Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
LỊCH SỬ LÀ SÒNG PHẲNG
Nguyễn Vĩnh
Thứ bẩy ngày 5 tháng 6 năm 2010 6:17 AM
Tuần trước tôi nhận được thư mời dự buổi thuyết trình của một bạn Pháp gửi qua hộp thư e-mail.
Có thể do mấy người Pháp quen cũ họ cho địa chỉ hòm thư tôi chứ thực ra tôi không quen người mời.
Người mời là một nhà nghiên cứu. Tên ông là Pierre Daum. Trong các tài liệu ông gửi kèm thư mời, tôi được biết ông mới in một cuốn sách về lịch sử vào năm ngoái tại Pháp, cuốn
Immigrés de force, Les Travailleurs indochinois en
France, 1939 – 1952
(tôi tạm dịch « Dân nhập cư cưỡng bức - Những người lao động xứ Đông Dương ở Pháp - từ 1939 đến 1952 »). Sách do Nhà xuất bản ‘Actes Sud’ ấn hành – Paris, tháng 5/2009.
Điều gây ấn tượng với tôi chưa phải là sách, vì đâu đã có sách đọc. Mà chính là lịch công việc của ông Daum. Chỉ với hai tuần lễ ở nước ngoài, nhà nghiên cứu này đã lên lịch tới 6 buổi thuyết trình liên tục trên suốt dải đất từ Nam ra Bắc Việt Nam. Mới đầu ông nói ở Huế (1 buổi), rồi quay vào Sài Gòn (3 buổi) và cuối cùng ông trở ra để kết thúc tại Hà Nội (2 buổi). Điều đặc biệt, và đó cũng là cách chuẩn bị chu đáo, là các buổi thuyết trình của ông sắp tới đều công bố được tên tuổi một số nhân vật danh tiếng của Việt Nam đã nhận lời dự.
Tôi nghĩ với lao động trí óc, lại thuộc lĩnh vực khoa học xã hội luôn có sự tế nhị và phức tạp thì việc đề ra một thời gian biểu làm việc nặng và căng như thế là đáng nể.
Trở lại chủ đề ông Pierre Daum sẽ thuyết trình. Đó là vấn đề người nhập cư cưỡng bức ở xứ Đông Dương vào nước Pháp những năm đầu thế chiến thứ 2. Họ buộc phải đến Pháp làm thợ, lao động cực nhọc trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt như “nô lệ”. Ở Việt Nam, là người ngoại đạo của sử học nên tôi cũng không biết gì nhiều về một mảng sử liệu quan trọng này. Tôi cũng không rõ có nhà sử học hoặc công trình nghiên cứu nào ở ta có đề cập sâu về vấn đề trên hay chưa?
Còn ông Pierre Daum thì dành tới 3 năm cho một công việc như vậy. Ông mở nhiều đợt sưu tầm tài liệu tại các vùng ngoại ô của thủ đô Paris và thành phố cảng Marseille ở Pháp. Ông Daum còn tới Hà Nội và một số làng mạc xa xôi khuất nẻo ở Việt Nam để nghiên cứu và thẩm tra “thực địa”.
Đáng kể nhất trong công trình nghiên cứu của mình, ông Pierre Daum đã tìm ra và trực tiếp gặp gỡ 25 người Việt Nam từng là lao động nhập cư “cưỡng bức” thời kỳ lịch sử đó. Đây có thể là những chứng nhân sống cuối cùng của lớp người lao động khổ sai tại Pháp những năm 1939-1952.
Biết được thêm là hồ sơ khoa học này đã từng là vấn đề bị quên lãng 70 năm nay ở nước Pháp. Với công trình của ông Baum, một “trang sử” thuộc địa Đông Dương được hé lộ. Khía cạnh hé lộ không phải là không “nhạy cảm” - là việc những người lao động thuộc địa bị cưỡng bức sang Pháp - và hơn thế nữa, những người này bị chính quốc sử dụng như nô lệ. Chắc chắn đó là điều chẳng người Pháp nào muốn khui ra trưng ra. Vì đâu có vinh hạnh gì cho nước Pháp. Càng hiểu sự im lặng bảy thập kỷ là có lý của nó! Và càng thấy lương tri trong sáng của những nhà nghiên cứu khoa học lịch sử chân chính ở Pháp, những người như ông Piere Baum.
Trong công trình, ông Daum còn cho biết nước Pháp khi bước vào đại chiến thế giới thứ hai không những cần lính tráng mà cần cả những người công nhân để thay thế cho số người Pháp bị động viên ra mặt trận. Họ - những lao động thuộc địa mà chủ yếu từ Việt Nam – đã bị cưỡng bức sang Pháp, ban đầu cập cảng Marseille, bị nhốt vào nhà tù Baumettes ở đây rồi bị phân về các công binh xưởng thuộc bộ quốc phòng trên khắp nước Pháp.
Về số lượng, ngay năm 1939 đã có 20 nghìn người được đưa gấp sang Pháp. Lúc đó nước Pháp đã bị cuốn vào chiến tranh. Các người thợ thuộc địa da vàng này phải làm việc trong những điều kiện cực khổ nhất, không lương bổng không bảo hiểm… Sau khi sử dụng, chính quyền Pháp đã trả họ về nước từng đợt một, suốt từ năm 1946 và kéo dài tới năm 1952 là đợt cuối cùng. Người ta chỉ ghi nhận chừng một ngàn người được chọn ra để định cư ở Pháp mà thôi.
… Đại thể bức tranh lịch sử như thế lần đầu tiên được khởi lộ với sự chân thật của nghiên cứu điều tra và đi kèm các chứng cứ sử liệu xác thực. Các buổi diễn thuyết của ông Daum dù chưa diễn ra, nhưng với lời giới thiệu trước về nội dung như trên, người Việt Nam chúng ta hiểu cái thông điệp gửi đi của giới nghiên cứu lịch sử ở Pháp về thời kỳ thuộc địa Đông Dương cũng như trách nhiệm của nước Pháp đối với những vấn đề thuộc địa.
Như vậy cũng có nghĩa trong nghiên cứu ở Pháp người ta không giấu đi những gì thuộc khách quan lịch sử, không chối bỏ trách nhiệm tinh thần mà các thế hệ cha anh của họ đã một thời gây ra cho các dân tộc thuộc địa ở Đông Dương. Lịch sử và sự thật lịch sử tồn tại như nó đã trải qua. Không ai hoặc thế lực nào trong xã hội có thể bưng bít che giấu hoặc ngụy tạo.
Trong giới sử học nước ta tôi cũng nhớ có một phát biểu, đại ý là lịch sử và sự thật lịch sử lúc này lúc khác vì những lý do nào đó có thể “chưa được”/”chưa phải” là lúc nói ra, nhưng “một khi đã nói ra thì phải nói đúng sự thật”.
Nhân câu chuyện thuyết trình của người bạn Pháp chúng ta thử ngẫm nghĩ kỹ mà xem. Sẽ thấy chúng ta vẫn còn nợ nần không ít trước lịch sử và các vấn đề của lịch sử của chính chúng ta. Tuy nhiên chúng ta vẫn có niềm tin “cái gì của Cesar” sẽ đến lúc được “trả về cho Cesar”. Lịch sử trước sau bao giờ cũng sòng phẳng.
Nguyễn Vĩnh
----------------------
Nguồn:
http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=1339&prev=-1&next=1338
Các tin khác
KHI HỌA SĨ DÙNG CỌ LÀM THƠ.
Thư ngỏ gửi anh Nguyễn Hữu Quý (Đắc Lắc)
XIN QUỐC HỘI CẨN THẬN KẺO DÂN "LÃNH ĐỦ"
CHÙM THƠ CỦA CHU THỊ LINH QUANG
DÂN... DÁM HỖN VỚI CÁN BỘ
GỬI CÁC CHIẾN HỮU CỜ -TỜ-VỜ (CTV) CỦA TN.COM
ĐÔI ĐIỀU THƯA LẠI VỚI BÁC HÀ SỸ PHU
ĐỐI THOẠI BUỔI SÁNG SỚM
VỢ TÔI
ĐẠO DIỄN TRẦN VĂN THỦY VỚI KÍ ỨC HÀ NỘI TRONG MẮT AI
CHÙM THƠ BÙI THỊ SƠN
NGHĨ VỀ “TẬP QUYỀN” VÀ “ĐỘC QUYỀN”
CHỨC "BẬT MÃ ÔN" CỤ HUY CẬN ƠI
MẸ TÔI
CÁI BÓNG CỦA NGÔN TỪ !
NGẪM NGHĨ VỀ BA TƯ CÁCH CỦA TÔI TRONG NHỮNG NGÀY LÀM VIỆC Ở William Joiner Center
KHÁT VỌNG VỀ MỘT THẾ GIỚI ĐA NGUYÊN LUẬN
BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN TƯ THOAN
ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC: XÂY NHÀ CHO CHÁU NỘI TƯƠNG LAI
GỬI THĂM NHÀ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)