưu để lại thì có nhiều, nhưng chỉ xin nhin cây cầu Chương Dương- “cây cầu nội lực” đầu tiên đã phá vỡ thế độc đạo của HN nối qua Gia Lâm. Cây cầu này mang dấu ấn tầm nhìn và dám quyết của Bộ trưởng Đòng Sỹ Nguyên khi anh Lưu mới lên thứ trưởng, cây cầu đang hiện hữu, gánh vác trọng trách suốt bao năm qua. Trên cây cấu, ngoài nhịp thép là các dầm quân dụng được sử dụng, cón có hàng vạn con bu lông cường độ cao, 100% made in VietNam được chế tạo tư nhà máy chế tạo công cụ chính xác (tách ra từ cơ khí Trung qui mô- để làm được việc này, ngoài sự đóng góp của nhà máy, không thê không kể đến sự đóng góp công sức của PGS-TS Nguyển Xuân Đào, con trai nhà văn Nguyễn Tuân, một người “kĩ thuật-văn nghệ” toàn tài…!)…
Câu chuyện xin tạm dừng ở đây, ngày đầu năm, tiễn anh Lưu về cõi vĩnh hằng, xin cầu chúc linh hồn anh siêu thoát và mọi sự an lành, và mong sao, đất nước có nhiều bộ trưởng xuất thân từ dân chuyên môn như anh Lưu, để lại dấu ấn cho cuộc đời và niềm tin, sự kính trọng thật sự trong nơi sâu thẳm của những người có học và có tâm với đất nước.