Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Mấy lời với ông Thứ trưởng

Nguyễn Chính Viễn
Thứ tư ngày 28 tháng 1 năm 2015 7:44 PM

Qua lời phát biểu của ông Đõ Thắng Hải Thứ trưởng Bộ Công thương với báo chí chiều 26/1 về Sản xuất kinh doanh của EVN. Buộc chúng tôi phải lên tiếng để giả tỏa sự bức xúc người tiêu dùng điện. Chúng tôi muốn biết EVN nợ nần cụ thể hiện nay là bao nhiêu? ( Nợ người và Người nợ?) Giá thành sản xuất 1 Kw/giờ điện là bao nhiêu? Từng yếu tố Nguyên nhân vật liệu, Khấu hao TSCĐ, Tiền lương…chiếm trong giá thành .Kế hoạch giá thành định lượng là bao nhiêu? Thực hiện thế nào.? Giá thành hợp lý của EVN?. Từng yếu tố làm tăng giảm giá thành? Do Năng suất hay do yếu tố khách quan nào khác? Ông bảo Ngành Điện đang lỗ, chúng tôi cần được nghe phân tích rõ : Chủ quan khách quan? Còn cái kiểu cứ kêu để được giải quyết thì không thể chấp nhận được Qua ý kiến của ông Thứ trưởng nói như đinh đóng cột.“Nếu cứ tiếp tục với mức giá như thế này, thậm chí EVN có thể bị phá sản. Cứ nợ như thế mà bán dưới giá thành, đến một lúc nào đó sẽ không thể chịu được” . Theo tôi, là lãnh đạo, ông có quyền nghĩ đến 2 từ “phá sản”, nhưng nói ra thì đừng… LỜi nói của ông đã tạo ra cho mọi người có một tâm lý không hay! Qua thông tin, theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn này còn “treo” hơn 8.800 tỷ đồng lỗ tỉ giá.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng lập luận, không ai nói tăng giá điện chỉ để bù lỗ trong khi giá điện hiện vẫn đang được bán dưới giá thành, nên không thể nói chuyện “bù đắp”, kể cả có bù đắp thì đây cũng không phải là mục đích mà việc tăng giá điện là theo chủ trương của Chính phủ về thị trường hóa ngành điện.Chỉ vì chủ trương thật sao? . Chúng tôi thấy ông nói tăng giá điện không phải để bù lỗ thì để làm gì, đó là điều khó hiểu. Ông nói việc tăng giá điện là theo chủ trương của Chính Phủ về thị trưòng hóa ngành điện, càng làm người dân chúng tôi khó hiểu hơn… Ông còn chê người dân chúng tôi không vì ngành điện mà còn muốn “bới móc” ngành Điện vì ông nói: “Tăng một chút lại kêu thì ngành điện không bao giờ phát triển được, còn doanh nghiệp cứ phải bán điện dưới giá thành thì không thể đảm bảo lâu dài”.Ông còn dạy bảo bàn dân thiên hạ chúng tôi là khi giá điện tiến tới thị trường thì người dân cần có phương án sử dụng điện tiết kiệm, biết “liệu cơm gắp mắm” trong tiêu dùng mặt hàng này. (Tất nhiên rồi).Ông còn cho biết, các tổ chức quốc tế đều đồng ý và kêu gọi Việt Nam nâng giá điện. Vậy sao? Vì Quốc tế kêu gọi mà ENV phải theo ư? Căn cứ vào cái gì mà họ dám “tư vấn” cho VN là “trong 3 năm cần tăng 40%”. Cần phải đưa giá điện tiến tới thị trường nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư, tăng sức cạnh tranh cho ngành. “Cứ giá điện dưới giá thành thì không thể chấp nhận. Nếu thế này mãi thì sẽ chỉ lỗ mãi 1 doanh nghiệp mà thôi. Mà bù mãi thì lấy tiền đâu?” Ông còn mở lòng :.Trong lúc giá điện thấp, nhu cầu người dân về sử dụng điện cao, EVN phải nhập thêm điện từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc. Cuối cùng nhà nước phải bù lỗ cho điện, “mà nếu không cẩn thận thì thành ra lại hỗ trợ cho chính nước ngoài”.Thứ trưởng Hải cho biết, hiện Ban điều hành kinh tế vĩ mô đã đưa ra 3 phương án tăng giá điện nhưng việc quyết định như thế nào vẫn cần tính toán thêm. Theo đó, phương án điều chỉnh cần phải căn cứ vào sức chịu đựng của nền kinh tế (doanh nghiệp và người dân- tất nhiên rồi!)Trong lời phát biểu của ông có nói đến 8.800 tỷ đồng lỗ tỷ giá., và “ Nếu cứ tiếp tục với mức giá thế này, thậm chí (?) EVN có thể bị phá sản…Ở đây thiết tưởng cần bàn đến hai chữ “phá sản” mà ông cảnh báo… Chúng tôi cho rằng lời nói của ông đã “chín” chưa hay có tính ngẫu hứng EVN xin phá sản. Chắc Chính Phủ không cho phép EVN được phá sản. Chúng tôi biết hoạt động kinh tế theo có chế thì trường điều gì cũng có thể. Nhưng chúng tôi cũng hiểu “ : Phá sản (hay còn gọi bình dân là sập tiệm) là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản. Có hai loại phá sản: phá sản đơn và phá sản gian lận. Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu tính toán, quản lý tồi, vay mượn tuỳ tiện, kế toán không minh bạch, không tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không khai báo cho toà án hay cơ quan có thẩm quyền về tình hình ngừng chi trả theo đúng thời hạn luật pháp quy định. Phá sản gian lận là khi người chủ công ty có ý gian trá trong kế toán, che giấu bớt tài sản nơ, khai tăng tài sản có. Phá sản gian lận bị phạt nặng hơn phá sản đơn. Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Tài sản, tiền vốn của công ty có thể được mang bán đấu giá để thanh toán nợ. Một số quốc gia, cá nhân cũng có quyền tuyên bố phá sản. EVN thuộc lĩnh vực nào. Chúng tôi thì vẫn cho rằng EVN thời gian gần đây đã làm được nhiều việc, kể từ ngày ông Chủ Tịch HĐQT nhiệm kỳ trước nghỉ việc. Thu nhập của CBCNV vẫn không ngừng được tăng lên ( Trong thực tế có những lời nói đối với một số cán bộ ở ngành khác chuyên sang làm viêc ở ngành Điện là được đổi đời !. Người ta nói : May mà ông ta được chuyển sang ngành Điện… Vì thực tế chỉ sau một thời gian sang làm ở EVN thì làm được nhà 3 tầng mua được xe con. Nói như thế để thấy EVN vẫn thuộc tập đoàn ăn nên làm ra khó khăn chỉ là tạm thời…!Ông phê phán người dân thu nhập thấp sao sử dụng điện năng lại nhiều như thế? Ông đặt vấn đề là với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (hiện vẫn ở ngưỡng trung bình thấp) – còn một khoảng cách rất xa với những nước phát triển trên thế giới, thì mong muốn tăng giá điện lên cao có hợp lý?Ông Hải lật lại vấn đề “Vậy tại sao bình quân thu nhấp thấp mà sử dụng lại lớn? Nếu ít tiền thì phải dùng điện ít đi chứ, tại sao lại dùng nhiều như vậy?” Ông chia sẻ “Nghèo nghĩa là người ta chỉ dùng 2-3 cái bóng điện, cùng nữa là thêm cái TV chứ dùng máy giặt, điều hòa, tủ lạnh… thì không thể gọi là nghèo được” . Điều này ông nên mừng cho người dân chứ ông ?Người dân sài điện vẫn trả một cách sòng phẳng dùng nhiều trả nhiều không hề kêu ca nợ nần dây dưa ; Chúng tôi cho rằng EVN biết tính giá theo từng cấp độ là biết làm ăn đấy là khôn đấy : Xem từng hóa đơn thì biết rõ điều đó : 50 số đầu gia 1.388. 50 số tiếp theo hía 1.433. 100 số tiếp theo giá 1.660. 100 só tiếp theo nữa giá 2.082….rồi 2324….v.v và v,v Ông chê người dân chúng tôi không vì ngành điện : “Tăng một chút lại kêu thì ngành điện không bao giờ phát triển được, còn doanh nghiệp cứ phải bán điện đưới giá thành thì không thể đảm bảo lâu dài” Cái này phải trách Ngành Điện sao lại trách chúng tôi? Nhà nước cho phép tính đúng tính đủ cơ mà! Tại sao EVN lại bán thấp hơn giá thành. Có phải vì lấy lòng mà tính thế để được khen hoan hô? Tuy nhiển chúng tôi không tin ông nói.!.Ông đã dạy bàn dân thiên hạ : khi giá điện tiến tới thị trường thì người dân cần có phương án sử dụng điện tiết kiệm, biết “liệu cơm gắp mắm” trong tiêu dùng mặt hàng này.Ông Hải cho biết, các tổ chức quốc tế đều đồng ý và kêu gọi Việt Nam nâng giá điện, “trong 3 năm cần tăng 40%”. Cần phải đưa giá điện tiến tới thị trường nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư, ( Xin hỏi Ngành Điện vì dân sinh hay vì nhà đầu tư hay chỉ có ý tăng sức cạnh tranh cho ngành. Ông còn giãi bày : “Cứ giá điện dưới giá thành thì không thể chấp nhận. Nếu thế này mãi thì sẽ chỉ lỗ mãi 1 doanh nghiệp mà thôi. Mà bù mãi thì thì lấy tiền đâu?” – Thứ trưởng nói :Trong lúc giá điện thấp, nhu cầu người dân về sử dụng điện cao, EVN phải nhập thêm điện từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc. Cuối cùng nhà nước phải bù lỗ cho điện, “mà nếu không cẩn thận thì thành ra lại hỗ trợ cho chính nước ngoài” .Sự suy nghĩ này chứng tỏ ông nghĩ đúng…

Trên đây là những ý kiến tản mạn , nghĩ thế nào nói thế không có ý tranh luận , đúng sai cần được ông cân nhắc…Thật ra chúng tôi chẳng thích thú vui vẻ gì khi thu nhập thì không tăng hoặc được tăng 10% thì các ngành nào, các tập đoàn cũng muốn tăng giá 10%.…người dân luôn bị moc túi như thế thì chịu sao nổi.