Vẫn cái cười “ngay vào mũi mình” nhưng lại vơ vào mà không ngượng, không “dơ””
- Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muốn dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa phục hồi
Vợ thì lo đứng lo ngồi
Lo tìm bác sĩ phục hồi chức năng
Bác sĩ tủm tỉm phán rằng
Cứ thay mái mới lại căng dây đàn
Vẫn cái mạch thơ ngắt dòng, anh em liên tưởng:
- Anh đi công tác Pờ lây
cu dài dằng dặc biết ngày nào ra
Còn em ở lại Buôn Ma
Thuột đi thuột lại thằng cha láng giềng
Hay “chế” cái mới cũng đáo để:
- Anh đưa em đến mũi Dung
Quất nhau một cái ta cùng làm quy
hoạch xong rồi chúng ta đi
ra dầu ra khí ra gì thì ra.
Nhại lại cái câu quen thuộc: “Không đi không biết Đồ Sơn”…: Cái cười còn lan suốt từ Bắc vào Nam:
- Không đi không biết Quảng Ninh,
Đi rồi mới thấy cửa mình mở ra,
Hàng Nhật cho chí hàng Nga,
Hàng Tầu hàng Mỹ đều qua cửa mình,
Xuất thô thì thấy lình sình,
Xuất tinh cứ đến cửa mình xuất ngay.
- Không đi không biết Cửa Lò,
Đi rồi mới thấy cái lo đang tồn,
Phòng khi nắng dập mưa dồn,
Chị em tranh thủ mang tay ra phơi.
- Không đi không biết Củ Chi,
đi rồi mới thấy củ gì cũng hay,
- Không đi không biết Cà mau,
Đi về mới thấy còn lâu (mới bằng) cà nhà
Cà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà cà chậm không là cà mau
Và trở về với Đồ Sơn:
- Không đi không biết Đồ Sơn,
Đi rồi mới thấy hay hơn đồ nhà,
Đồ nhà bằng cái lá đa,
Đồ Sơn bằng cái bàn là Liên Xô,
Hỏi rằng cái đồ nào to,
Có một cái thước biết đo đồ nào?
Ngay các sự kiện chính trị vừa hé cái “chưa phải” đã có Bút Tre châm luôn:
Cái vụ Hà Tây một đêm thành Hà Nội:
- Nghị quyết Quốc hội thật hay,
Hà Tây cửa ngõ đặt ngay cửa mình,
Bà con cô bác đồng tình,
Sáng ra đã thấy cửa mình rõ to.
- Chó mèo thì phải có lông,
Hà Nội phải có Hà Đông nhập vào,
Trên trời phải có ông sao,
Việt Nam phải có nước Lào hoan hô…
Cái việc tăng lương tưởng chừng cải thiện, nâng cao đời sống người dân, thì thực tế ngược lại, biết hỏi ai bi giờ:
- Giá ơi lương hỏi mấy lời,
Giá lên như thế lương thời sống sao?
Giá rằng sao lại hỏi tao,
hỏi thằng đầy tớ chứ tao biết gì!
Sau khi ồn ào, to tiếng tưởng chừng làm nên các sự kiện, tên tuổi, mấy vị Bộ trưởng mới lại im hơi, lặng tiếng theo đóm ăn tàn. Dân gian lại có thơ rằng:
- Thằng B, thằng H, thằng Th,
Ba thằng chuyên trị nói nhăng nói càn,
Khi miệng chưa bị bịt vàng,
Tưởng ba thằng ấy cùng hàng nhân dân
Ấy cũng như cái sự sinh hoạt hàng ngày, nên coi là “phình phường” thôi, như kiểu:
- Của người đêm bảy ngày ba
Của mình sao cứ mở ra đậy vào
Cũng cá ngựa cũng yến sào
Mà sao lại cứ đậy vào mở ra
Cũng là cái đau nhưng vận vào mình nghe nó “chua chát” làm sao:
Khốn khổ cho cái thân mi
Vợ thời đời cũ ti vi đời đầu
Ti vi lại chẳng có râu
Xoay ngang xoay dọc mà mầu chẳng lên
Chẳng bù cho cái nhà bên
Mới sờ một tí mầu lên ầm ầm
Đêm nằm lòng những ước thầm
Ước gì mình được sờ nhầm ti vi
Ngày trước cụ Nguyễn Công Trứ buồn đời mà viết:
- Ngồi rồi lại trách ông xanh
Khi vui lại khóc buồn tênh thì cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Con cháu Bút Tre mượn cái câu của cụ Trứ mà thêm vào:
- Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống suốt đời vô lo
Sáng dây thì gáy o… o…
Ngày đi đạp mái không lo trả tiền
Lúc chết lại được tắm tiên
Các cụ kính cẩn đặt lên bàn thờ.
Chỉ nội cái chuyện chúc mừng ngày 8-3 cũng ối chuyện. Mà toàn chuyện chị em có nghe cũng chỉ biết cười trừ:
- Hôm nay mùng Tám tháng Ba
Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
Nếu bà mà nói lôi thôi
Thì tôi mặc kệ áo tôi cho bà.
Kẻ chép những sự này đích tai nghe một Bút tre ứng khẩu khi được hỏi mùng 8-3 bác tặng bác gái cái chi? - Tặng mấy câu thơ. Người đó đáp rồi đọc luôn:
- Hôm nay mùng Tám tháng Ba
Tôi thay mặt bà chúc sức khỏe tôi
Đời tôi nếu có lôi thôi
Thì tôi mặc kệ đời tôi cho bà
Đời tôi nếu có trăng hoa
Thì xin bà chớ rầy rà với tôi
Nếu không tôi kiếm chỗ ngồi
Tôi trông mâm cỗ xem ruồi nó xơi.
Chí Phèo đến thế là cùng!!!
Một dạo om lên cái vụ thi chọn quốc hoa, có một vị GS khả kính hiến kế nên chọn hoa mào gà, lại nghe được một câu oái oăm hơn:
Cụ Nguyễn Tiên Điền hẳn phải cải cái câu “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” thành “Thiên hạ hà nhân tiếu Tố Như” mà ngậm cười nơi chín suối.