Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Phiếm đàm về "Tứ khoái"

Đường Văn-Hoàng Dân
Thứ bẩy ngày 24 tháng 1 năm 2015 9:36 PM

TKHOÁI

(Phiếm đàm tản mạn)

ăn mới nên vóc người,

Ngủ ngon mới mạnh sức chơi trên giường.

Mây mưa: nhất dạ đế vương!

Ỉa đầy một bãi: nhẹ đường phao câu!

Đời người dài ngắn khác nhau,

Chỉ mong tứ khoái làu làu hanh thông!


1. Bàn chung

Cho đến nay, không biết đã có ai có thể trả lời một cách chính xác về nguồn gốc, xuất xứ, tác giả đầu tiên của khái niệm này?

Tứ khoái, một trong những nhân sinh quan dân gian cổ truyền, lâu đời nhất, đặc sắc, độc đáo cũng vào loại nhất của người Việt, và theo chúng tôi, còn có thể đúng với toàn thể loài người nói chung, trên trái đất, xưa và nay.

Tứ khoái được diễn tả bằng 4 động từ hóa danh từ thuần Việt, như 1 câu tục ngữ ngắn gọn, cô đúc như một công thức khoa học tự nhiên sinh học, tâm lý học, có sức mạnh lan tỏa của 1 truyền ngôn, 1 chân lý thực dụng, giản dị, có vẻ rất dân dã, tầm thường, dung tục mà vô cùng ý nghĩa, cao quý, thiêng liêng.

Mối quan hệ giữa 4 thành phần với nhau của tứ khoái được sắp xếp hết sức lôgich, tuân theo quy luật tồn sinh và phát triển của muôn loài, không thể thiếu bất kỳ 1 yếu tố nào! Nếu chỉ thiếu 1 trong tứ khoái, cơ thể sống hài hòa sẽ có nguy cơ mất cân bằng sinh học, quá trình trao đổi chất của cơ thể với môi trường bên ngoài bị trục trặc, rạn nứt và phá vỡ, dẫn tới bệnh tật và có thể…xuôi cẳng sáo, về với ông bà, tổ tiên! Nếu chẳng may mất hết tứ khoái, thì hiển nhiên chính là bất hạnh vào loại khủng khiếp nhất! Khi đó, cuộc sống con người không bằng con vật, chỉ như cây cối, sỏi đá vô tri, sống như chết, vô nghĩa!!!

Đó là điều chắc chắn và dễ hiểu. Về thứ tự sắp trước sau của tứ khoái, cũng rất quan trọng và chặt chẽ, không ai có thể đảo, đổi tùy tiện, chủ quan. Nếu vi phạm, ắt sẽ đưa tới những hậu quả nguy hại khôn lường.

(Thật ra, theo chúng tôi, tứ khoái chỉ là khái quát chung 4 nhu cầu tạo khoái cảm thiết yếu, cơ bản nhất, trong đời sống con người. Với cụ thể từng cá thể người, theo từng lứa tuổi, từng môi trường sống và nghề nghiệp…trong thực tiễn, còn không ít những nhu cầu tạo khoái cảm khác, cũng không kém phần quan trọng và bức thiết. Con người thời hiện đại @, ngoài tứ khoái, còn cần tới ngũ, lục, thất, bát… n khoái khác. Một anh bạn tôi nhất quyết và luôn hăng hái muốn góp vào tứ khoái 1 khoái thứ 5, mà anh cho là khoái đặc biệt, không bút nào tả xiết: Khoái Tắm! Trong thực tế, con người đã, đang và sẽ tìm mọi cách để săn tìm, tạo cho mình sở hữu, hưởng thụ, thưởng thức những khóai cảm ngày càng tinh vi, phức tạp, muôn vẻ muôn màu hơn. Tuy nhiên, điều đó nằm ngoài phạm vi chú ý của chúng tôi trong bài này.)

Xét cho cùng, chung quy, tứ khoái vẫn là 4 khoái gốc, như tứ trụ kình thiên của mỗi cá thể người, góp phần làm nên nhân loại. Nhưng quan trọng hơn cả, và cũng lý thú hơn cả, chính là trên bình diện ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ - thuộc lĩnh vực tinh thần thượng đẳng. Tứ khoái luôn được hanh thông, đầy đủ, dồi dào, viên mãn sẽ tạo ra niềm thống khoái, thỏa mãn, sung sướng, hạnh phúc vô hạn trong cuộc sống đời người. Phải chăng đó là một trong những ân sủng vật chất – tinh thần vô cùng to lớn mà đấng Thượng đế chí tôn ban cho loài người, chủ nhân vĩnh viện trên hạ giới? Kho tàng ca dao, tục ngữ, truyện tiếu lâm dân gian Việt Nam truyền miệng về tứ khoái rất phong phú, tục – thanh hài hòa, sắc nhọn, hóm hỉnh, mang chở những triết lý nhân sinh khỏe lành, sâu xa, lạc quan vui sống của người Việt. (Văn học viết bác học, cả cổ - trung đại và hiện đại, có lẽ là sự thụt lùi so với văn học dân gian, về đề tài này, ngoại trừ trường hợp Hồ Xuân Hương?!)

Dưới đây, nhân mấy ngày nghỉ Tết Tây thong thả, chúng tôi xin được bàn phiếm tản mạn ít nhiều về tứ khoái, theo trình tự từng yếu tố một, chuyện đời thường hòa với chuyện văn chương, ngôn ngữ, trên cơ sở cảm hiểu còn rất nông cạn, sơ sài của người viết.

  1. Nhất khoái: ĂN

(* Khác hẳn các mục còn lại, đều được viết chung, mục 2 này chúng tôi chủ trương viết tách thành 2 ý kiến nối tiếp nhau: 1. ĐV bàn, 2. HD tán về 1 trong những chủ đề thú vị nhất, đa dạng nhất và thống khoái nhất: ĂN, ngõ hầu mua vui cùng bạn đọc. Bởi trình bày như vậy, một mặt, sẽ vẫn đảm bảo ý tưởng chung thống nhất, mặt khác, không làm mờ nhòa những thức nhận, cảm luận riêng và cách thể hiện riêng của từng người. ĐV – HD). 22 – 1 – 2015

1. ĐƯỜNG VĂN bàn

Không phải ngẫu nhiên, ngừơi xưa lại xếp Ăn lên vị trí đầu bảng trong tứ khoái. Ăn là quá trình nạp thức ăn từ bên ngoài vào cơ thể từ miệng, qua thực quản, tới dạ dày (hệ tiêu hóa). Ăn giúp cho cơ thể tồn tại và phát triển, sống và hoạt động. Không ăn thì mẻ cũng chết (Tục ngữ). Ăn là 1 trong những nhu cầu thiết yếu nhất của cơ thể sống, của con người. Có thực mới vực được đạo. Dĩ thực vi tiên. Ăn cốt để sống chứ không phải sống để ăn.

Trong kho từ vựng tiếng Việt, ăn là 1 trong những động từ kết hợp được với nhiều từ loại khác thành những ngữ (cụm từ), câu, thành ngữ, tục ngữ, ca dao… mang chở nhiều ý nghĩa gần, xa, đen, bóng, phong phú, rất thú vị.

Về cách ăn, qua sự thống kê vốn từ vựng trong trí nhớ của tôi:

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; ăn sóng nói gió, ăn bơ làm biếng, ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi giăng, ăn uống cảnh giả (đài các, cái giá cắn đôi…), ăn chó cả lông, ăn lòng cả cứt, ăn bẩn như chó, ăn thùng uống vại (chĩnh, chậu…), miếng ăn miếng nhục, miếng ăn quá khẩu thành tàn, ăn tham như mõ, ăn như hùm đổ đó, ăn uống lai rai, ăn uống nhậu nhẹt, ăn vèn uống chạc, ăn uống tùm lum (linh đình, bừa bãi…), ăn như phá mả, ăn gì gắp nấy, ăn đấy ỉa đấy, ăn (mồm) như mỏ khoét, ăn như thuồng luồng, ăn uống lầy là, nghề ngà; miệng ăn (sông băng), núi lở, ăn tàn phá hại, ăn vơ uống váo, ăn uống trâu bò, ăn uống linh đình, ăn uống bê tha, ăn uống lèm nhèm (hổ lốn, lôi thôi, linh tinh, lăng nhăng, vô tội vạ, ngập miệng, ngập mũi…), ăn cả của con cháu,…ăn mòn bát mòn đũa, ăn đấu làm khoán, ăn chắc để dành, mặc chắc mặc bền…Nam thực như hổ, nữ thực như miêu (mèo); ăn nhờ ở đậu, (có) của (bát) ăn của để, ăn uống kiêng cữ (với phụ nữ mới sinh con, người bệnh), ăn đâu biết đấy, ăn chơi thả giàn, (lu bù, trụy lạc, tới bến, phè phỡn, sa đọa, có nòi, đua đòi, trác táng, tàn bạo, lối đại gia, không tính đếm, trên tiền, ngập mặt ngập mũi, thác loạn, cò con…), ăn quẩn cối xay (gà què); ăn (làm ) bài bản…ăn ngủ điều độ, (có) giờ giấc, ăn nằm (giao hợp)…ăn sương (ăn trộm, ăn cắp), ăn tiêu tùy tiện, ăn xó mó niêu, ăn xái (dái) cho nó! ăn nên làm ra, ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời, ăn bốc ăn bải, hết nạc vạc xương (cách ăn thịt); ăn chui uống lủi, ăn bao nhiêu, trả bấy nhiêu. Đi tu, Phật bắt ăn chay/Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không! Ăn cơm mắm cáy, thì ngáy o o/Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy! (Ca dao), Ăn cây nào, rào cây ấy; ăn xương uống máu đồng đội, ăn dơ tanh rình! Hùm dữ, chẳng ăn thịt con; muốn ăn hét, phải đào giun, muốn ăn khoai, vác mai đi đào, theo voi ăn bã mía, theo đóm ăn tàn; Muốn ăn cơm trắng mới giò/Thì ra cùng đẩy xe bò với anh; có ăn nhạt mới thương đến mèo…vừa ăn vừa uống, vừa ăn vừa nói, vừa ăn vừa ỉa, vừa ăn vừa nghĩ, vừa ăn vừa xem (sách, báo, ti vi…), vừa đi (chạy) vừa ăn; vừa ăn vừa cười (khóc); ăn uống nhồm nhoàm, bậy bạ, qua loa, thật lực, tự nhiên, tận tình, thoái mái (đi cho!)…ăn như chết đói không bằng! ăn uống chay tịnh, giữ gìn, bừa phứa, …ăn ốc nói mò; kẻ ăn ốc, người đổ vỏ,ăn theo nói leo, ăn uống tằn tiện, ai biết ma ăn cỗ?! ăn uống ma mọi, ăn lông ở lỗ, ăn hại đái nát, ăn uống chán chê, thừa mứa, ăn quả lừa (đắng), ăn ở như bát nước đầy, cố đấm ăn xôi, ăn thùng uống chậu, ăn dày ăn mỏng, ăn trên ngồi trốc, ăn tiền ăn bạc, ăn tàn phá hại, ăn chung ở lộn, ăn chung uống chạ, ăn sung mặc sướng, ăn đói mặc rách, ăn người người ăn, ăn đời ở kiếp, ăn hiếp, ăn chặn, ăn năm ăn mười, ăn xôi nghe kèn, ăn cháo đá (đái ) bát, Ở ăn thì nết cũng hay/Nói điều ràng buộc thì tay cũng già! (Truyện Kiều)…

* Nhận xét: ăn thường kèm (kết hợp với uống (rượu, bia), chỉ chung sự ăn; trong cách ăn có khen, có chê. Nhưng ăn vẫn là trước hết, quan trọng nhất. Tất nhiên, đối với không ít con nghiện rượu chẳng hạn, thì uống (ẩm) lại quan trọng hơn ăn. Mới có câu: Ẩm giả lưu kỳ danh (Lý Bạch); chưa nghe nói Thực giả lưu kỳ tiếng !... bao giờ… Ăn thường kết hợp với mặc, ở, chơi, làm, ngủ, đụ (giao hợp)…

Đặc biệt, ăn cái gì, con gì, thường kết hợp với những từ tục tĩu thành những cụm từ (ngữ, câu, thành ngữ, tục ngữ) mang chức năng chửi rủa, miệt thị, tỏ sự khinh bỉ, căm giận của người nói (viết) trong những cuộc tranh cãi, cãi lộn ở nông thôn hoặc mua bán nơi chợ búa, thành thị (sử dụng ngôn ngữ hàng tôm hàng cá, đầu đường xó chợ, hạ cấp). Kèm theo quán ngữ chửi rủa: Cha tiên sư, mẹ bố tiên nhân, cha con đẻ, mả tổ, cả họ, bà truyền đời báo danh cho mày nhớ!.. .Mày (thằng kia, con nọ, nhà ấy, cả họ nhà mày, cả làng, cả tổng nhà mày…) ăn (mút, bú, liếm): + các từ ngữ tục tĩu như: l, b, khí, đéo, máu l, b, con c, … tao, bố, mẹ ông (bà) đây này!...

Những động từ vốn chỉ dùng trong sinh hoạt phòng the vợ chồng, với sự trần trụi, khoái cảm riêng tư nhất của nó, nay được cố ý cất cao giọng nói kéo dài 1 cách công khai, đầy hả hê hay phẫn nộ, văng vào mặt đối phương, làm cho đối thủ tối tăm mặt mũi, kèm theo cái tốc váy bàn tà lồng nhuộm nâu (đen, gụ) đánh soạt, tay chống nạnh, tay vỗ đùi, xỉa xói… Chưa dứt lời, phiá bên kia cũng lập tức phản pháo bằng những lời lẽ chát chúa, đanh đá, đáo để, tục tằn, dữ dội, xa xả không kém…! Trường khẩu chiến có khi hàng tiếng đồng hồ vẫn bất phân thắng bại, có khi bị đẩy cao tới ẩu đả thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, thậm chí sử tới gậy gộc, dao, búa, đến thương tích, án mạng…mới chịu dừng…! Ở đây, rõ ràng nhất khoái đã biến thành nhất đểu, nhất tục! tội ác!

Tất cả những tình huống giao tiếp đời thường ấy hầu hết đều có sử dụng từ ĂN! Đặc điểm ngôn ngữ sinh hoạt xã hội này phổ biến lâu đời, với dân tộc Việt, từ bắc chí nam, và có lẽ không chỉ với người Việt Nam mình! Đó là 1 trong những tệ nạn văn hóa - xã hội cần được khắc phục dần dần tới chấm dứt hẳn trong lộ trình xây dựng 1 xã hội văn hoá, văn minh, hiện đại ở nông thôn cũng như đô thị Việt Nam.

Nhất khoái Ăn, trước hết là khoái cái miệng (Thần khẩu; miệng cũng được tôn vinh là một vị thần!). Kế đó là khoái tất cả các giác quan, thống khoái râm ran, âm ỷ, bừng bừng, ngây ngất…toàn thân. Cao nhất là khoái cảm tinh thần, tư tưởng - thẩm mỹ, khoái cảm về cái đẹp thưởng thức, cái đẹp cuộc sống con người thanh cao, qua sự ăn uống. Đó là khái niệm ăn ngon. Ăn như thế nào mới được coi là ngon? Có lẽ chí lý nhất, lãng mạn nhất, cho đến nay ở nước ta, vẫn là quan niệm của Tản Đà về sự ăn ngon và không ngon. Ngồi ăn với ai? ở địa điểm nào? Vào thời khắc nào? Dùng thức ăn gì?... Ai là đầu bếp? … Kết hợp tất cả những yếu tố đó thật sự hài hòa, như ý, mới tạo được 1 bữa ăn ngon đúng cách. Rồi đến quan niệm về ăn ngon mà giản dị, thanh nhã của những Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Băng Sơn trong những truyện ngắn, tùy bút nổi tiếng của các ông: Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Thương nhớ mười hai, Món ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, Phở, Giò lụa, Cốm, Thú ăn chơi của người Hà Nội

Nhất khoái Ăn, ở đây, rõ ràng là nhất khoái cao quý thuộc về văn hóa, tinh thần. Muốn hiểu, muốn sở hữu được nó, người ta cần phải học: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Phải rèn luyện và trải nghiệm cả đời mới có thể trở thành một con người thanh lịch trong sự ăn uống, trong sự thưởng lãm và bình phẩm nhất khoái, khi ăn uống với bạn bè, khách khứa khiến mọi người phải khẩu phục, tâm phục.

2. HOÀNG DÂN tán

Nhất khoái Ăn, nghĩa là tập trung nói về cái sự khoái và cả những điều kiện để đạt tới cực khoái ăn. Tôi muốn phác thảo theo hướng này: Đối với người Việt, ăn là việc quan trọng hàng đầu: Dĩ thực vi tiên/Có thực mới vực được đạo… Theo quan niệm của triết lí phương Đông thì nhân thân tiểu thiên địa (con người là vũ trụ nhỏ) tồn tại hài hòa cùng với thiên địa (đại vũ trụ), do đó ăn còn là đạo trời: Trời đánh còn tránh bữa ăn! Ăn đã trở thành một phản xạ thường trực trong ý thức cộng đồng, nó trở thành yếu tố đầu tiên dùng để biểu đạt ý nghĩa của các hiện tượng trong đời sống: ăn cơm, ăn bánh, ăn giỗ, ăn cưới, ăn tiệc… ăn lương, ăn sương, ăn hối lộ, ăn bẩn, ăn chặn, ăn gian, ăn cướp… ăn ý, ăn ảnh, ăn phấn… Theo ý nghĩa trên thì hành vi ăn cũng được phân cực thành tốt/xấu, cao thượng/thấp hèn…, tức là ở mức độ nào đó, hành vi ăn còn là ẩn dụ cho nhân cách con người: ăn trông nồi, ngồi trông hướng/ăn như hủi ăn thịt mỡ/ăn đúng nơi, chơi đúng chỗ…, Do đó xin tạm gác lại vấn đề ăn có văn hóa ăn như súc vật.Ăn không chỉ đơn thuần là việc dùng ngũ cốc, thực phẩm… để lấp đầy dạ dày một cách cơ học, mà ăn còn là một cái thú được đồng thời thỏa mãn cả về vật chất và tinh thần.

I. Về vật chất:

1. Nguyên liệu:

- 1 là lúa gạo (phù hợp với cơ địa của cư dân nông nghiệp): Người sống về gạo, cá bạo về nước/Mạnh vì gạo, bạo vì tiền… Trong lúa gạo thì gạo tẻ đứng đầu bảng: Cơm tẻ mẹ ruột/Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường…

- 2 là rau củ quả (phù hợp với khí hậu nhiệt đới): Đói ăn rau, đau uống thuốc/Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống/Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ…

- 3 là thủy sản (phù hợp với đặc điểm địa lí nhiều sông nước): Có cá vạ cơm/Con cá đánh ngã bát cơm…

- 4 là thịt (đảm bảo đủ chất, nhưng không có nhu cầu cao như xứ hàn đới): chủ yếu là thịt gia cầm, gia súc; trong đó có những món khoái khẩu dân dã: Sống ở đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm ti biết có hay không/Sống được miếng dồi chó, chết được bó vàng tâm…

2. Chế biến

Các nguyên liệu phải được chế biến thành những món ăn tổng hợp thì cái sự ăn mới hứng thú, ngon miệng. Một món ăn khoái khẩu phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đủ ngũ chất: bột, nước, khoáng, đạm, béo

- Đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng

- Đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen

Ví dụ: Một bát phở: độ mềm của thịt bò tái hồng, độ dẻo của bánh phở trắng, vị chua của lát chanh hoặc thìa dấm, chất cay dịu của mấy lát gừng vàng, chất cay nóng của mấy lát ớt đỏ hoặc hạt tiêu đen, chất thơm cay của hành hoa xanh nhạt, chất thơm hăng hắc của rau thơm, nước dùng ngọt lừ…

Hoặc món nem rán, món nộm…Điển hình là bát nước chấm: vị mặn của nước mắm, vị chua của chanh hoặc dấm, vị cay nóng của ớt hoặc hạt tiêu, vị cay dịu của gừng, vị ngọt của đường, mùi thơm của tỏi… Sẽ là may mắn cho những đức ông chồng có một bà vợ nội trợ giỏi và ngược lại, sẽ là thiệt thòi lớn cho những ông chồng vớ phải một bà vợ chỉ biết chém to kho mặn, chán nhất là bà vợ không bao giờ pha chế nổi một bát nước chấm cho ra hồn!

Một bữa ăn đạt tới độ khoái phải đồng thời thỏa mãn các giác quan: mũi ngửi mùi thơm tỏa ra từ món ăn, mắt nhìn các màu sắc hài hòa, lưỡi tận hưởng vị ngon, tai nghe âm thanh ròn của nhai, xúc giác (dùng tay xé thịt gà hoặc nắm xôi: Thịt gà, xôi xéo, đàn bà/Cả ba món ấy đều là dùng tay)…Với cánh mày râu thì phải có thêm chén rượu đưa cay thì bữa ăn mới thực sự hoàn hảo.

II. Về tinh thần và không gian, thời tiết…

1.Không khí bữa ăn phải vui vẻ: Một bữa cơm gia đình mà chẳng ai thèm nói với ai một lời nào thì đúng là thảm họa. Bạn bè ngồi cùng mâm mà có người không ưa nhau thì cao lương mĩ vị cũng thành… rơm rạ. Tay chén, tay đũa, vừa ăn vừa nổ râm ran chuyện giàn cùng mây, chém gió muôn màu, say tràn Quý Tỵ… mới thật đã khoái ăn!

2.Chỗ ngồi ăn phải thoáng đãng, yên tĩnh: Ngồi ăn trong một căn phòng chật chội ngột ngạt hoặc bên một cái máy khoan cắt bê tông thì ăn là một… hình phạt. Chỗ ngồi ăn phải rộng rãi, thông thoáng, tràn ngập ánh sáng thì mới có tâm thế để thưởng thức khoái ăn.

3.Thời tiết: Quá nóng nực hoặc quá giá buốt đều bị ức chế. Phải có thời tiết thích hợp thì bữa ăn mới thú vị… - Mát giời, lành lạnh mưa riêu đông thế này, hay bọn ta phóng xuống quán Long Sanh dưới chân cầu Thăng Long, mở 1 tiệc RTC (rượu thịt chó) giải đen năm cũ, đón năm mới nhể?! – Thôi, đi đâu cho mệt! ông fon thằng Tiến, bảo bưng ngay sang đây 1 mâm tiết canh - lòng lợn + 5 bát cháo lòng nóng sốt là ngũ phụng ta có thể ngất luôn và tề phi lên tận cung Đâu Xuất! OK!...

Tóm lại, nếu chỉ ăn cho xong bữa thì khỏi bàn về khoái ăn. Muốn đạt tới cực khoái ăn thì nên coi ăn là một nghệ thuật (nghệ thuật ẩm thực), mà nghệ thuật thì đòi hỏi trước hết phải có tri thức ẩm thực, sau đó là công phu chuẩn bị. Nếu quan niệm ăn là một cuộc chơi, cuộc đi tìm cảm hứng thì chớ quên nghề chơi cũng lắm công phu!

3. Nhị khoái: NGỦ

Ăn được, ngủ được là tiên!

Không ăn, không ngủ, mất tiền thuốc thang (hoặc sẽ (phát) điên có ngày!).

Như thế, đủ biết giấc ngủ đối với cuộc sống con người quan trọng và cần thiết không kém gì ăn, chỉ đứng sau ăn. Với trẻ em, thì:

Trẻ em như búp trên cành,

biết ăn, ngủ, biết học hành, là ngoan! (Hồ Chí Minh).

Có những khi ngủ lại cần hơn cả ăn. Không được chợp mắt 2, 3 đêm liền vì công việc túi bụi, gấp gáp, vì chăm con ốm, cháu sài… chỉ mong được 1 giấc ngắn chứ không cần ăn uống chi hết. Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể hồi phục sức khỏe, thần kinh và các hệ vận động được tạm thời nghỉ ngơi, thư giãn, tái sinh năng lượng mới mà còn có thể cho con người những giấc mơ (mộng) tuyệt vời. Ngủ đủ giấc, sau 1 đêm yên tĩnh, 1 buổi trưa nghỉ 30 – 40’ ngay trong phòng làm việc. Tỉnh dậy, thấy tâm hồn khoan khoái, cơ thể tràn đầy sinh lực, hứng phấn, muốn làm việc suy nghĩ, sáng tạo, hoặc lao động chân tay, tùy hoàn cảnh, sở thích mỗi người. Mất ngủ, khó ngủ, cả đêm chỉ chợp mắt được 1, 2 tiếng thì sáng dậy toàn thân uể oải, mắt đỏ kè, mỏi mệt, dật dà dật dờ, chẳng muốn làm việc gì… Một trong những căn bệnh khó chịu và đáng sợ nhất là bênh mất ngủ. Một trong những hạnh phúc nhất của những người đang trong độ tuổi làm việc là được nghỉ bù, ngủ bù.

Nhưng ngủ gà ngủ gật, chập chà chập chờn, nửa thức nửa ngủ, ngủ mơ lẫn lộn… Nghĩa là giấc ngủ không sâu, không ngon thì cũng không thấy khoan khoái. Còn gì khoái hơn, dù là giấc ngủ trưa hiếm hoi trong tù của Hồ Chí Minh:

Trong tù khoan khoái giấc ban trưa,

Một giấc say sưa suốt mấy giờ.

Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới,

Tỉnh ra, trong ngục, vẫn nằm trơ!

(Ngủ trưa – Nhật ký trong tù)

Một trong những nhận xét khái quát mang tính triết lý nhân tướng học của Người cũng được phát hiện khi quan sát giấc ngủ của các bạn tù trong các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (1942 – 1943):

Ngủ thì ai cũng như lương thiện,

Tỉnh dậy, phân ra kẻ dữ, hiền.

Nhưng cũng có những giấc ngủ do say sưa mất cảnh giác dẫn tới thua trận , mất thành, thiệt mạng oan uổng như Lã Bố, Trương Phi (Tam quốc diễn nghĩa). Mất ngủ, khó ngủ kinh niên, mãn tính, muốn ngủ phải uống thuốc xeluxen (quá liều có thể kéo giấc ngủ tới vĩnh viễn (tự tử bằng thuốc ngủ cũng là 1 cách mà nhiều kẻ chán đời thích sử dụng vì nó nhẹ nhàng, chẳng đau đớn, vật vã gì. Có điều hơi bị khó là làm sao có thể tích trữ được đủ lượng thuốc ngủ cho kế hoạch chấm dứt cuộc đời?!).

Tốt nhất vẫn là thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, 1 cách tự nhiên - sinh học. Bất đắc dĩ mới phải dùng thuốc. Nên ăn đều những thực phẩm chức năng như tâm sen, ngó sen, đỗ đen (cháo, chè, luộc); không uống trà, càfe, đọc sách, xem ti vi, ngồi máy tính làm việc, nhậu nhẹt… quá khuya… làm khó ngủ, lâu dần tạo thành thói quen mất ngủ, rất có hại. Càng không nên vin vào cớ: ngủ muộn thì dậy muộn, ngủ trưa đến tận cuối chiều cũng chỉ làm cơ thể ỳ trệ, mệt mỏi, tích mỡ thành béo phì, nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp. Ca dao xưa đã từng chế giễu:

Chú tôi hay tửu hay tăm,

hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì mong những trời mưa,

Đêm thì mong những có thừa trống canh!

Ngủngáy. Ngáy không phải là một bệnh lý mà là do cấu tạo riêng của khoang miệng, hốc mũi từng người. Khi ngủ, thở bằng miệng (vì ngạt mũi chẳng hạn) thì hay bị ngáy. Có người ngáy to, người ngáy nhỏ. Trẻ em thường ngáy rất nhỏ. Càng già, ngáy càng to, càng nặng nhọc, khó khăn. Nhưng cũng có những người ngay ở tuổi thanh niên, tráng niên, đặt mình là ngáy, ngáy rất to, như kéo gỗ, khí kho khí khò, khò khè, thậm chí rít lên, sặc lên từng hồi, gây sự khó chịu, bất tiện, mất ngủ cho những người ngủ cùng. Nhưng bản thân người ngủ ngáy thì hầu như không biết gì hết! Họ cứ việc vô tư xẻ gỗ một cách khổ sở hoặc khoan khoái mà thôi! Cũng có thể giảm ngáy, bớt ngáy bằng cách nằm ngủ đúng tư thế theo lời chỉ dẫn của bác sỹ.

Nói về nơi ngủ, điểm thấy trong kho từ vựng tiếng ta, có: ngủ nhà, ngủ điếm (canh), tàu, thuyền, xe, đường, chợ, công viên, ngủ trên bụng vợ, ngủ trên lưng ngựa (kỵ sỹ), ngủ ngàn thu, ngủ vĩnh viễn, ngủ không bao giờ dậy (chết); ngủ trong bụng cá, cùng Hà Bá (chết đuối), với giun (chết); dưới âm ty (phủ), ngủ trọ,…

Về tư thế ngủ, cách ngủ: đỗ, nhờ, hoang, lang, ngủ vạ ngủ vật, ngủ đứng, ngủ ngồi, ngủ chán ngủ chê, ngủ no con mắt, ngủ gà ngủ gật, ngủ dúi ngủ dụi, ngủ bờ ngủ bụi, nằm đâu ngủ đó, ngủ bù, ngủ gà, ngủ chim (mắt khép lim dim, nửa tỉnh nửa ngủ), ngủ như chết (say); ngủ (ăn) tạm bợ, ngủ đông (gấu).

Truyện Kiều có câu thật ảo nói về 1 trạng thái ngủ trong cơn say tình yêu chớm hé nơi chàng Kim Trọng tương tư Thúy Kiều: Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.

Ngủ nướng là 1 từ ghép độc đáo, nghĩa là ngủ rốn, cố ý lười, chây ỳ, ngủ thêm chưa muốn dậy. Đồng dao và ca dao ru con (em, cháu) cũng có những câu chan chứa cảm xúc thương yêu mà hóm hỉnh, ngộ nghĩnh. Cái ngủ, ở đây, đồng nghĩa với bé em nằm khoanh trong lòng mẹ, lòng bà, lòng chị, đang thiu thiu, rồi thiếp dần vào giấc ngủ trong tiếng võng đưa kẽo kẹt trưa hè (đêm khuya), trong lời hát ru dịu dàng của bà (mẹ, chị):

Cái ngủ mày ngủ cho lâu,

Để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về.

Bắt được con riếc, rô, trê,

Cầm cổ lôi về, nấu nướng ngủ ăn.

Ngủ ăn không hết

Để dành đến Tết,

Cúng ông cúng bà,

Cúng con mèo già,

Nó thường ăn vụng…

Lại có câu:

Em tôi buồn ngủ buồn nghê,

Buồn ăn cơm nếp, cháo kê nhà người.

Thì buồn nghê là buồn gì? Tôi cho rằng chữ nghê là vô nghĩa. Trong văn cảnh này, nó chỉ là từ láy đệm thêm vào chữ ngủ (ngủ nghê, ngủ với chả nghê!) cho đủ tiếng, đủ vần của 1 nửa câu hát ru em phổ thơ lục bát mà thôi!

4. Tam khoái: ĐỤ

Giao hợp (Hán Việt), tính giao, mây mưa, lên đỉnh Vu Sơn, hủ hóa, sinh hoạt (phòng the),… Dân dã, nôm na, suồng sã, tục tĩu, trần trụi thì có: làm tình, trò đực - cái, địt, đụ, phít, tĩn, chơi, xơi (con gái, đàn bà), cưỡi, nhảy, phủ, lẹo (thường dùng cho động vật), hiếp (dâm),… Mời bạn tìm thêm những từ đồng (gần) nghĩa trong trừng từ vựng: Đụ, cho vui! Tôi là người dốt ngoại ngữ nên không biết trong các ngôn ngữ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật, Lào Căm pu chia… có bao nhiêu từ dùng để chỉ khái niệm này?

Tôi nghĩ dân gian xếp đụ hàng tam khoái là thật chí lý. Vì nhiều lẽ:

  • So với ăn, ngủ, đụ không phải là nhu cầu sống còn. Con người không ăn, không ngủ có thể chết; nhưng người cả đời không được giao hợp với người khác giới vẫn có thể sống khỏe, sống vui, thậm chí hạnh phúc (độc thân vì quan niệm hay vì tu hành, dù đắc đạo hay chưa!)
  • Nhưng nếu thế, phải xếp đụ sau bài tiết (ỉa, ỵ) chứ! Vì tắc đường bài tiết (đại tiện, tiểu tiện và có thể cả trung tiện – đánh rắm) cũng có thể nguy tới tính mạng! Nhưng có lẽ giao hợp (đụ) được xếp trên là vì nó không bẩn thỉu, hôi thối, khai khú như khi thực hiện hành vi ỉa, đái, đánh rắm,… cũng là hoạt động (hành lạc) chăng? Còn về khoái cảm, tôi e rằng thật khó so sánh, khoái nào hơn khoái nào?!
  • Ăn uống, ngủ nghỉ, đái, ỉa…đều là những hoạt động thực hiện trên 1 cá thể. Tât nhiên, nhiều khi con người vẫn có nhu cầu ăn uống chung đụng, tập thể hay đối ẩm song ẩm (2 người). Và chỉ có lũ trẻ con tinh nghịch mới rủ nhau cùng đi đái, đi ỵ! Nhưng giao hợp thì khác hẳn. Nghĩa gốc của từ Hán Việt 2 tiếng này đã chỉ rõ: Giao: tiếp xúc, qua lại, đưa… giữa hai hoặc nhiều cá thể. Hợp: Hai hoặc nhiều cá thể kết nối, tiếp xúc, hòa đồng….với nhau, vào trong nhau. Hành vi giao hợp chỉ có thể được thực hiện khi có sự kết hợp xác thịt (và tinh thần) giữa hai cá thể khác giới nam – nữ. Sự kết hợp độc đáo này (tinh trùng (giống đực) + trứng (giống cái ) mang tính bản năng gốc mà kết quả là sự mang thai của cá thể nữ (cái), để 9 tháng 10 ngày sau, 1 cá thể người thế hê con sẽ chào đời. Ấy là chức năng truyền giống của loài người và muôn loài.
  • Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hành vi này,cả hai cá thể đều được thăng hoa trong khoái cảm tinh thần - thể xác vô biên (lên đỉnh, lên tiên, Vu sơn, đỉnh Giáp, non Thần) khác hẳn 3 loại khoái cảm ăn, ngủ, ỵ. Vì đó là khoái cảm nhục thể - tình yêu bừng bừng, rần rật khắp cơ thể, tập trung cao độ ở các cơ quan, bộ phận sinh dục của cả hai trong sự tiếp xúc, cọ sát với những tốc độ, cường độ khác nhau, dâng, rút như những đợt thủy triều, khiến cặp đôi làm việc yêu, cơ hồ quên hết tất cả ngoại giới. Từ đó, tình cảm đôi bên càng trở nên nồng nàn, thắm thiết. Bởi thế, ca dao mới có câu:

Dao đâm vào thịt thì đau,

Thịt đâm vào thịt, nhớ nhau suốt đời.

Không ít những cặp vợ chồng ban ngày cãi nhau chí chóe, mâu thuẫn căng thẳng rồi đến đêm lại làm lành chóng vánh chỉ nhờ một cú làm tình mà cả hai cùng mãn nguyện.

Tuy là một trong những bản năng gốc của sinh vật, nghĩa là không cần ai dạy, đến tuổi, đến kỳ rồi cũng biết, không cần học tập cũng làm được và có kết quả. Nhưng mặt khác, con người muốn trở nên CON NGƯỜI VĂN HÓA - VĂN MINH thì không những phải chỉ học ăn, học uống, học gói, học mở, học ỉa, học đái… mà còn phải học cả phương pháp giao hợp và hiểu biết vệ sinh tình dục nữa. Sách Tố nữ kinh chẳng đã là cuốn sách giáo khoa phòng the dành cho vua chúa và cung tần mỹ nữ Á đông đó sao? Truyện Nhục bồ đoàn (Cái đệm thịt, Trung Quốc) kể chuyện chàng Tiếu Tiếu Sinh cả đời ham mê khoái dâm, tinh nguyện phẫu thuật cấy mảnh dương vật chó hòa với dương vật của y để tăng sức mạnh và độ cứng, bền khi giao hợp với đủ loại gái lành, tiểu thư, gái điếm… Nhưng cuối cùng cũng chán chường, từ dâm, xuống tóc, về nương dưới bong bồ đề!...Một cái kết khiên cưỡng, cố làm cho có hậu 1 cách giả tạo!...

Làm nào để đưa nàng, đưa chàng cùng lên đỉnh non Thần khoái lạc? Làm cách nào để khắc phục chứng trên bảo dưới không nghe khó trị? Chứng chưa đến chợ đã hết tiền khiến cả hai: người thì bẽ bàng, kẻ thì thất vọng, khó chịu? Rầy ra và đáng sợ hơn là người nữ bị dính bầu không đúng lúc, ngoài kế hoạch? Khiếp nữa là chứng phạm phòng, (thượng mã phong), có thể đi trong cơn cực khoái?... Tất cả những điều đó đều cần phải tìm hiểu kỹ càng, học tập nghiêm túc với động cơ nghiêm trang, đúng đắn nhất với mỗi người, nếu muốn duy trì và củng cố tình yêu, hạnh phúc gia đình bền vững, dài lâu.

Con người thời đại @, nhất là lớp trẻ, cần thức nhận sâu sắc về văn hóa tình dục trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Chẳng hạn tư tưởng thể hiện trong câu thơ đùa mà thật của Nguyễn Bảo Sinh:

Trong tình có dâm, trong dâm có tình,

không phải là câu thơ tục tĩu, khiêu dâm bẩn thỉu như ai đó dài miệng chê bai, mà là 1 nhận thức đúng đắn, khoa học về vai trò và mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu. Tình yêu đơn thuần tình cảm chỉ là lãng mạn không tưởng thuần túy và khó có thể tồn tại lâu bền. Ngược lại, chỉ có tình dục (dâm) mà không có tình yêu thì chỉ là lối ăn bánh trả tiền, lợi dụng thân xác lẫn nhau cho thỏa mãn cơn động dục chó lợn mà thôi! Từ đây, không phải đồng tình hay khuyến khích, nhưng cũng không nên quan niệm chữtrinh” đáng giá nghìn vàng như ngày xưa và chuyện những cặp tình nhân quá yêu nhau, chiều nhau tới mức ăn cơm trước kẻng (nhưng vẫn đi tới hôn nhân, chứ không phải chàng quất ngựa truy phong, bỏ của chạy lấy người, kiểu Sở Khanh) thì các bậc làm cha mẹ cũng không nên vì thế mà hắt hủi, trừng phạt nặng nề, thậm chí coi chúng là đồ mất dạy, bỏ đi, từ mặt, kệ xác chúng! Ngay như chàng Kim Trọng thông minh, hào hoa kia còn chiêu tuyết cho Thúy Kiều:

Chữ trinh kia cũng có ba, bảy đường,

Có khi biến, có khi thường,

Cớ sao chỉ một con đường chấp kinh?

Như nàng lấy Hiếu làm Trinh

Bụi nào bụi được vào mình ấy vay?!

Phải chăng đó là lời biện hộ có phần chủ quan, vơ vào, nhưng không phải không có lý và rất thấu tình?!

Tình yêu - hôn nhân – tình dục đồng tính lại là một vấn đề phức tạp, nan giải khác trong xã hội và là 1 hiện thực đương đại mang tính toàn cầu, không thể không thừa nhận. Tình yêu, tình dục đồng tính (PD) này có mang lại khoái cảm cho con người không? Câu trả lời chắc chắn: Có, và có thể còn thật sự mạnh mẽ, độc đáo, khác biệt hơn nhiều so với tình yêu – tình dục giữa người khác giới bình thường. Người bình thường khó có thể cảm hiểu hết và cảm thông thực sự! Đây có phải là hiện tượng bệnh lý không? Có thể và không! Tùy từng ca, từng cặp cụ thể. Đã có những tác phẩm văn nghệ (thơ, tiểu thuyết, phim truyện, ngoài nước và trong nước, có cả của chính những người đồng tính sáng tạo) đề cập tới đề tài này với những góc nhìn khác nhau, nhưng nhìn chung thái độ của các tác giả, muốn nhân danh cộng đồng, là cảm thông, chấp nhận, không kỳ thị mà bao dung, hòa đồng. Tôi cho rằng đó là quan điểm nhân văn và khoa học. Tiếng nói đòi quyền sống, quyền yêu, quyền hạnh phúc của những người PD ngày càng da diết và mãnh liệt và chính đáng. Họ không hề muốn như thế mà chính tạo hóa đã làm ra cơ thể và tính khí họ như vậy. Tình dục và khoái cảm đồng tính, theo tôi, cho đến nay, vẫn là một vấn đề tâm - sinh lý bí ẩn, vì chưa được các nhà khoa học nghiên cứu thấu đáo.

Bàn phiếm về tam khoái đụ, không thể không đôi điều về cái khoái của hiện tượng thủ dâm, tự sướng. Thủ dâm bằng tay và tự bản thân làm cho mình sướng, đôi khi cũng có thể đạt tới điểm cực khoái gần như giao hợp thực sự. Với đàn ông là dùng tay tự mân mó, sờ nắn, vuốt ve dương vật của mình cho nó cương cứng lên, rồi liên tục làm động tác tuốt lươn với cần dương vật (nắm cần dương vật đưa lên đưa xuống càng lúc càng nhanh, cho đến khi phóng tinh mới dừng). Với đàn bà, dùng các ngón tay ve vuốt, bóp nắn hai bẹn, đùi non, lướt trên mặt mu, chung quanh âm hộ, quanh môi lớn, môi nhỏ, đặc biệt tì lên, ve vuốt âm vật (ghe); dùng 1 hoặc 2 ngón tay thay thế dương vật đưa sâu vào âm đạo, rồi rút ra, đưa vào theo nhịp điệu ngày càng nhanh dần, chậm dần; phối hợp với bàn tay, các ngón tay bên kia xoa nắn, sờ 2 đầu và 2 bầu vú. Cứ làm như thế cho đến khi cảm thấy cơn cực khoái thăng hoa mới tạm dừng. Điều chú ý đối với cả nam và nữ trong khi thủ dâm – tự sướng là phải luôn kết hợp với trí tưởng tượng; hình dung trong não cảnh chính mình đang giao hợp thực sự với 1 đối tác khác giới nào đó…. Trong những hoàn cảnh sống đặc biệt, trong chiến tranh, trong rừng sâu, trên biển cả, trong tàu ngầm… lâu ngày chỉ có 1 giới, dẫn tới nhu cầu bức thiết cần phải giải quyết tình thế để cân bằng sinh lý cơ thể, tiếp tục hoạt động công việc bình thường có hiệu quả, biện pháp thủ dâm tập thể cũng có khi bất đặc dĩ phải tiến hành. Trẻ em tiền dậy thì và dậy thì (13 – 15 tuổi) bị ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh và cả chuyện phòng the của người lớn… cũng có khi mắc thói thủ dâm giấu diếm. Thủ dâm có mức độ nhất định cũng có khi là 1 liệu pháp cần thiết để giải tỏa tinh thần. Nhưng nếu ham hố thái quá, sẽ thành bệnh, nghiện, rất nguy hại đến sức khỏe và thần kinh, có thể mắc các bệnh: liệt dương, mộng, di tinh, phóng tinh sớm, suy nhược cơ thể…trầm uất, cô độc, khó thụ thai…

Tiểu thuyết Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc – Trung Hoa) từng tả chuyện này qua nhân vật Giả Thụy (em họ Phượng Thư, anh họ Bảo Ngọc). Giả Thụy luôn thích cảnh ngón tay rành rẽ rầy rơi. Thụy được 1 đạo sỹ cho cái gương quỷ. Soi mặt phải: thấy 1 bộ xương người trắng nhởn. Quay sang soi mặt trái, thấy hình ảnh Phượng Thư xinh đẹp, lộng lẫy, khêu gợi mời gọi vào cùng ân ái. Thụy mê mẩn, theo vào cùng lên đỉnh Vu Sơn mây mưa 1 trận đã đời với Phượng, lúc sau, cơn sướng lên đến đỉnh, gương quay lại mặt phải. Thụy thét lớn, tinh xuất đầy bọng! Lại quay gương mặt trái. Phượng Thư lại hiện ra, liếc mắt tống tình. Giả lại mê mẩn, dâm hứng lại nổi lên, lại không cưỡng được, mê mẩn vào giao hoan trong gương, lại xuất tinh ào ạt… Cứ thế, cứ thế, nhiều nhiều lần…liên tiếp. Cuối cùng, Giả Thụy chết vì dâm dục đến kiệt sức! Chuyện tiểu thuyết mà như thật. Kinh khủng thay cái hậu quả chết người của căn bệnh thủ dâm - tự sướng …ngày xưa!

Ngày nay, có cơ man là dụng cụ trợ giúp chuyện này 1 cách hiện đại và tiên dụng: các loại dương vật bằng nhựa tổng hợp cao cấp, cao su chạy pin, các kiểu búp bê nữ cao su bằng người thật, mũm mĩm, trắng hồng, nóng hôi hổi… Nam, nữ sống độc thân, đàn ông, đàn bà xa chồng, xa vợ lâu ngày tự do tha hồ lựa chọn. Một trong những bài học giáo dục gia đình, giáo dục trẻ em tiền dậy thì là giải thích lợi hại, tác dụng và hậu quả của thủ dâm - tự sướng đối với các em để chúng hiểu rõ hiện tượng và bản chất vấn đề để có cách ứng xử đúng đắn có lợi nhất cho sức khỏe và tinh thần.

***

Nói tới văn thơ Việt Nam trung đại thanh tục tục thanh, phải kể đến:

1. Hồ Xuân Hương – Bà Chuá thơ Nôm (theo Xuân Diệu).

2. Cụ Hy Văn Nguyễn Công Trứ (Thuyền quyên ứ hự, giữa đồng…)

Theo thiển ý, về chất lượng cũng như số lượng, bà Xuân Hương – thi quỷ, vượt xa cụ Công Trứ: thi ngông.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương về tình ái – tình dục, tập trung vào 3 đề tài: 1. khỏa thân (nuy) phụ nữ: Thiếu nữ ngủ ngày 2. tả cơ quan sinh dục nữ, nam 3. Tả giao hợp đực – cái. Cách tả: bằng, qua những bài vịnh cảnh: Hang Cắc Cớ, Đèo Ba Dội, Chùa Quán Sứ… vịnh vật: cái quạt, quả mít, con ốc, cái giếng thơi…, vịnh việc: dệt cửi, đánh đu, đánh cờ… Bài nào hình ảnh cũng cụ thể, linh động như tranh, như gương, như tượng, có thể nhìn tận mắt, sờ tận tay, như đang cựa quậy, sôi sục, hừng hực sức sống tuổi trẻ, tình yêu cùng bản năng khao khát tình dục chưa bao giờ được thỏa mãn. Cố nhiên, nhiều khi bà lồng vào những bài thơ kỳ dị ấy tinh thần phản kháng cường quyền, thần quyền bằng nụ cười châm chọc, kẻ cả, đàn chị sắc nhọn, kiểu: Chúa dấu, vua yêu 1 cái này? Hiền nhân quân tử, ai mà chẳng/Mỏi gối, chồn chân cũng cố trèo! Mát mặt anh ùng khi tắt gió/Che đầu quân tử lúc sa mưa! Đầu sư há phải gì bà cốt/Bá ngọ con ong bé cái nhầm! Bên cạnh những câu thơ tả thực trần trụi, hết sức khêu gợi liên tưởng, tưởng tượng của người đọc, nhất là lớp trẻ: Từ ỡm ờ, khép mở: Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/Một lạch đào nguyên nước chửa thông/ đến tả huỵch toẹt ra 1 cách trụi trần, sống sượng, không kiêng nể: Chành ra ba góc da còn thiếu/Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa/ Đầu đội mũ da loe chóp đỏ/Lưng đeo bị đạn rủ thao đen… đến những nhắc nhở, thực chất là mời gọi ái ân, giao hợp bởi những kích thích và tự kích thích đã tràn trề: Quân tử có thương thì đóng cọc/Xin đừng mân mó, nhựa ra tay?/ Quân tử có thương thì bóc yếm/Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. Động tác dệt cửi song trùng với hành động tính giao đầy hăm hở, thống khoái: Con cò mấp máy suốt đêm thâu/Hai chân đạp xuống nâng nâng, nhấc (năng năng nắc)/Một suốt đâm ngang thích thích mau…

Đánh cờ người là bài thơ tái hiện theo lối tả chân không thể sát ván hơn toàn bộ một quá trình giao hợp đực – cái từ A à Z, nhưng vẫn đúng là quá trình hai kỳ thủ đang say sưa, hăm hở quyết đấu 1ván cờ tướng bất phân thắng bại lúc nửa đêm, canh khuya trằn trọc.

Có ý kiến cho rằng Đánh cờ người không phải là thơ HXH; vì thơ bà trí tuệ và thâm thúy chứ không bẩn thỉu, khiêu dâm hạ cấp như thế. Tôi cho rằng ngược lại. Thế nào là khiêu dâm hạ cấp, bẩn thỉu? Mồm miệng ban ngày, nơi chốn đình trung điếm sở hoặc công đường, bàn giấy… thì xoen xoét chê bai, ra vẻ đạo cao đức trọng, đứng đắn hơn người; nhưng đến tối, đêm, trong phòng vắng thì rúc vào lồn mà hít hà, ve vuốt, nựng nịu, rên rỉ, gào rú thèm thuồng…như con chó đang kỳ động hớn! Đó mới là hạ cấp, bẩn thỉu. Đến sáng mai, thắng bộ vào, nghiêm mặt lại, lại mặt sắt đen sì, lên giọng dạy đời, khiếp khiếp, kinh kinh! …Bài thơ này mới đích thực là thơ quỷ Hồ Xuân Hương.

Chàng với thiếp canh khuya trằn trọc/Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người… Quân thiếp trắng, quân chàng đen/Hai quân ấy chơi nhau đà nã lữa(nảy lửa/ Thoạt bước vào, chàng bèn nhảy ngựa/Thiếp liền tay vén phứa tượng lên/Đôi xe hà chàng gác hai bên/Thiếp sợ bí, thiếp liền ghểnh sỹ/… Chàng thừa lúc đang cơn bất ý/Đem tốt đầu dú dí vô cung/Lại thêm đôi xe vừa lồng/Nước pháo trắng nổ đùng ra: chiếu!/Chàng bảo chịu, thiếp liền chẳng chịu? Thua thì thua, cố níu lấy con/Khi vui nước nước non non/Khi buồn lại giở bàn son, quân ngà!

Ai dám bảo đây không phải tả 1 ván cờ đích thực, diễn tiến từ đầu đến cuối từ khai cuộc đến mãn cuộc, với cách xuất quân, những nước đi, nước lừa… để cuối cùng bất ngờ chiếu tướng (chiếu nằm) bằng con pháo trắng (tinh trùng? Xong việc, người nam mệt rã rời, chỉ chực lăn ra ngủ (chàng bảo chịu!) nhưng người nữ vẫn chưa kịp lên tới đỉnh khoái lạc, vẫn muốn chàng tiếp liền quắn nữa (liền chẳng chịu, cố níu lấy conchim!); nhưng rồi cũng phải chịu thở dài, ôm chàng, ngủ tiếp trong giấc mơ đến sáng hoặc đêm mai, khi chàng đã hồi sức, mới có thể lại giở ra bàn son, quân ngà! Nhưng đó cũng chính là trọn vẹn 1 quá trình giao hợp điển hình của cặp vợ chồng. Không một ai, trước và sau bà Xuân Hương, cho đến nay, có thể viết sống động như thế, hay như thế về chuyện tính giao của loài người trong một hình thức ẩn dụ trò chơi văn hóa Nho giáo tao nhã nhất.

Tài hoa độc đáo tuyệt đỉnh, vô nhị và bản lĩnh phi phàm mới có thể sáng tạo được những thi phẩm sống mãi ngàn năm như thế. Về phương diện này, có lẽ Hồ Xuân Hương còn vượt cả đại thi hào Nguyễn Tố Như! Dân tộc Việt chúng ta tự hào có 1 Hồ Xuân Hương vô tiền khoáng hậu! Người thi sỹ, nghệ sỹ số 1 suốt đời, bằng những thể thơ cao quý, nghiêm trang nhất (Đường luật) công khai thể hiện khát vọng con người chính đáng của người phụ nữ trong xã hộị phong kiến nam quyền khắc nghiệt, nhà thơ trữ tình, tự tình số 1 Việt Nam mang tầm nhân loại với quỷ thi - tam khoái của mình.

5.Tứ khoái: ỈA. NHẤT QUẬN CÔNG…!

câu “Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng”. Quận công sướng như vua con, được thỏa mãn tối đa tứ khoái, trong đó có khoái ỉa. Xem bộ phim truyền hình “Hoàng đế cuối cùng”, nhớ chi tiết vua Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh, ỉa như thế nào? Lũ hoạn quan, kẻ bê bô, người dán mắt vào từng cục cứt, ngắm nghía, xăm soi và dựa vào màu sắc, hình khối, mùi vị… của cứt để đoán sức khỏe thiên tử. Lại có kẻ hí hửng… nếm cứt và reo toáng lên: “chua… chua… hảo… hảo lớ…”! Lại nhớ trong phim “Tể tướng Lưu Gù”, cận thần Hòa Thân ngồi trên chiếc ghế có ngai, tựa và có một cái lỗ ở giữa mặt ghế. Dưới lỗ ghế, đặt một cái bô đựng cứt mạ vàng. Hai bên Thân là hai thị nữ trẻ đẹp, cầm quạt lông phe phẩy. Trước mặt Hòa là các thuộc cấp vẫn đang cúi gập mặt xuống đất để chờ lệnh… Xem thế đủ biết, “nghi thức ỉa” của các đấng bậc vua quan cũng sang trọng chẳng kém gì nghi thức… bang giao và nghi thức… ẩm thực!

Thế còn ỉa đồng sướng đến cỡ nào? Này nhé: trên, trời cao lồng lộng; dưới: tuyệt đối không có một “di sản” nào của đồng loại (vô phúc dẫm phải “món” này thì tởn đến già!), không gian thoáng đãng, không khí trong lành, gió đồng rời rợi… Lại có câu “cứt ai vừa mũi người ấy”, hiểu theo nghĩa đen, hẹp nhất: … ta ỉa ra, rồi ta lại ngửi cứt của mình thì… vô tư! Nhưng nếu buộc phải ngửi cứt của người khác thì ai nấy đều tru tréo như bị… sặc xú khí mà hộc máu đến nơi! Nhìn một đám đất hoang la liệt những bãi cứt tươi, cứt khô, cứt vữa… của những thằng… mất dạy, tức thời phải bịt mũi, khạc nhổ và chửi rủa. Buộc phải ngồi ỉa ở cái bãi ấy, mặt ta tất phải cắm xuống đất, chân phải rón rén, hơi khom người, nâng đít lên cao. Nếu không làm thế, đít sẽ chịn vào cứt của đám bọ “ỉa lang” thì chỉ còn nước dốc vào họng một liều… bả chuột! Ngồi ỉa trong tư thế ấy, hai đùi sẽ mỏi cứng, còn sợi dây thần kinh “chỉ huy việc ỉa” có khi bị căng thẳng tới mức… đứt phựt! Và thế là… tịt ỉa!

Giống người cao quí, nhưng lại có nhiều chuyện súc vật 100%, thậm chí không bằng súc vật, trong đó có hai chuyện ăn ỉa. Với ăn: “Miếng ăn là miếng tồi tàn/Mất ăn một miếng, lộn gan lên đầu”, tức là có thể đổ máu chỉ vì… miếng ăn! Với ỉa, chỉ biết sạch đít mình, còn mũi thiên hạ thì… mo phú! Bằng chứng là, trên khắp cõi An Nam, ở đâu ta cũng thấy nhan nhản mấy chữ nguệch ngoạc: “Cấm ỉa bậy!” hoặc “Cấm phóng uế!”. Con chó còn biết ỉa đúng chỗ. Con mèo ỉa xong còn biết gẩy tro lên phủ kín đống cứt. Còn con người thì có thể thản nhiên ngồi rặn ì ạch, đỏ mặt tía tai ở bất kì chỗ nào… Rồi, vỗ đít đứng dậy, bỏ lại chềnh ềnh giữa thanh thiên bạch nhật những đống vàng, xám, đen, vữa, cục… lưu cữu, nồng nặc mùi thối và lổm ngổm bọ hung!

Có mấy chuyện đáng cười đến nỗi “kẻ yếu tim thì rụng rốn, kẻ yếu rốn thì rụng tim”!… Một xã khá trù phú thuộc tỉnh Thanh Hóa, hầu hết nhà trong xã đều là nhà tầng khang trang, nhưng không nhà nào có… toa lét.?! Mỗi sáng sớm, tất cả nam phụ lão ấu, giai thanh gái lịch đều… vác đít ra bờ sông để… ỉa. Người ta bảo, sáng nào cũng thấy một… đàn đít trắng hếu đang thi nhau vãi ruột vãi gan! Sợ thật! Phóng viên báo chí kinh ngạc hỏi ông chủ tịch xã: “Sao lại thế?”. Chủ tịch cười, hồn nhiên: “Xưa thế thì nay cũng thế thôi, sao với giăng gì, hở mấy anh?” (đã đăng báo, không nhớ chính xác báo nào!). Còn ở tỉnh Hà Nam, với biệt danh “dân cầu tõm” thì ai ai cũng thông tỏ việc đó cả rồi, miễn vẽ rắn thêm chân!

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, mà đó là sự thật trời sinh ra, nên chẳng có gì đáng phải xấu hổ! Sự thật gì? Ai chẳng biết buồi và lồn liền kề lỗ đít? Nói một cách văn vẻ thì “khu vui chơi giải trí chung vách (bằng giấy) với nhà vệ sinh”. Tức là khi ỉa đồng thì cả đít lẫn buồi, lồn đều được gió đồng mơn man, ve vuốt, tạo ra cảm giác lâng lâng, hưng phấn khiến kẻ ngồi ỉa vừa gân cổ, thè lưỡi, cố sức tống hết cặn bã ra khỏi bụng, vừa lim dim, gật gù tưởng tượng ra những ngón tay nuột nà hoặc sắt nguội của ai đó đang mân mê bộ phận sinh dục của mình… Thế là được tận hưởng một cú ỉa róc cứt vô cùng khoan khoái,… đến nỗi có kẻ buột mồm hét lên: “Ôi! Ngon cơm, thông đái không bằng ỉa bãi cứt to!”…

Lại nhớ, phu nhân nhà thơ lừng danh TH đã có lần phàn nàn (đã đăng báo, không nhớ chính xác báo nào!), khu dân cư nơi nhà thơ ở có 24 hộ, nhưng chỉ có một nhà vệ sinh công cộng nên sáng nào cư dân ở đó cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mình được “giải quyết bầu tâm sự khó nói”. Do phải nhịn ỉa hàng chục năm liền nên nhà thơ bị bệnh trĩ rất nặng… Bác sĩ bảo, cứt là chất cặn bã nên nó rất bẩn và rất độc hại (nghề đổ thùng xưa có phụ cấp độc hại), nếu nhịn ỉa càng lâu, chất độc càng thấm ngược vào hệ thần kinh và hệ tiêu hóa nhiều, thậm chí có không ít ca phải cấp cứu vì ngộ độc… cứt!... Xem thế đủ biết, đến cơn buồn ỉa mà phải nhịn ỉa thì “đau khổ” biết chừng nào? Được ỉa đúng cơn và được ung dung tự tại ngồi ỉa giữa cánh đồng mênh mông lộng gió thì quả là… lên tiên! Đến như một lãnh tụ vĩ đại - nhà thơ lớn bất đắc dĩ - cũng đã phải ấm ức hay khoan khoái mà viết bài Bị hạn chế (NKTT), từ chuyện hạn chế tự do đại tiện, ông có thể khái quát sâu sắc triết lý thời đại: Mất tự do, cơ khổ như thế nào:

Đau khổ chi bằng mất tự do?/ Đến buồn đi ỉa cũng không cho/Cửa tù khi mở, không đau bụng/ Đau bụng thì không mở cửa tù!?...

Thử nghĩ xem, khi đang tay trong tay dạo bước với người yêu mà cơn buồn ỉa đùng đùng cuộn lên thì sẽ làm gì? Tất nhiên, chỉ còn nước… đành bỏ mặc người yêu để đáp lời kêu gọi của… đít! Còn nếu đang hôn thì sao? Thì cũng đành bai bai môi, lưỡi để… theo cứt! Và khi đã trèo lên bụng người tình rồi thì sao nhỉ? Nếu là ỉa té re (Tào Tháo đuổi) thì hãy coi chừng… có khi mồm người tình biến thành… cánh đồng cũng nên? Hi hi…!

Xin mở ngoặc, bài viết này của tôi không áp dụng cho toalét tự hoại mà chúng ta đang dùng. Nó chỉ có chút ít ý nghĩa với các loại chuồng xí, chuồng phân, chuồng chồ, chuồng gio… truyền thống, đó là các chuồng xí mà khi ỉa, ta có thể nhìn thấy các thể loại cứt chồng chất lên nhau cao như gò đống, hoặc có thể nhìn thấy hàng tỉ con dòi béo mẫm màu trắng đục đang bò lổm ngổm trên cứt, bò lên chân và có khi lên cả má ta…! Khủng khiếp! Xong một cuộc ỉa, nhất định phải tắm qua toàn thân, kể cả gội đầu xà phòng một lần, không thì mùi hôi thối cứ ám lấy thân thể, hàng tiếng đồng hồ, chưa tỏa hết!... Tôi vẫn nhớ như in lần cùng đi thăm gia đình thông gia của ông bạn vong niên TS. NDĐ, ở 1 xã vùng nông thôn Đà Nẵng năm 1994... Tối đó, sau bữa cơm khách thịnh soạn, tôi bỗng nổi cơn đau bụng dữ dội, chỉ kịp cuống queo hỏi chủ nhà: - Nhà tiêu ở đâu?, rồi lính quýnh ôm quần, chạy ra vườn sau, bước lên những cái chum sành bụng to, cổ rụt (chum bủm) xếp hàng chỏng chơ giữa mảnh vườn mờ mờ ánh trăng suông. Chẳng có vách ngăn, tường bao, che đậy gì cả! Từ bé đến giờ, tôi chưa thấy có cái chuồng xí nông thôn nào lạ lùng như thế! Và tôi phải vội lập cập bước lên, ngồi lên, chân đạp lên hai sườn thành chum, ghé đít vào miệng chum mà bài tiết. Cố cho nhanh để hết cơn đau bụng và khỏi trượt chân ngã, có khi què hoặc vỡ chum thì e còn khủng khiếp đến đâu!?...

Chưa hết! Tôi nghĩ, cũng nên xin phép mở một cái ngoặc nữa để thế hệ @ sống ở các đô thị lớn nhỏ (hiện nay có khoảng 70% cư dân nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn đang dùng chuồng xí truyền thống) phần nào chia sẻ với nỗi “đau khổ” khó nói của một thời. Thời chuồng xí phân tươi, ở các khu tập thể, những dãy chuồng xí thường không có cánh cửa (do mục nát hoặc bị người ta lấy cắp làm gì đó…), thế nên mỗi khi đi ỉa, đàn ông thì mang theo một tờ báo cũ và đàn bà thì mang theo một cái nón để… che mặt! Và, điều này cũng bình thường thôi, bởi thời nào mà chẳng có những thằng khốn nạn, đói khốn nạn đã đành, no cũng khốn nạn nốt; ấy là những thằng khốn nạn luôn lảng vảng ở các khu chuồng xí để xem… lồn! Thỉnh thoảng lại nghe vút lên những tiếng la thất thanh của chị em… Có chị cả thẹn: khóc! Có chị đáo để: xua đuổi và chửi! Còn mấy thằng khốn nạn thì cực kì lì lợm, cứ nhăn nhở và tiếp tục… xem! Nói chung, trong những trường hợp bi hài ấy, chị em chỉ còn mỗi cách là đứng dậy, kéo quần, ù té chạy và… bảo lưu cứt thêm một thời gian nữa! Cánh đàn ông đang ỉa cũng thương chị em lắm, nhưng biết làm gì với những thằng khốn nạn bây giờ?! Nhớ trong tiểu thuyết Huynh đệ của nữ nhà văn Dư Hoa (Trung Quốc) cũng có kể một cách sinh động câu chuyện trẻ con TQ thời đại CMVH rủ nhau xem đàn bà đi ỉa ở nhà xí công cộng để được hưởng cái thích thú nhìn các loại lồn. Bi hài thay, có 1 cái lồn đẹp nhất, sướng nhất mà chúng được nhòm trộm, nhòm kỹ mấy lần, lại chính là cái lồn của người mẹ đẻ ra anh em chúng!!! Từ ấy, chúng mới chịu dừng cái trò chơi khốn nạn đó!

Cũng thời ấy, có một nữ chuyên gia người Pháp đến làm việc tại một xí nghiệp ở tỉnh H. Mà người Pháp, người Việt hay người Nga, người Mĩ… thì cũng có những cơn đau bụng mót ỉa bất tử như nhau cả thôi. Vị nữ chuyên gia bị đau bụng và hỏi toa lét Tất nhiên, vị nữ chuyên gia ấy cứ đinh ninh là toa lét tự hoại như ở bên nước Pháp, nên khi được dẫn đến cái chuồng xí phân tươi của ta thì vị nữ chuyên gia lắc đầu quầy quậy. Ta bèn cấp tốc điều một xe xì téc chở nước tới và dùng vòi rồng phun rửa cái ô chuồng xí thật sạch sẽ, sau đó còn vẩy một ít nước hoa… Lại cử một nữ bác sĩ của ta giúp đỡ bạn… ỉa! Thế nhưng, vị nữ chuyên gia vẫn không thể nào dạng chân, ngồi xổm trên hai hòn gạch mở chếch về phía trước khoảng 45 độ cho vững… Bất lực, vị nữ chuyên gia ôm mặt òa khóc… Khóc vì quá sợ hãi cái chuồng xí kinh tởm! Khóc vì cơn đau bụng quằn quại thắt ruột thắt gan… Khóc vì một thành viên trong đại gia đình Tứ khoái đã bị hành quyết một cách vô cùng dã man!

Còn cái sự ỉa đái của hôm nay? Ai đó nói rằng, sống là phải chấp nhận những nghịch lí, những bất công! Dù văn minh tới đâu, loài người cũng chẳng có cách gì hóa giải những nghịch lí và bất công theo như cái cách nói ảo tưởng tiểu nông: Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng! Ngay như anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra mà cũng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” kia mà? Không bao giờ có sự giống nhau, bằng nhau, như nhau… giữa các cá thể cùng loại! Đấy cũng là một nguyên lí bất biến của triết học: Mâu thuẫn là động lực của phát triển! Nghĩa là ngay trong phạm trù ỉa đái, ta cũng phải vui vẻ chấp nhận nghịch cảnh! Các đại gia và các VIP sở hữu những toa lét xịn, nhập ngoại; trong đó, bệ bệt mạ vàng, tự động phun nước rửa đít, mà nước cũng tự động mát đít vào mùa hè, ấm đít vào mùa đông… Nói chung, các ông chủ bà chủ chỉ còn mỗi động tác tụt quần (nếu có người hầu tụt cho nữa thì chẳng phải làm gì mà vẫn… ỉa… ngon lành cành đào). Trong toa lét có tủ lạnh to vật vã, nếu bị táo bón mà phải ngồi lâu thì có thể lôi hoa quả hoặc bánh kẹo ra để ăn. Lại có cả giá sách báo, nếu muốn thư giãn để quên đi nỗi nhọc nhằn ì ạch (vì không ai rặn ỉa thay chủ nhân được) thì giở sách báo ra đọc… Tóm lại, chỉ riêng số tiền trang bị cho cái “nội thất” toa lét của các đại gia, các VIP cũng thừa để xây được một tòa nhà 4 tầng xịn! Ngược lại, cách Tháp Rùa ở Hồ Gươm chỉ khoảng hơn 30 km tính theo đường chim bay, ở một vùng nông thôn vẫn còn tồn tại kiểu biến thể của cái chuồng xí truyền thống: đào những cái hố ven đường, bắc ngang miệng hố một cái cầu tre gồm 3 khúc ghép bằng con sỏ, mái được ghép bằng hai tấm tranh rạ hoặc lá gồi theo hình chữ A (buộc hai gáy tranh vào với nhau) xòe ra hai bên miệng hố - đó là cái toa lét có lẽ vào loại rẻ tiền nhất trên hành tinh này! Ngày nắng, mùi cứt đậm đặc như tỏa ra từ… chính hai lỗ mũi. Ngày mưa, nhoe nhoét hôi hám. Các chú chó sục mõm xuống hố để mót cứt tươi, gà cào bới tìm bắt sâu bọ… Chúng tha cứt lên vung vãi khắp mặt đường khiến cho những chiếc xe máy lăn bánh qua đây khó mà thoát được sự trừng phạt của “mìn dẻo”, còn khách bộ hành thì cứ loay hoay tìm những vật cứng (gạch, đá…) và cà đế giày đế dép vào để… giũ cứt! Tuy nhiên, chỉ có những ai lần đầu đến vùng này thì phải bịt mũi, khạc nhổ, xe máy tăng tốc, bộ hành thì chạy gằn…, còn dân sở tại thì cứ bình chân như vại. Họ vẫn vui vẻ làm ăn, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái và ỉa đái… vô tư! Phải chăng, đấy cũng là một dạng “miễn dịch” của xứ tiểu nông An Nam ta?

Ôn cố như vậy để tri tân sâu sắc những gì ta đang được thụ hưởng cho cái khoái ỉa hôm nay. Tuy nhiên, những kỷ niệm về ỵ đồng ở những ruộng ngô, vườn phi lao xanh mát vẫn còn tươi rói trong kí ức… Khoái xong, nhảy ào xuống mương Đồng Vườn hay sông Nhuệ tắm gội thỏa thuê, vào những chiều chủ nhật chăn bò hồi trẻ con thì vô khối… Quả là khoái thú vô cùng!

Thưa quí vị! Xin đừng sĩ diện hão mà giãy nảy như đỉa phải vôi, rằng tôi không ỉa bậy bao giờ! Bởi vì, ỉa bậy ở đâu thì không biết, chứ ỉa ở cánh đồng còn thăng hoa hơn cả… giao hợp đấy! Không tin hả? Thử xem! Nhất là mấy chị em trẻ thích nhún nhảy cành cao, cành bổng…

18.1.2015, HD

6. Kết

Đến đây, có lẽ bạn đọc yêu quý cũng đã cười chán chê mê mỏi vì những mẩu phiếm đàm lông bông, tản mạn, vừa đứng đắn, nghiêm trang vừa mang đậm hơi hướng tục văn, dâm bình và có phần đã dài dòng của chúng tôi. Xin được tạm kết một cái kết rõ rành chưa có hậu; vì sự chưa đủ đầy, mỹ mãn về một trong những chủ đề xã hội – văn chương lâu đời nhất, phổ biến nhất, thời sự nhất, thiết thực nhất và cũng bay bổng nhất trong thế giới loài người khúc xạ, ánh xạ vào thế giới nghệ thuật văn chương đông tây kim cổ.

Chúng tôi cũng muốn hưởng cái ngũ khoái râm ran với bài viết này, khi nhận thấy những điều mình trình bày, bộc lộ, bàn luận trên là những điều vừa rất chân thành, nghiêm cẩn lại vừa không kém phầnTTỨ  tếu cợt, bông phèng, đời - văn hòa trộn, ngõ hầu mua vui cho bạn đọc lúc nhàn rỗi, cô đơn, khi chiều buông, đêm xuống... Chỉ tiếc, bởi tài sức mình có hạn, kiến thức cạn nông, tay phím vụng về… nên không thể viết hay hơn, ngắn gọn, cô đúc và hấp dẫn hơn!

Xin được rửa tai, lắng nghe tất cả những lời chê trách, phản biện hoặc đồng tình chia sẻ, hay khuyến khích, động viên …của quý bạn đọc gần xa. Theo chúng tôi, Tứ khoái… thật trần trụi mà cũng thật ảo kỳ! Chắc chắn nó sẽ còn trường tồn cùng với loài người cho tới ngày… tận thế! Và đề tài về tứ khoái vẫn sẽ là một thách thức đầy quyến rũ đối với văn chương nghệ thuật đương đại tới tương lai./.

Trèm – Thạch Bàn, đêm 19 – 12 – 2014 - 19 – 1 - đêm 22 - 1– 2015.

ĐV - HD