Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

XIN ĐỪNG LÀM BĂNG HOẠI CON TRẺ NỮA !

Nhà văn Nguyễn Hiếu
Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2010 4:43 AM
( Nhân đọc hai bài báo trên TTTD)    
           Với tư cách là nhà văn, là ông nội của những đứa cháu đang ở độ tuổi mà hai bài báo đăng trên báo TTTĐ ra ngày thứ bẩy 15/5 và ngày 17/5 vừa qua đã phản ảnh. Hai bài báo đó đã tạo ra những bức xúc cho cá nhân tôi cũng như bất kì ai có lương tâm, có tránh nhiệm đến con cháu mình, đến thế hệ tương lai. Nhiều lần tôi tự hỏi một cách đau xót rằng với những người được xã hội Việt nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, đang làm một nghề cao quí, gánh vác một sứ mệnh trọng đại là đứng trên bục giảng để đào tạo, giáo dục con người mà bị băng hoại đạo đức, dối trá, chỉ vì một chút thành tích hòe sói mà nỡ xử xự bằng những hành vi đáng hổ thẹn như vậy sao. Sự lo ngại của tôi lại càng tăng lên khi tôi chợt nhận ra. Những hành vi phản giáo dục đáng lên án đó lại diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật trên hai địa phương mà trong chừng mực nhất định có thể nói lên sự khái quát đáng buồn về nền giáo dục nước ta trong thời gian gần đây. Một ở ngay giữa Thủ đô Hà Nội, một là ở địa phương mà ngay cái tên của nó đã đủ nói lên sự xa xôi, hẻo lánh. Vậy mà cách xử lý của những người được gọi là thầy giáo, cô giáo lại có những nét tương đồng đáng xấu hổ đến thế .
      Khi đồng tiền xen vào giữa quan hệ thầy trò
        Tôi xin nhắc lại một nguyên lý bao quát trong cách quản lý tài chính mà nhiều nước tiên tiến áp dụng xung quanh tiền thuế dân đóng. Ở các nước đó tiền thuế dân đóng chỉ chi dùng vào mấy mục đích sau. Đó là nuôi bộ máy quản lý hành chính các cấp. Thứ hai là chi dùng vào những việc những công trình phúc lợi trong đó chủ yếu là giáo dục và y tế, an dưỡng tuổi già  …Chính vì thế ở nhiều quốc gia đã bao cấp hoàn toàn việc dậy học, việc chữa bệnh cho công dân. Còn ở ta thế hệ những người giờ đây đã trên dưới sáu mươi tuổi như chúng tôi thì đã từng được hưởng chế độ ưu việt như vậy. Nhưng hơn hai chục năm trở lại đây bên cạnh nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển thì việc bao cấp cho giáo dục và y tế lại bị nhà nước bỏ qua. Thya vào đó là tiền thuế của dân lại được đổ vào các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và bị thất thoát bởi căn bệnh tham nhũng trầm kha. Sau chuyến đi công tác Singapo, trực tiếp nhìn thấy sự ưu việt cùng những kết quả tốt đẹp về nền giáo dục, y tế và sự chăm sóc trẻ em ở nước láng giềng bé nhỏ rồi nhìn lại tình hình giáo dục, y tế nước ta tôi nhận ra một thực tế đau xót rằng. Khi các bậc phụ huynh, những người bệnh phải bỏ tiền ra để thuê thầy giáo dậy con mình và chữa bệnh cho mình. Khi các thầy các cô, các bác sĩ với đồng lương không đủ sống luôn luôn tìm cách để moi tiền của phuju huynh học sinh ,của người bệnh thì vị trí, vai trò và nhân cách của thầy, cô giáo, của các thầy thuốc đã suy giảm trầm trọng trong mắt học trò và người bệnh. Khi đồng tiền lạnh giá đã xen vào giữa quan hệ thầy trò, giữa thầy thuốc và con bệnh thì ý nghĩa, mối quan hệ thầy trò thiêng liêng, lòng nhân đạo và trách nhiệm cao cả của người thầy thuốc đã suy giảm dần để thay thế vào đó là mối quan hệ của những người mua và bán. Giữa người làm thuê và kẻ đi thuê. Trong quan hệ này tình cảm, đạo đức sẽ dần dần mất đi để thay thế vào đó là những thủ đoạn làm sao thu đựơc cái lợi về cho mình càng nhiều càng tốt. Bài báo ra ngày 15/5 của TTTĐ là một chứng minh cụ thể nhất nhận định trên. Rõ ràng từ bà hiệu trưởng Cảnh Bạch Yến ,bà hiệu phó Bùi Thu Hương đến các thầy Trần Quang Tình của trường THCS Việt nam-An giêri đã hoàn toàn đánh mất tư cách, nhân cách của những nhà sư phạm thay vào đó là lối hành xử. cùng những mánh lới của gian thương. Bắt học sinh bằng mọi cách học thêm với giá cắt cổ trong những điều kiện trường lớp cực kì phản môi trường sư phạm. Trong những lớp buộc học sinh học thêm đó bàn ghế hỏng, tường lớp nứt nẻ, quạt hỏng, đèn cháy gần hết không đủ ánh sáng. Học sinh học trong sự nóng bức, chật chội . Khi bị báo chí phát giác phê phán thì những người mang danh thầy cô này tiếp tục hành động theo lối xã hội đen. Lấy quyền lực của người thầy truy tội, trấn áp học sinh, răn đe phụ huynh và trù rập những thầy cố không đồng tình với cách hành xử phạm luật vô lý của lãnh đạo nhà trường. Điều đáng tiếc là khi sự thật đã được phơi bày thì cấp trên của trường là phòng giáo dục Quân Thanh Xuân lại thờ ơ, vô cảm trước thực tế đáng lên án ở trường THCS Việt nam – An giêri tạo điều kiện để trường này tiếp diễn những hàng vi sai trái của mình.
        Bệnh thành tích hay là sự phản giáo dục  
       Cách đây hơn một năm dư luận xã hội đã bất bình khi một cô bảo mẫu đã dán băng dính vào mồm cháu bé để cháu khỏi khóc đã dẫn đến cháu bé bị  tử vong. Thì vào những ngày này câu chuyện động trời về cô giáo Nguyễn Thị Thúy ở trường Mầm non Hoa lan – trường chuẩn quốc gia ở thị trấn Mù Căng Chải ( Yên bái) bị học sinh và các bậc cha mẹ tố cáo đã dùng băng dinh dán mồm các cháu trong giờ nghỉ trưa và trừng phạt các cháu hay nói chuyện trong lớp. Sau những hành động bạo lực, phản khoa học và có thẻ nói mất nhân tính này bị phát giác thì từ bà hiệu trưởng Nguyễn Thị Tình đến cô giáo Nguyễn Thị Thúy lại thực hiện luôn cách hành xử phi sư phạm nhất ấy là thực hiện màn kịch dậy các cháu nói dối. Đổ hành vi tồi tệ này do các cháu nghịch ngợm trong lớp tự dán mồm nhau. Tôi đọc bài báo đầy dũng cảm và chân thực này vào ngày 17 /5 khi mà cả nước ta đang chuẩn bị kỉ niệm ngày sinh lần thứ 120 của Bác Hồ kính yêu. Nhà yêu nước vĩ đại Người luôn luôn quan tâm đến giáo dục trẻ em. Người mà đã có câu nói nổi tiếng về con trẻ “trẻ con như búp trên cành”. Với lứa tuổi mẫu giáo như các cháu ở trường Mầm non Hoa Lan thì những chiếc búp đó đang bị hành hạ, thui chột về thể xác và bị đầu độc về tâm hồn bởi thói ứng xử lừa đảo. Bài báo đã hơn hai lần nhắc lại câu nói truyền thống của cha ông ta “đi hỏi gìa về nhà hỏi trẻ “ . Khi cô giáo Nguyễn Thị Thúy dán miệng trẻ con đã là một hành động tàn nhẫn vô lương tâm cần phải lên án không chỉ trước dư luận mà còn trước pháp luật trong điều khỏan ‘vi phạm thân thể người khác” nhưng màn kịch mà bà hiệu trưởng cùng cô Nguyễn Thị Thúy dựng ra bắt các cháu nói dối để bảo vệ cái danh hiệu trường chuẩn quốc gia lại thuộc về nhân cách của những người làm thầy. Thật đáng buồn và cũng thật đáng phẫn nộ, chỉ vì những danh hiệu hão mà người lớn, những người làm thầy đang tâm đầu độc trí óc, tâm hồn non dại, trắng trong, ngây thơ của các cháu nhỏ mới lên bốn lên năm tuổi. Thật đáng tiêc tác giả bài báo không cho biết bà Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tình và cô giáo Nguyễn Thị Thủy kia đã có con ,có cháu không. Đã bao giờ họ đứng ở vị trí của những người làm bà, làm mẹ sẽ nghĩ và xử lý thế nào khi cháu mình, con mình bị hành hạ về thể xác bị đầu độc về tâm hồn. Với tư cách người ông tôi thực sự lo ngại cho những đứa cháu của tôi nếu bị dẫy dỗ bởi những cô giáo, thầy giáo như ở Trường THCS Việt nam – Angiêri và trường mẫu giáo Mầm non Hoa lan.
        Thầy Khổng Tử từ vài nghìn năm nay đã dậy rằng “cái gì mình không muốn thì đừng gán cho người khác”( kỷ sở bất dục vi thi ư nhân). Xin kể thêm chuyện nữa vè giáo dục. Trò Minh Tuyên đến học Trang Tử ( học trò ưu tú của Khổng Tử). Ba năm thầy Trang thấy trò Tuyên ít đọc sách. Hỏi thì trò đáp”ba năm con học với thầy, thấy thấy đối xử với song thân lễ kính như thế. Tiếp đón bạn bè hòa thuận như vậy. Vào triều thầy làm đúng phép tắc và bổn phận bề tôi. Con đang học tấm gương đó của thầy chưa xong lấy làm hổ thẹn lắm”.Thầy khổng tử lại nói “tiên học lễ hậu học văn”. Với những người thầy như hai bà hiệu trường trường THCS Việt Nam – An giêri và mẫu giáo Mầm non Hoa Lan( Mù Căng Chải) cùng những người thầy, cô của hai trường ấy đã có lần nào nghĩ rằng. Những điều mình bắt học sinh làm một cách trái phép đó mình có muốn làm không ? Và cao hơn với những hành động thiếu nhân cách, vô đạo đức của họ như vậy liệu học sinh đang do họ dẫy dỗ sẽ học được gì ở họ hay chính họ đang là tấm gương xấu mà bất kì người lương thiện, chân chính nào cũng cần lên án, tẩy chay .
 Nhà văn Nguyễn Hiếu