Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Xúc động bao nhiêu, day dứt bấy nhiêu

Nguyễn Thành
Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2012 2:47 PM

Truyện ngắn dự thi Chị tôi của Đàm Quỳnh Ngọc ( Văn nghệ số 31, ngày 4-8-2012) là một chuyện đạt mức như thế.
Đọc xong, nếu ai đó bảo kể lại cùng nghe xem tác giả dùng thủ pháp sáng tạo kiểu gì mà đạt hiệu quả nghệ thuật cao như vậy. Theo tôi, ngoài tiêu chuẩn hiện thực, truyện còn được viết theo hướng đơn tuyến, không cầu kỳ rắc rối ít xung đột. Nhân vật chính lại là một người ốm liệt giường, nên mọi diễn biến tình cảm cùng sự diễn biến tình cảm cùng sự giao tiếp với bên ngoài đều thông qua nhân vật phụ xưng Tôi.
Chuyện rằng: Năm 17 tuổi, cao lớn, khỏe mạnh chị xung phong đi xây dựng kinh tế mới ở một miền núi sâu xa theo tiếng gọi của một tổ chức dành cho tuổi trẻ. Thế rồi 12 năm sau chị về hẳn, với chiếc va li xẹp lép chỉ mấy bộ quần áo…tóc thưa, mỏng vì sốt rét, mắt vô hồn. Mẹ lo lắng hỏi: Đơn vị con làm sao? Giải tán rồi mẹ ạ! Tiếng chị vẫn ngoan hiền, nhưng nghe như có cả nỗi ức nghẹn trào lên từ lồng ngực…sau đó chị vò võ ốm, rồi chết.
Tôi, người em vì rất thương chị( và người ốm thường hay cầu người thân ở cạnh), nên đã lục tìm trong trong va li nghèo nàn cuốn sổ của chị mới biết khi còn lao động ở nông trường chị yêu một người đàn ông tên Đức.
Trong cuốn sổ ấy, bên cạnh tình cảm chân thành của chị còn có những công thức chế biến các loại măng rừng, xử lý măng rừng tươi, và cả những cách giải độc nếu ăn phải lá ngón và cũng vì ăn phải ké ong độc mà Đức đã mất mạng. Rồi cảnh mưa rừng như thác lũ cho thấy cho thấy trước thiên nhiên kỳ bí con người thật bé nhỏ và vô nghĩa lý ( chữ dùng của Vũ Trọng Phụng)
Đến cuối truyện, hãy nén lòng để đọc mảnh giấy cuối cùng do chị viết mà chẩn đoán nguyên nhân bệnh tình gây nên cái chết bi thương cho chị: Sức trẻ, tình yêu, ước mơ…có còn gì đâu. Có những việc không bao giờ làm lại được nữa. Sống làm chi khi không còn cơ hội để ước mơ! Vĩnh biệt.
Ngoài nhân vật người em trong vai trò dẫn chuyện, còn có ông bố mang hàm đại tá đã về hưu làm thường dân mà vẫn không bỏ được quân phong, quân kỳ. Bà mẹ suốt đời lo toan trong lam lũ và ông bác sĩ quân y( bạn của bố), bà bác sĩ bên hàng xóm là những nhân vật phụ như những vệ tinh sống quay quanh một linh hồn đang mòn mỏi chết. Càng làm truyện thêm phần day dứt thê lương.
Đàng sau thân phận Chị tôi, truyện ngắn còn gián tiếp tố cáo tội ác chiến tranh đã dãn đến đói nghèo và phê phán tư tưởng giáo điều duy ý trí.

Nguyễn Thành