Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
BAYON -NỤ CƯỜI BÍ ẨN
Vân Long
Thứ bẩy ngày 22 tháng 5 năm 2010 5:29 AM
Bút ký
Theo thói quen, trước khi cầm tấm vé tour du lịch Phnom Pênh-Siêm Riêp- AngkorWat-AngkorThom, hàng tuần trước đó, tôi đã phải tra cứu để nắm lại và tìm hiểu những thông tin mới, bởi từ điển Wifimédia là cuốn từ điển mở, cặp nhật từng ngày, sát với ngày tôi lên đường thăm xứ sở Chùa Tháp, vẫn xuất hiện những dòng bổ sung…
Chỉ cần ghi nhận từ đầu Công nguyên, ta đã thấy bao trùm trên địa bàn này một vương quốc Phù Nam rộng thênh, gồm cả khu vực nay là đồng bằng sông Cửu Long (di chỉ khảo cổ vùng Núi Sập An Giang ghi nhận điều này), phía Tây đến tận thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan). Phía Nam đến tận vùng bắc bán đảo Malacca, mà cư dân chủ yếu là người Mã Lai, Đa đảo. Người Khmer là tộc người có thành phần và ảnh hưởng lớn trong vương quốc Phù Nam, họ là những cư dân đầu tiên tiếp nhận sâu đậm văn hoá Ấn Độ, từ tôn giáo đến thể chế chính trị của Ấn Độ. Cho nên không mấy kỳ lạ khi những vị vua đầu tiên của vương quốc Phù Nam cũng là người Ấn Độ.
Vương quốc Phù Nam thịnh trị và tồn tại đến năm 630 (sau CN). Nhưng không phải đợi đến năm ấy, tộc người Môn Khmer đã hình thành nước Chân Lạp ngay từ năm 550 ở vùng trung Nam Lào và Đông bắc Thái Lan. Nước Chân Lạp lớn mạnh dần, nuốt dần lãnh thổ của Phù Nam cho đến năm 630 thì khai tử vương quốc này và sừng sững lập nên một vương quốc rộng lớn không kém (bao trùm Cămpuchia, Lào, Thái Lan, nam Việt Nam). Vùng Angkor (tây Campuchia ngày nay) là thủ đô vương quốc. Từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 là thời đại hoàng kim của nền văn minh Khmer. Đế quốc Khmer là sự hợp nhất của Lục Chân Lạp (bao gồm trung lưu sông MêKông, trung nam Lào, từ tây Quảng Bình trở xuống, cộng với bắc và tây bắc Campuchia.) cùng với Thuỷ Chân Lạp (717-877) bao gồm miền Nam Việt Nam và đông nam Campuchia, chưa kể đến những tiểu quốc phụ thuộc như tiểu quốc của người Thái Bồn Man (1369), tiểu quốc Jarai, tiểu quốc Mạ (Tây Nguyên)…
Cụm di tích Angkor Wat-Angkor Thom của nền văn minh Khmer, là một trong 7 kỳ quan đầu tiên được thế giới thừa nhận có gì giống như sự chứng minh bằng tác phẩm của nhà văn lớn: Không rõ vương quốc Phù Nam tồn tại non 7 thế kỷ lớn mạnh đến đâu, nhưng chỉ trong vòng trăm năm từ đầu thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13, các đời vua từ Jayavarman II đến Jayavarman VII đã xây dựng được công trình kiến trúc tuyệt đỉnh của Khmer, di sản văn minh hàng đầu của nhân loại.
Sàigòn tour không để chúng tôi ăn trưa ngày đầu ở thủ đô Phnông Pênh như tour Mai Linh, nên đến ngã tư, lối rẽ phải đường 11, xe chúng tôi rẽ để ăn trưa ở Prey Veng rồi qua Congpong Chàm.
Vậy là được biết thêm đoạn đường qua hai tỉnh trên mà không phải lặp lại hai lần trên chặng Congpong Thom-Phnong Pênh mà lượt về đằng nào chúng tôi cũng phải qua. Vậy là chúng tôi đã đi bao quanh hình một quả trám phía đông bắc thủ đô Phnông Pênh, cũng là trung tâm đất nước Campuchia.
Thấy được cái nghèo của cư dân hai bên đường qua những căn nhà khó có thể gọi là nhà. Kiểu nhà sàn, đứng trên bốn cột gỗ hoặc cột xi măng là một cái hộp nhỏ bưng kín chung quanh bằng gỗ hòm, mái lợp lá hoặc lợp một tấm tôn. Căn nhà sàn lênh khênh chỉ nhỉnh hơn cái chòi canh nương rẫy của đồng bào dân tộc chút ít. Rất hiếm thấy một nhà xây hai ba tầng, loại nhà này chỉ xuất hiện ở các thị trấn đông dân cư. Đặc biệt, chúng tôi không gặp cái chợ nào bên đường. Chàng trai hướng dẫn viên Chan Vi Bo giải thích: Dân Campuchia nhiều người cả năm mới đi chợ một hai lần, họ tự trồng rau, nuôi gà, nuôi heo, tự cấp…Ở nhà sàn là nếp sống cổ truyền của người dân, có lẽ cũng để phù hợp với cách sống theo từng mùa nước nổi. Trồng lúa chỉ một vụ, nên mùa này trên đồng chỉ thấy những cây thốt nốt, cây dừa…Thản hoặc chúng tôi cũng gặp những cánh rừng cao xu, có cả những rừng cao xu của người Việt thuê đất để canh tác. Thốt nốt là cây tiêu biểu cho xứ sở Chùa Tháp. Cây đực có hoa, cây cái kết quả. Thường chủ cây leo lên lấy mật mang theo ống tre, treo lên hứng từng giọt mật ở nơi hoa bị cắt qua đêm, hôm sau mới đủ để uống. Vị ngọt rất thơm này không để được lâu, chỉ 5 tiếng đồng hồ đã chuyển thành rượu, vài hôm sau nữa sẽ chuyển thành dấm. Nên những ký đường đóng thành bánh thường không còn nguyên chất đường thốt nốt. Phải 8 lít nước thốt nốt mới cô lại thành 1 kg đường thốt nốt. Mỗi năm cây chỉ cho mật 6 tháng. Mỗi ngày được 4 lít nước mỗi cây, có nghĩa là nửa ký đường. Côngpông Chàm (bến nước của người Chàm) đất khá tốt, đã xuất hiện nhiều vạt đất rộng lớn trồng cao xu. Chan Vi Bo rất vui tính, ngoài những nhận xét khái quát, anh hay liên hệ dẫn chứng những chi tiết đời sống, rất có ích cho nhà văn: Người Campuchia sợ người Chàm hay bùa ngải. Có một làng người Chàm nổi tiếng về làm bùa. Loại bùa Maloong bọn Khơme đỏ hay dùng, có trường hợp bọn chúng dùng cả thai nhi đem nướng lên để luyện bùa (!). Côngpông Chàm còn nổi tiếng về đặc sản dế mèn, có cả một khu chợ côn trùng (thị trấn Scoul): niềng niễng, nhền nhện, dế mèn, bọ cạp. Trước khi đi Campuchia, tôi có đến thăm nhà văn Tô Hoài. Tôi nói cụ thứ lỗi cho nếu sang đó tôi buộc phải nếm…nhân vật của cụ. Thực ra, Việt Nam cũng đã có nơi nuôi đặc sản này cung cấp cho dân nhậu. Nếu cách bắt dế của Cămpuchia do Vi Bo kể này, Việt Nam áp dụng được thì cũng hay: Họ treo cao một ngọn đèn màu tím trên miệng hố nước muối. Tiếp giáp giữa ngọn đèn và hố nước là một tấm ni lông. Dế mèn bị hút về phía ánh đèn, vấp phải tấm ni lông, ngã xuống hố nước muối và ướt cánh, bị “sa lầy”, không bay lên được. Hàng tấn dế được bắt bằng cách này, chứ không phải như chúng ta đổ dế bằng…nước tiểu, chẹn bắt từng con thời niên thiếu.
Xế chiều, tới địa phận tỉnh Siêm Riệp, chúng tôi dừng thăm chiếc cầu cổ Kompong Kdei đã tồn tại trên ngàn năm, chỉ được xếp bằng những khối đá ong mà vẫn còn vững chắc. Quốc lộ 6 phải né sang một bên, cầu chỉ dành cho xe thô sơ và làm triển lãm. Hai đầu cầu có tượng đầu rắn thần Naga. Cũng là nguyên khối kiến trúc cổ. Siêm Riệp có dân số 70.000 người, trong đó 80% dân giầu lên bằng nguồn du lịch, đang là tỉnh nghèo (thứ 24) đã ngoi lên hàng thứ tư. Đến Siêm Riệp, do còn sớm, chúng tôi lên thăm đền núi Phnong Bakheng, nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom, đây là trung tâm vương quốc Khmer đầu tiên, xây dựng thời vua Yasowarman I (889-915), ngọn núi thiêng của Angkor như núi Meru thiêng liêng của Ấn Độ. Du khách thường leo lên đây chụp hình cảnh hoàng hôn phủ lên kinh đô cổ, hoàng hôn của một vương triều từng bình minh rực rỡ...
Angkor Wat (Đế Thiên) thờ thần Visnu của Ấn Độ giáo, sau vương triều Khmer theo Phật giáo nên Angkor Wat thành đền thờ Phật.
Về vị trí địa lý và đặc điểm diện mạo AngkorWat-Angkor Thom, ta có thể hình dung khái quát thế này: Từ TP Hồ Chí Minh, đi đường bộ 490 km về phía tây bắc, ta tới thành phố Siêm Riep, nằm kề phía bắc biển hồ Tonlé Sap. Từ Siêm Riep lên phía bắc chỉ 4,5 km, ta chạm đến một vùng quần thể kiến trúc toàn bằng những khối đá xanh (mỗi khối đá còn dấu đục lỗ để buộc dây cho dễ vận chuyển, có thể là voi kéo hoặc sức nước, sức người…vượt khoảng cách hàng trăm km mới có loại đá này) Trong vòng 160 km2 có tới 200 chùa miếu xây đá như vậy mà trung tâm là Angkor Wat. Angkor Wat xây dựng trong 37 năm dưới triều vua Surjavarman II (1113-1150), là cụm đền được bảo quản tốt nhất, toàn bộ là những phiến đá xanh xây lên, với những tác phẩm điêu khắc đá tuyệt mỹ, là dấu tích kinh đô của đế quốc Khmer (thế kỷ 9 đến 13). Angkor Wat nằm trong vòng tường cao 8m, dầy 1m hình vuông, mỗi cạnh 1,5 km. Có 5 tháp lớn ở giữa. Tháp trung tâm cao nhất 65m. Có 7 vòng tháp, tượng trưng cho 7 rặng núi thiêng Meru (thần thoại Ấn Độ), Angkor Wat mang dáng một bông sen khổng lồ nở giữa đại ngàn. Chung quanh vòng tường là hào nước bao bọc Angkor Wat, rộng đến 190m. Con đường dẫn vào chính môn rộng 10m, dài 230 m lát toàn bằng đá tảng, và cao 5 m so với mặt nước hồ hai bên.
Chưa hết bàng hoàng khâm phục sức nghĩ, sức người xây dựng một vùng huyền thoại đó, thì vào sâu bên trong, ta bắt gặp ngôi đền chính có tới 398 phòng, nghệ thuật chạm khắc đá tinh vi, kỳ diệu miêu tả sử thi Ấn Độ Mahabhrarata và Raymana trên trần phòng, trên hành lang, lan can. Nét khắc chìm khắc nổi thật sinh động cảnh các thần linh nhẩy múa, cả cảnh trêu chọc nam nữ, cảnh chiến trận, những động tác vung gươm, bắn cung. Ngựa lồng lên kéo những chiến xa thời trung cổ. Dẫy hành lang tầng thấp nhất, là tác phẩm điêu khắc lớn và dài nhất thế giới: 800m chiều dài, 2,5 m chiều cao. Nhưng vượt trên tất cả, trở thành biểu tượng nghệ thuật nghìn đời của nghệ thuật Khmer, là hình nét uyển chuyển của các vũ nữ Apsara.
Đến đền Ta Phrom, vua Jayavarman VII cho xây năm 1186 để tưởng niệm hoàng thái hậu, tôi mới bắt gặp dấu tích cuộc vật lộn, chống chọi của những công trình đá với sự tàn phá của thời gian: Những cây cổ thụ có tuổi vài trăm năm trở lên, trong đó phổ biến là cây dầu, gỗ thì xốp nhưng những bộ rễ thì luồn sâu vào ngách đá, vào những ngóc ngách của công trình, rồi từ đó nở to ra, thậm chí còn ăn mòn cả đá, đã vật ngã từng gã khổng lồ rắn chắc nằm ngổn ngang giữa rừng. Ở một đôi chỗ, rễ cây đã làm nứt đôi công trình đá, nhưng lại tỏa một nhánh rễ ôm trùm cả công trình, không cho nửa tòa tháp đổ xuống...chúng vừa phá đi vừa níu giữ như chỉ để chứng tỏ sức mạnh của mình. Muốn nhái cách nói hài hước cửa miệng của dân gian (Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua bằng…thật nhiều tiền!): “Cái gì không phá được bằng thời gian thì phá bằng…thời gian dài hơn nữa!”
Thiên nhiên và thời gian đã tạo hình cuộc vật lộn dai dẳng giữa những gã khổng lồ với bao vòm hang đa dạng, gợi ý cho đạo diễn phim Bí mật ngôi mộ cổ đưa ngôi sao Angelina Jolie tới thực hiện ý đồ, mặc nhiên quảng cáo miễn phí cho các tour du lịch Campuchia.
Trên dọc đường từ biên giới tới đây, tôi luôn gặp những đám cỏ xanh tốt, bên cụm dừa, cụm thốt nốt xanh đến rợn ngợp, không khỏi nhói lòng nghĩ đến một thời cả đất nước này là một bãi chiến trường. Dưới những cụm cây cỏ xanh rợn ngợp kia, hẳn còn âm khí những hồn oan. Máu hai dân tộc đã hòa chung dưới lớp đất này. Những chàng trai Việt ngỡ giải phóng Sài Gòn xong được “nghỉ tay gác kiếm” nào ngờ …Hàng chục sư đoàn buộc phải tràn qua biên giới, không thể thấy bạn sắp chết mà không cứu. Huống hồ đây là cả một dân tộc anh em đang bị hành hình! Những chàng trai Việt như những dũng sĩ Thạch Sanh lao vào sào huyệt của đại bàng tinh dẫu phải trả giá đắt, để cứu cả những cô vũ nữ Apsara mềm mại trong hình thể đá!
Angkor Thom (có nghĩa là kinh đô vĩ đại) là thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của đế quốc Khmer, xây dựng dưới triều vua Jayawarman VII (1181-1219), trung tâm xây dựng chếch lên phía bắc của Angkor Wat 1,7 km, cách thành phố Siêm Riep 7,2 km, nhưng Angkor Thom một phần vẫn trùm lên thủ đô cũ, hai công trình này xây dựng cách nhau khoảng một thế kỷ. Angkor Thom xây dựng theo phong cách Bayon, xử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng. Cổng phía Nam là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Angkor. Hai bên sườn con đường dẫn tới cổng vào là hai hàng tượng đá với 54 pho mỗi hàng, thần linh bên trái, ác quỷ bên phải. Vậy là có 108 nhân vật thần thoại canh giữ cổng thành. Các nhân vật này đều nắm giữ rắn thần Naga bên gối, dài suốt hàng tượng…
Dường như hai hàng tượng trên đã dự báo hai thế lực thiện ác truyền đời đối kháng với nhau, Campuchia chứa đựng những mâu thuẫn kỳ lạ: Một đất nước có tục trẻ em nào cũng phải mấy năm đi tu, mới được coi là người tử tế. Khi đi hỏi vợ, đều được hỏi đã qua thời gian tu chùa chưa? Thế mà cũng đất nước ấy lại sinh ra những cánh đồng chết, lũ quỷ giết hàng triệu người bằng cuốc chim, búa tạ giữa thời đại vũ khí hạt nhân. Tội ác này lại do chính những người được ăn học ở một nước văn minh hàng đầu của nhân loại là nước Pháp, về nước, họ đã thai nghén ra một chế độ “cộng sản” quái đản (những tội danh của lịch sử: Pol Pot, Iêng Xari, Nuon Chea, Son Sen…), đàn áp Phật giáo, Thiên chúa giáo…, chà đạp mọi thành tựu văn minh của loài người: không tiền tệ, không ngân hàng, không luật pháp…Một triệu dân Phnông Pênh bị Khmer đỏ bắt rời thành phố trong vòng 48 giờ. Họ bị phân tán ra 24 tỉnh để không thành một lực lượng chống đối. Hơn hai chục ngàn người trí thức bị tiêu diệt, còn lại hai chục người. Khiến số dân Campuchia năm 1975 còn 7,3 triệu người đã phải sụt giảm thêm đến một phần tư dân số nữa. Hướng dẫn viên Vi Bo 23 tuổi, không biết đến chiến tranh, nhưng vẫn mang nặng nỗi đau máu thịt bởi những cha chú cô dì anh đều là nạn nhân. Anh thuộc lòng quãng thời gian địa ngục đó: 3 năm, 8 tháng, 20 ngày.
Chính phủ Campuchia hiện nay, với nhiều chính sách nhân đạo, đã kích thích cho sự hồi sinh: Campuchia còn nghèo, nhưng phụ nữ sinh con đến nhà hộ sinh miễn phí, bệnh viện nhi đồng cũng miễn phí…Một thời gian chưa lấy gì làm dài, dân số đã nâng lên 14 triệu, 80% theo đạo Phật tiểu thừa.
Trung tâm Angkor Thom là khu đền Bayon. Đó là một cụm tháp đá có tạo hình đặc biệt: mỗi tòa tháp đều được điêu khắc 4 mặt người nhìn ra 4 phía. Mỗi gương mặt đá đều có chung tính chất đôn hậu, nhưng lại có riêng những nụ cười bí ẩn. Cả thảy có 54 khối tháp như vậy, cả thảy có 216 gương mặt và nụ cười bằng đá thách thức hậu thế tìm ra ý nghĩa…Sực nhớ bài thơ Trước tượng Bayon của nhà thơ Hữu Thỉnh: Bayon quay mặt vào tôi/ Còn ba mặt nữa với người đâu đâu/ Cỗ xe chớp bánh trên đầu/ Nụ cười đặt giữa binh đao nói gì ? Nhà thơ đã cập nhật tính thời sự ở hai câu đầu. Nhưng đã khái quát cao sự trường cửu nghệ thuật đối chiếu với tính nhất thời của các cuộc chiến tranh ngay ở hai câu sau. Nhưng vẫn là khái quát mở để ta có thể hiểu như vậy hoặc hiểu một cách khác? Cỗ xe thời gian, cỗ xe lịch sử chớp bánh trên đầu chúng ta, thoắt đã …nghìn năm như chớp mắt. Thế mà con người và rừng già nỡ chôn vùi những nụ cười triết học ấy suốt nửa thiên niên kỷ, từ cuộc thất trận của các vua Khmer trước người Xiêm (thế kỷ 15), về lập đô mới ở Phnông Pênh. Kẻ thắng chỉ phá hủy mà không biết xử dụng. Người thua không đủ sức lấy lại cố đô! Rừng già và sự quên lãng năm thế kỷ đã bao phủ lên những triết gia bằng đá ấy…Cảm ơn một người Pháp tên là Herri Mouhot đã khám phá lại vào năm 1860, trả lại cho nhân loại một thế giới nghệ thuật điêu khắc cổ.
Nhìn mấy cây hoa màu vàng tươi bên đường, chúng xuất hiện ngay từ cửa khẩu Mộc Bài, theo gót chúng tôi suốt chặng đường đi và về trên từng cây số. Những chùm hoa mềm mại quý phái xen giữa màu lá xanh nõn, tương phản với những “nhà chòi” 4 chân dân giã ven đường. Chợt nhớ ở thành phố Hồ Chí Minh cũng thi thoảng bắt gặp cây này. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy là ở trong vườn nhà văn Trần Hoài Dương, từ vài chục năm trước, vườn rộng nhưng cây khá cao, cứ phải ngửa mặt lên mà ngắm. Căn nhà sắp phải bán đi, điều chỉnh chỗ ở cho phù hợp hoàn cảnh mới của anh. Tôi rất nhớ giọng nói nhỏ nhẹ, thủ thỉ như không muốn người thứ ba nghe thấy, dẫu trong vườn chỉ có hai chúng tôi, anh dúi vào tay tôi một gói hạt cây: “Anh Long cầm cho Dương ít hạt của cây hoa này, ra Hà Nội, bạn bè mình ai có vườn, cứ gieo thử xem có hợp khí hậu thung thổ miền Bắc không. Đi khỏi đây, Dương tiếc nhất cây hoa này! Dương vẫn chưa biết tên cây, nhưng miễn nó đẹp là đủ, phải không anh?” Một cử chỉ rất Trần Hoài Dương, người luôn chắt chiu những hạt mầm cho lứa độc giả măng tơ…
Bây giờ thì tôi đã biết tên cây hoa này, ít ra là theo cách gọi của người Khmer qua ông Thon, một viên chức của hoàng gia, là người sành sỏi hiểu biết mọi tập tục cũng như đồ quốc bảo của Cung đình. Ông đang giới thiệu cho chúng tôi cây Phật Đản, có hoa mọc từ thân cây và quả cũng treo lửng lơ giữa thân cây: “ Phật được sinh dưới gốc cây này!” Hoa phơi khô làm thuốc, còn gọi là cây Sala!” Tôi vội hỏi về cây hoa vàng ngay cạnh:“Thưa bác, thế còn cây này, tôi thấy mọc phổ biến ở nước ta?” “Đó là cây Hoàng gia, tên dân gian còn gọi là Bọ cạp nước”. Ôi! Sự tương phản lạ kỳ từ tên gọi một loài hoa! Ở một đất nước nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đã lên đến đỉnh cao nhân loại, cũng là đất nước đã đạt một đỉnh cao khác của sự bạo tàn!..
Tương phản với những nhà chòi 4 chân ven đường nông thôn, về Phnong Pênh thủ đô, chúng tôi gặp những đường phố thoáng đãng với nhiều villa kiểu Pháp thế kỷ 19, những công viên cỏ xanh rộng rãi. Phố xá như văn minh hơn một số con phố Hà Nội, Sài Gòn nhờ những xe hơi đời mới sang trọng giảm thuế, ít taxi vì nhiều xe hơi riêng của quan chức và những người giầu có, không thấy nạn tắc đường. Thành phố đẹp và đậm tính cách riêng nhờ mái Chùa Vàng bạc chung khuôn viên với Hoàng cung và những tòa nhà Quốc hội, Bộ ngoại giao, một số cơ quan nhà nước đều có mái kiểu kiến trúc cung đình Khmer. Chưa kể cảm giác thoáng đãng nhờ Phnông Pênh nằm ở giao điểm 3 con sông Tonglé Sap, Bassac và Mê-kông. Con sông Mê-kông từ phía bắc chảy xuống, khi tới Phnông Pênh thì một nhánh bỗng ngoặt lên phía tây bắc, tương tự con sông Đà “độc bắc lưu” của nước mình. Về gần Siêm Riêp, sông càng nở to ra có chỗ rộng đến 50 km, dài đến 150 km, thành Biển Hồ, cái kho chứa nước, điều tiết nước cho cả đồng bằng Campuchia lẫn nam Việt Nam, cũng là vựa cá khổng lồ cung cấp cho hai địa bàn trên.
Vậy là cũng giống như Việt Nam, (60% hàng hoá của Việt Nam) đời sống nhân dân đã được phân hoá rõ rệt giầu nghèo, con đẻ của cơ chế thị trường. Một thời sự nóng như đóng chốt lấy ấn tượng về Campuchia của tôi: Đầu tháng Ba/2010 Phnông Pênh tuyên bố: bắn thử thành công 215 quả tên lửa với khoảng cách 40 km, chứng tỏ khả năng tự vệ chủ quyền của một đất nước đã hồi sinh…
Đêm đầu trở lại Việt Nam, giật mình tỉnh giấc: Nụ cười bí ẩn Bayon theo đuổi tôi, như còn muốn nói nhiều điều V.L.
Các tin khác
THẠCH QUỲ - NGƯỜI NUÔI ẢO MỘNG GIỮA CHIÊM BAO
CÁI MỒM: CÔNG VÀ TỘI!
CÁC DỰ ÁN BAUXITE GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN
THƠ ANH CHẲNG GÓI ĐƯỢC TRỜI XANH CAO
MỘT NGÀY CÙNG CÒ ĐẤT
ẤN TƯỢNG HỮU THỈNH
THEO DÒNG SÔNG CẦU ĐANG CHẢY
LẠI NHỚ VỀ HÒA VANG, NHÀ VĂN GIÀU TRÍ TƯỞNG TƯỢNG VÀ RẤT HOẠT NGÔN
NGƯỜI MÌNH ĐI MÁY BAY
XIN ĐỪNG LÀM BĂNG HOẠI CON TRẺ NỮA !
9 BÀI THƠ TƯỞNG NIỆM MẸ
CANH BẠC CUỘC ĐỜI
THẰNG ĐỔ VỎ
NHÀ VĂN DƯƠNG HƯỚNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
TÔI KHÔNG PHẢI LÀ LÊ VĂN NUÔI
LỜI GIỚI THIỆU TẬP SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG NHÀ TRƯỜNG
ĐỊNH CHUẨN BẰNG NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ QUÁT
THÀY GIÁO ĐỖ VIỆT KHOA ĐÌ - EN
CHÙM THƠ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
THƯ NGỎ CỦA NHÀ THƠ BÙI MINH QUỐC
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)