Hôm tôi ngồi dự hội thảo về thơ Tố Hữu, nghe mấy bậc cả tiền bối lẫn chưa tiền bối đọc tham luận mà lòng dạ cứ ngổn ngang trăm điều. Bài của tướng Đồng Sĩ Nguyên thì chẳng dám lạm bàn. Thôi thì cụ nói thế nào cũng được. Cái chính của trong bài viết của cụ là sự mực thước, biết mình là ai. Bài của đàn anh Hữu Thỉnh thì lộ ra sự tài hoa, uyên bác diễn giải khúc triết và nhất là rất chuẩn đúng theo nghĩa “ở vị trí như thế thì phải nói như thế”.Lộc vua, ơn chúa có lẽ nào lại nói khác. Bài của giáo sư Hà Minh Đức là một bài giảng văn cho học trò phổ thông. Có lẽ thầy già thật rồi nên cứ tưởng ngưòi nghe ở dưới toàn đám học sinh ngơ ngác thầy muốn nói gì thì nói .Vậy mà Thơ Tố Hữu là thứ đề tài trọn đời thầy nghiên cứu, và từ sự nghiên cứu đó thầy đựơc tặng thưởng đủ thứ, đủ hạng. Còn bài của Mai Quốc Liên thì lại là mớ khoe kiến thức và dịch thuật. Ông thao thao và chêm vào đến ba thứ tiếng để diễn giải những điều chả gắn bó gì với hội thảo như một sự phản ứng gì đấy . Nhà văn dịch giả Lê Sơn không rõ lúc có nhu cầu sinh lý hay bận bịu việc chẳng đừng nên mặc dù đang thì thào với Thuý Toàn lại cắp cặp ra ngoài. Giá bài của Lại Nguyễn Ân đựơc đọc lúc đó thì hội nghị sẽ bừng tỉnh ngay. Nhưng tôi biết chẳng ai cho Ân đọc cả .Chúng ta đã thành công khi phá vỡ sự bao cấp về vật chất nhưng sự bao cấp về tư tưởng và nói nôm là về suy nghĩ thì dường như lại ngày càng chặt chẽ hơn ‘Cứ thơ Tố Hữu thì phải là hay. Cứ nói về chiến tranh là phải lôi Bảo Ninh, Lê Minh Khuê ra, thần đồng thì là chú Khoa .. sự bao cấp và sự lười biếng của đám học giả ,phê bình xứ ta đã tạo ra sự định hình đến cứng nhắc trong việc dịnh ra những giỏ trị văn chương… nhưng thôi đó chuỵện trong nghề chẳng ai chịu ai là sự thường tình của làng văn chương .Việc mà tôi muốn nói ở đây là cái hậu trong bài phát biểu của ông mà tên tôi nghe không rõ nhưng chức sắc thì chuẩn rồi .Ông này hình như là ông Hải( gì đấy thì phải ) thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin. Sau bài phát biểu nặng về tán tụng ông kết thúc bằng sự cám ơn và chúc sức khoẻ duy nhất một vị khách mời là ông Tô Huy Rứa ( tôi nhớ đại loại)”cám ơn và chức sức khoẻ đồng chí Tô Huy Rứa , UVBCT,Trưởng …” trong khi vị tướng dũng cảm, tài ba ,công lao với nứoc non đầy mình lại cao tuổi nhất nhì cuộc hội thảo thì cái ông thứ trưởng lại lờ đi. Tôi tin một người có nhân cách như ông Rứa cũng không chấp nhận sự chúc mừng với vẻ quị luỵ mà dân gian gọi là nịnh rờm như thế.
Lại đêm văn nghệ biểu diễn mở đầu cho thập nhật đại lễ. Không hiểu sao hôm đó chả biết ban tổ chức đêm diễn cánh hẩu thế nào mà chọn dặt các diễn viên loại 2, loại 3 hát chẳng ra hát ,múa không ra múa.Thôi thì cứ cho là nhân viên ban tổ chức tối đó kém về chuyên môn nhưng dòng chữ đề giới thiệu hiện mồn một trên vô tuyến thì quả là ...Mọi tác phẩm khác thì trần cù sì tác giả là Nguyễn nọ ,Hoàng kia, Trần này . .. đến ca khúc “cỏ non” thì lại ghi rành rành một cách vô duyên và đầy sự suy tụng không đúng chỗ mà cũng chẳng nghệ thuật chút nào mà dân gian gọi là nịnh rờm. “Cỏ non “.Sáng tác “trung tướng Hữu Ước”. Ngày trứơc ca khúc Trần Hoàn hay như thế nhưng chưa bao giờ ngưũi ta đề sáng tác Bộ trưởng Trần Hoàn”. Cái hay của tác phẩm nghệ thuật đâu có đựoc nâng lên hơn cho dù đấy là sáng tác của ông tướng nhà binh hay tướng fulít. Tôi tin một người có nhân cách và luôn luôn thích đựoc gọi là nhà văn như Hữu Ước cũng không thích cái kiểu tung hô không đúng chỗ và thô mà dân gian gọi là nịnh rờm như thế .
Mấy hôm nay nhân Đại lễ đi qua ngồi ngẫm lại văn hoá 1000 năm của đất Thăng Long ,chợt nhớ đến câu thơ của Chu Thần Cao Bá Quát, nhà thơ ngang tàng quê Gia Lâm trong bài “sa hành đoản ca”( bài ca ngắn đi trên cát) thấy có câu “đời ta chỉ biết cúi đầu trứơc hoa mai”( nhất sinh đê thủ bái hoa mai), mới hay trong đám trí thức học giả, văn chương nọ kia thời nay có không ít kẻ vừa hèn vừa phi nhân cách so với tiền nhân là vậy .