Đầu Xuân 2010 , tôi có dịp sang chơi đất bạn Trung Hoa vào đúng mấy ngày Tết Nguyên đán , chợt thấy có vài điều suy nghĩ , thử trình bày , may ra có bạn nào đồng cảm ..
Có hai câu hỏi làm tôi băn khoăn :
1. Tại sao cả vài tỷ người ở Trung Quốc mà không mấy người biết tiếng Anh , thứ tiếng các khách du lịch khắp nơi trên thế giới đều học hỏi ?...
2. Đêm giao thừa và cả tuần tiếp theo TIẾNG PHÁO ở Trung Quốc nổ thâu đêm...có điều gì đáng suy nghĩ ở đây?
Thứ nhất : Tiếng Anh ở Tầu
Chẳng nói thì các thanh niên Việt Nam đều coi tiếng Anh như một công cụ cần thiết để tiến lên trong bước đường sự nghiệp của mình , họ học hỏi và rất nhiều người am hiểu thứ ngoại ngữ này , nhưng đến Trung Quốc thì thấy lạ : hỏi họ thì hầu như không có ai biết tiếng Anh, kể cả các nhân viên , các chủ quán, các nhà thương nghiệp... ? Đến nỗi du khách ( mù tịt tiếng Trung ) vào hàng ăn không thể nói gì ( bằng tiếng Anh ) cho các nhân viên biết để mang lại thức ăn , uống đơn giản nhất như nước, cơm, thịt gà, muối..
Mấy cháu VN giỏi tiếng Anh rất bực mình vì cứ như kẻ điếc, kẻ câm..., trong khi nếu đi bất cứ nước nào khác , họ đều có thể giao tiếp, vui cười, và hòa đồng dễ dàng...
Hình như có nguyên nhân đơn giản nhưng ít ai để ý, lý giải cho thỏa đáng:
Đất nước Trung Hoa ngày nay rất đông nhân khẩu , lại rất giỏi lao động, hàng hóa họ làm ra nhiều và rẻ, vậy thì muốn có việc làm đê tiến thân, vươn lên có cần đến ngoại ngữ hay không ?
Câu trả lời là : Không cần!
Vì đơn giản :Các Ông chủ ở đây đều là người Hoa ( Khác các nước có nhiều ông chủ ngoại quốc )
Dân Tầu chỉ cần giỏi tiếng Tầu! ( mà cũng chẳng cần giỏi lắm đâu ) , khỏe mạnh, có một nghề nào đó...thế là đủ để có một cuộc sống an lành , no đủ...
Vậy thì , thay vì trách cứ dân Tầu không biết tiếng Anh, nhiều thanh niên Việt Nam và các nước khác quay sang học tiếng Trung...và quả thật , số người này khá dễ dàng trong việc kiếm sống...
Thứ hai : Tiếng Pháo Xuân
Đã lâu không nghe tiếng Pháo Xuân , vị pháo nồng nàn phút giao thừa, các du khách Việt Nam sửng sốt và cảm động khi thấy ở ngay Thượng Hải, Bắc Kinh hoàn toàn không cấm đốt pháo.
Ngày mùng 3 Tết mà pháo còn nổ vang cho đến tận 3 giờ sáng...
Một nhà thơ VN bày tỏ một nguyện vọng thiết tha :
“
Trong một năm, phút giao thừa là cảm động nhất
Trong đời một người , phút đón dâu là cảm động nhất
Vì vậy , xin hãy cho phép mọi người Việt Nam được đốt pháo mừng vào hai thời điểm đầy văn hóa đó. “
Dĩ nhiên cần tạo quy định để hạn chế những sai lầm do sự thiếu văn hóa gây nên khi đốt pháo, cần có pháp lệnh thật nghiêm , phạt nặng những người vi phạm :
Ví dụ như :
- Chỉ dùng loại pháo nhỏ , tiếng kêu ròn nhưng không gây nguy hiểm
- Chỉ được đốt pháo vào đêm giao thừa , cho đến 8 giờ sáng mùng 2 Tết
- Chỉ đốt pháo chúc mừng đám cưới vào phút đón dâu
- Kèm theo là những quy định cho các nơi có trách nhiệm sản xuất pháo phải tuân theo, nghe nói bây giờ đã làm được các loại pháo không gây nguy hiểm..
- Ở Trung Quốc họ đã làm được việc kiểm soát Pháo một cách dễ dàng , tại sao VN ta không làm được ?
Nếu được như vậy thì nền văn học Việt Nam sẽ vô cùng biết ơn :
Câu ca đã trở thành nếp sống đẹp lại có dịp ngân nga:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh ( cổ văn )
Bao nhiêu bài thơ, bức họa, bản nhạc cảm động lúc cô bạn gái xinh đẹp ( chàng trai tài ba ) của chúng ta lên xe hoa , để lại cho trái tim ta bao tiếc nuối ( là tiền đề cho sáng tác thăng hoa )...
Trước ngõ nhà em vang tiếng pháo
Chân bước ra đi lòng ngập ngừng... ( Cô láng giềng )...
Nhân dịp này tôi trưng cầu ý kiến quý bạn
Ai đồng ý hãy lên tiếng , hoặc chí ít , bạn ký vào bản trưng cầu ý kiến dưới đây...
“ Trong một năm, phút giao thừa là cảm động nhất
Trong đời một người , phút đón dâu là cảm động nhất
Vì vậy , xin hãy cho phép mọi người Việt Nam được đốt pháo mừng vào hai thời điểm đầy văn hóa đó. “