Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐÔI NÉT VỀ: THẾ GIỚI TRĂNG CỦA HÀN MẠC TỬ!

Đơn Phương
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010 3:24 PM
(Tưởng niệm 70 năm ngày mất của nhà thơ Hàn Mạc Tử -11/11/1940 – 11/11/2010)    
   

Chng ta biết Hàn Mạc Tử là nhà thơ có tiếng (sinh 1912) nhưng bạc mệnh: sớm mắc bệnh phong (pht hiện bệnh khi 24 tuổi) v mất mới 28 tuổi tại trại phong Qui Hịa – Bình Định, khi nhà thơ mắc thm chứng rối lọan tiu hĩa cấp tính!?. Căn bệnh phong ngày ấy cịn l 1 trong“tứ chứng nan y” vì Y học chưa có thuốc trị đặc hiệu như thế hệ bệnh phong của tôi sau này. Do mắc phong, ông đ mặc cảm…tìm cch xa lnh gia đình, trốn chậy người yêu …ra sống cơ lập ở Gò Bồi…bn ngịai thị x Bình Định…Nn ban ngy chỉ “làm bạn” vơí nắng gió, đêm chỉ “lưu luyến” cùng trăng, sao...trong nỗi đau bệnh, đau đời, sự cô đơn, đói, lạnh…v tiếp tục sáng tác những áng thơ đặc biệt…nổi tiếng để lại cho đời!
Vốn là người đồng bệnh, cũng cùng cĩ cht “duyn nợ” thi ca… nên tơi hiểu thế  nào là nỗi đau đớn thể xác, tâm hồn của một người bệnh phong!. Tơi xin chia sẻ đôi điều nhn 70 năm ngy mất của tiền nhn – nhà thơ Hn Mạc Tử (năm ông mất cũng là năm tôi sinh ra – 1940):
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về Hàn Mạc Tử: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mạc Tử như ngôi sao chổi xẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình…” (Hàn Mạc Tử, một hiện tượng độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam, trang 48 Tạp chí Văn Học số 1/1991). Với khả năng hạn hẹp, tôi xin nêu đôi điều cảm hứng về Trăng của ông…:                                                                
Trong thi ca, ta thường thấy, Trăng luôn xuất hiện như một vật thể không thể tách rời trong tác phẩm của đa số nhà thơ. Dù nguồn cảm thụ có khác nhau, diễn tả mỗi người một cách. V trong một khung cảnh đặc biệt …tràn ngập đau thương …sự huyền diệu mông lung của Trăng, qua đầu bút tài tình của mình, ơng đã để lại cho đời nhiều âm hưởng ngọt ngào và buồn thương vời vợi từ Trăng…:        
                       “Áo ta rách rưới trời không vá
                     Suốt bốn mùa Trăng mặc vải Trăng…”
                    (Lang thang - Xuân như ý )
Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử là nguồn cảm thụ lực rất khác biệt, mang tánh hư hư, thực thực, huyền ảo nhưng rất gần gũi, thống thiết, bi thương…rất rung cảm lòng người. Cũng có lúc, người yêu thơ, khi đọc thơ ông, có cảm giác như Trăng đang tan ra từng mảnh vụn:
          “Gió rít tầng cao Trăng ngã ngửa

                  Vỡ tan thành vũng đọng vng khô…”
                         (Đau Thương – Say Trăng)
Và cũng lắm khi tưởng chừng “Chị Hằng” bốc thành hơi, đang lượn lờ đâu đó. 
                  “Trăng vướng lên cành – lên mái tóc cô ơi!
                    Hãy đứng yên tôi gỡ cho rồi cô đi,
                    Thong thả cô đi.
                    Trăng tan ra bọt lấy gì tôi thương…”
              ( Đau thương – Say Trăng)
 Có lẽ người yêu Trăng nhất và phát điên vì Trăng, không ai ngoài Hàn Mạc Tử: “Đố Trăng, Trăng chạy đàng trời
                     Tôi rú một tiếng, Trăng rơi tức thì …”
               (Đau Thương – Rượt Trăng)
 Những đêm không Trăng hoặc Trăng bị mây mù che khuất; Trong cô đơn, Hàn thi sỹ, thất thỉu vạch từng áng sương, tìm cho kỳ được “con Trăng” yêu dấu của mình:
              “Tôi đi trong áng sương mờ
               Tìm Con Trăng lạc ngoài bờ bến kia…”
               ( Đau Thương – Chơi trên Trăng)
 Có thể nói, không một Thi nhân nào yêu Trăng, cảm xúc Trăng, viết về Trăng hay, lạ lùng v nhiều như Hàn Mạc Tử. Ông yêu Trăng đến đỗi, một trong những người yêu của ông là nữ sĩ Mai Đình đ phát ghen, kêu lên:                     “Hãi hùng em sợ Trăng thanh
                     Vắng em, anh lại tư tình cùng Trăng”.
                    ( Ghen Trăng)
 Về lĩnh vực Tôn giáo, dù đức tin đã ở đỉnh điểm, nhưng Hàn Mạc Tử vẫn không quên Trăng. Trong tác phẩm nổi tiếng của ông là bài Ave Maria, đã có ít nhất ba lần nói đến Trăng:
              “Như sĩng lộc triều nguyên: ơn phước cả
              Dâng cao dâng thần nhạc sáng như Trăng.
                                         ……………….
              Là nguồn Trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh
             Là nguồn đau chầu lụy Nữ Đồng Trinh.
                                         ………………..
            Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
            Cho tình tôi nguyên vẹn tợ Trăng rằm…”
    ( Ave Maria – Xuân Như Ý)
 Đậm nhất, bi thương nhất và khát khao nhất, có thể nói là Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử. Ở đấy, ta thấy hồn thơ của ông và hồn Trăng hình như luơn hòa chặt mỗi giờ, mỗi phút, trong từng tiếng thét gào, lời rên rỉ, niềm vấn vương, đau thương do bệnh tật, thiếu thốn mọi thứ, sự cô đơn…nơi đồi vắng:
       …….Trời hỡi! làm sao cho khỏi đói
   Gió Trăng có sẵn làm sao ăn?!.
   ( Đau thương – Lang thang)            
 Và lắm lúc:  
                           “Rồi ngây dại nhờ thất tinh chỉ hướng
            Ta lang thang tìm tới chốn lầu Trăng…”
 Như kẻ lún sâu vào vũng Trăng, sự êm đềm và bi thương hầu như những dây tơ vô hình luôn trói buộc Trăng và hồn Hàn Mạc Tử vào một mối:
   “Ai mua Trăng tôi bán Trăng cho
   Chẳng bán đoàn viên ước hẹn hò…”
 Nhưng rồi…  “… Trăng vàng, Trăng ngọc bán sao đang?…”
 Yêu Trăng đến mức, mường tượng ngày cuối đời, sẽ được nằm bên Trăng và sẽ được hưởng sự êm đềm, trong sáng như Trăng:   
“Một mai kia ở bên khe nước ngọc.
   Với sao sương anh nằm chết như Trăng…”
Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử là vầng Trăng phiêu diêu, chứa nhiều tinh tiết kỳ lạ. Ánh sáng Trăng hình như lúc nào cũng len lỏi vào máu thịt của người bệnh nan y; Nên, lúc nh thơ vui, thì Trăng cũng nhỏng nhảnh :
                           “Trăng nằm sóng sỏai trên cành liễu.
                             Đợi gió Đông về để lả lơi”.
  Và:   “Ô kìa! bóng Nguyệt trần truồng tắm
   Lộ cái khung vàng dưới đáy khe”
 Lúc đau đớn vì sự hnh hạ của bệnh tật ln thể xác hòa lẫn với nỗi nhớ nhung mnh liệt những người mình yêu thương mà nay đành xa cách, thì Trăng cũng trở nên buồn thảm, không còn hình dạng “ dễ thương” nữa:                      
     “ Trăng tan ra nước lấy gì tôi thương?”.
 Chúng ta đ biết: Nhà thơ họ Hàn thấy r sự không bình thường trong thơ của mình, nên lúc sinh tiền Hàn Mạc Tử đã tự gọi thơ mình là “thơ điên”, một “ kiểu thơ điên” dễ thương, rất quý mà không phải ai muốn cũng có được; V có thể nói “thế giới Trăng” của Hàn Mạc Tử rất nhiều biến đổi; Hình thể và màu sắc cũng rất khác thường, tùy theo tâm tư vui buồn, đau thương hay hờn giận.... Nhận xt vậy có tròn nghĩa chăng?, xin để cho người yêu thơ v bạn đọc xa gần xét đoán.!./.
           --------------------------------------------------- 
 
 
 
            ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ  NHÀ THƠ ĐƠN PHƯƠNG.                         
                                                        
 Đơn Phương – bút danh, tn thật: Trần Hồng Phương, sinh năm 1940 tại huyện Hĩc Mơn – Si Gịn (xưa kia). Sớm mồ côi cả cha, mẹ; Ông được nuôi và học trong cô nhi viện Cao Đi – Ty Ninh. Khi học trong trường, lúc ngịai 10 tuổi…Trần Hồng Phương đ làm thơ và có thơ hay. Việc làm thơ này Đơn Phương luơn giữ kín nhiều năm…Mọi người chỉ biết…khi thơ Hồng Phương được ngâm trên đài phát thanh Sài Gịn năm 1967 và được nhà văn Sơn Nam giới thiệu trên báo Tia Sáng cùng năm ấy. Ông là người đồng bệnh phong với Hn Mạc Tử – được phát hiện bệnh khi 18 tuổi, được chữa bệnh v điều dưỡng gần như liên tục hơn 50 năm qua trong cc trại phong. Bệnh đ khỏi hẳn, nhưng di chứng lm 2 tay ơng biến dạng khơng thể cầm bt, cầm thìa…2 chn phải cắt cụt nơi cẳng chân, muốn di chuyển phải dng nạng, xe…!.
 Sự nghiệp thơ ca của ông cĩ tiếng sau khi viết tiếp thnh cơng Kịch thơ “Quần Tin Hội”, 5 hồi…700 cu; Kịch thơ này do nhà thơ Hàn Mạc Tử viết đề cương và đ viết 2 hồi đầu từ 1940 nhưng chỉ cịn lưu truyền lại 41 cu. Kịch thơ được nhà Xuất bản Văn Nghệ tp.HCM xuất bản 1991.
Cho tới nay những bản thảo: thơ, kịch thơ, truyện thơ và văn xuôi của ông kh phong ph…với hàng trăm bản thảo với nhiều nghìn trang... Cc tc phẩm của ơng chủ yếu để lưu, tặng bạn bè…việc xuất bản, gửi đăng tải…cịn ít ngịai tập thơ “Thương quê” (1971); Kịch thơ Quần Tiên Hội (1991) v mới đây tập “Thơ Đơn Phương”- Nhà xuất bản Văn Nghệ tp.HCM xuất bản – 2009... Ơng đang sống cùng gia đình và tiếp tục làm thơ …tại Khu Điều Trị Phong Bến Sắn – x Khánh Bình – h.Tân Uyên – t.Bình Dương; SĐT: 06503504106.
Ông không có điều kiện đi ra ngịai trại, nn ơng nhờ tơi: Lm người đại diện, hiệu chỉnh v giới thiệu bi viết ny cho ơng…
 Người giới thiệu: Bs. Thầy Thuốc Ưu Tú Nguyễn Thìn. Tp.HCM. Số chứng minh nhn dn: 024621945; SĐT: 0982825864 v 08. 38404020 ).
Tp Hồ Chí Minh ngy 25/10/2010.
Ảnh: Nhà thơ Đơn Phương
và người viết, tại nhà điều dưỡng
Trong trại phong Bến Sắn  6/2010
Bs.TTƯT.Nguyễn Thìn.