Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đối thoại văn chương và hai anh em thi sĩ tài năng đất Việt.

Vũ Thảo Ngọc
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2013 8:26 PM
 
 
 
TNc: Chiều nay tại TT Văn hóa Pháp diễn ra buổi ra mắt Đối thoại văn chương. Xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Đức Tùng - Trần Nhuận Minh. Chunfs tôi chụp ảnh lưu niệm chia vui với hai tác giả. Đây là cuốn sách đáng đọc.
 
Ảnh: Ngọc Bái, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Nhương, em Sương (vợ Tùng), Nguyễn Đức Tùng. Gs Chu Hảo, Lê Thiếu Nhơn, Vũ Quần Phương (trái sang)
 
 
 
   Tôi loay hoay đọc cuốn Đối thoại văn chương (ĐTVC) – cuộc trò chuyện bằng văn bản học - giữa nhà thơ Trần Nhuận Minh (TNM) và nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (NĐT) với hơn 800 trang sách, có quá nhiều điều để quan tâm và để biết về những cội nguồn, gốc rễ của hai anh em thi sĩ tài năng đất Việt này, tôi ví ĐTVC như một cuốn biên niên sử bằng văn học của anh em nhà thơ họ Trần làng Điền Trì ở VN thế kỷ XX. Và không chỉ của riêng anh em họ, mà rộng ra là cả một nền văn học VN được khúc xạ qua cuộc trò chuyện này. Với cách trao đổi thoải mái, sòng phẳng, chân thực, khoa học, hai nhà thơ đã làm nên một cuộc trò chuyện độc đáo về chuyện bếp núc văn chương.

    *Với nhà thơ TNM và TĐK thì ai cũng biết họ là anh em ruột, làm thơ và…nổi tiếng. Còn nhà thơ Nguyễn Đức Tùng với tôi-lạ hoắc cả tên người và thơ ông - nhưng may thay tôi và nhiều độc giả yêu văn chương đã cùng được biết rõ về ông qua tập Thơ đến từ đâu- NĐT- do NXB LĐ ấn hành 11/2009, giờ thì, có lẽ  tôi được biết kỹ hơn về ông ở ĐTVC, trong phạm vi hội thảo hôm nay, xin cho phép tôi chỉ nói về ông TNM trong cuộc trò chuyện đặc biệt qua ĐTVC mà ông NĐT là người khởi xướng.
  
- Về ngôn ngữ: Trần Nhuận Minh đã rất hoạt ngôn, trong mỗi câu chữ của ông luôn luôn có ma lực mạnh với lối nói dung dị nhưng luôn khiến người đọc – người nghe - ám ảnh, và phải suy nghĩ về vấn đề ông trả lời. Những vấn đề ông đưa ra dù xác nhận lại tính chân thực của vấn đề hay chạm tới vấn đề bây giờ ông mới nói - mỗi câu chuyện như thế ông đều có những lý giải rất thận trọng và nghiêm túc.

 - Hướng tới sự TRUNG THỰC:
- Ông luốn hướng tới sự Trung thực và nhân văn.  Trung thực về bản thể và trung thực về nhân cách viết. Tôi đọc đến đoạn (ở tr. 222-226) ông viết về câu chuyện cậu bé con người bạn thân lấy cắp chiếc xe đạp của ông mới mua, ông đã hì hục đuổi theo để bắt lại nhưng vô ích vì nó đã qua phà Bãi Cháy. Câu chuyện không dừng lại, sau đó, ông gặp nó, ông hỏi, sao mày lấy xe của chú, nếu có túng thiếu nói chú một câu chú sẽ… Nó đáp ngay, bây giờ thì chú nói thế, chứ lúc đó cháu có hỏi xin chắc gì chú đã cho cháu nếu cháu nói thế. Kể đến đây, nhà thơ bảo đành im lặng, và nói thêm: bây giờ cháu này là một cán bộ rất tốt. Câu chuyện chỉ chục dòng chữ nhưng hàm chứa cả một cuốn sách về luân thường đạo lý, và tôi thấy ông rất và luôn coi trọng hai chữ NHÂN VĂN!

- Về tính trung thực các văn bản học : nhân hai câu thơ của ông mà nhà thơ NĐT đã lấy làm câu hỏi ở câu 71- tr194 - Đối thoại tháng 2 : “Viết được một câu thơ trung thực với nhân dân/tôi đã đi qua bốn mươi năm bão táp”. Từ câu thơ này, nhà thơ TNM đã luận giải về nhiều vấn đề liên quan đến tác phẩm - tác giả để khẳng định tính trung thực của văn học trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, nó thuộc về ai, không nên mập mập, mờ mờ… Chẳng hạn như bài thơ Nam quốc sơn hà (tr196) từ lâu ta đều xác nhận của Lý Thường Kiệt hay chỉ là thơ khuyết danh,  và nhắc đến Lưu hương ký là nhắc đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương tài sắc, còn nhắc đến những dị bản thơ dung tục gán cho Xuân Hương là không đúng. Nhắc đến Nguyễn Trãi với Quân trung từ mệnh (tr 265) viết cho Lê Lợi –sử gia thời đó đã viết rõ : Nguyễn Trãi đề… Cuối cùng ông khẳng định: bây giờ nhiều sự thực đã được khôi phục theo tinh thần Đại hội VI vĩ đại của Đảng CSVN!
    Nghĩa là, sự trung thực luôn được đề cao bất cứ thời đại nào, dù nó có bị chôn vùi vì mục đích gì thì cuối cùng sự thật vẫn được trả lại đúng với bản chất của sự vật hiện tượng đó… Sự TRUNG THỰC  còn ở chỗ, TNM khẳng định - thừa nhận đã chịu ơn ai và ai đã được ông nâng đỡ trong mối quan hệ văn chương, điều đó giúp cho mỗi ai phải tự soi mình vào sự TRUNG THỰC để cuộc sống có ý nghĩa hơn.

 - Từ mở đầu cuốn sách ở Đối thoại tháng Giêng, (tr 13-15) khi nói về chủ đề thơ với số phận con người trong xã hội, Hình ảnh hai anh em ông luôn song hành cùng nhau, với TNM thì viết khi : Cuộc sống này có bao trắc trở/anh có thể đi mà chẳng kịp chào… và ông ví dụ thơ Trần Đăng Khoa (TĐK):  “ …Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc/ Chỉ tích tắc khôn lường, ta đã hóa người xưa…” – một sự đồng thanh tương ứng của hai thi sĩ về phận người thật mong manh- rồi ông trích dẫn con số người chết về tai nạn giao thông hàng ngày so với thời chiến tranh chả là gì, xã hội bất trắc thế đấy, và ta sẽ giật mình vì con số mà nhà thơ cập nhật chết vì TNGT – vấn đề luôn được xã hội quan tâm! Ta sẽ gặp bài thơ Gửi bác TNM (Đối thoại tháng 4 – tr 304) TNM lại nhường lời –chuyển luôn bài Đọc lại thơ TĐK của nhà văn Đình Kính để bạn đọc dễ so sánh và thẩm định sau khi TNM đã đưa ra những lý do ông bắt đầu làm thơ từ đâu và em trai ruột TĐK bắt đầu làm thơ từ đâu, tôi nghĩ họ dù cách nhau 14 tuổi, nhưng là hai viên ngọc được hoài thai trong những tầng đá trầm tích triệu triệu năm để rồi cùng rạng ngời trước ánh sáng mặt trời cùng thời điểm, và TĐK đã khẳng định cái chói sáng vĩnh cửu ấy ngay từ những câu thơ đầu tiên tuổi ấu thơ bên vườn na, góc sân bình dị nơi quê nhà làng Điền Trì- Nam Sách – tỉnh Hải Dương. Những câu thơ của TĐK từ khi còn: Hạt gạo làng ta có bão tháng bảy, có mưa tháng ba…đến khi viết : đất nước gian lao chưa bao giờ được bình yên/bão thổi chưa ngừng trong những vành khăn trắng… rồi đến: “ em quẩy bầu trăng gió/bác gánh bao nỗi người/sóng đôi mà đơn độc/…người bảo bác theo Đỗ/em phải học Lý thôi”…đủ nói lên TĐK đã đi qua cái tài danh thuở ấu thơ và đã đi qua tuổi trung niên và đang tiếp tục cuộc hành trình thời gian của thơ ca…

 - Có hai chi tiết tôi thấy ông luôn luôn ám ảnh và chạm đến SỰ THẬT đó là bài thơ viết về Lão Xá (phỏng vấn giữa NĐT và TNM (tr 38-43) với những câu thơ ám ảnh của ông viết về văn hào Trung Hoa này:  “…lũ trẻ con lấy thắt lưng da có móc sắt quất vào mặt ông…giờ lôi xác ông lên phơi nắng…ấy là ngày cái thiện lên ngôi/bạo lực và cường quyền/tất cả/ thành vô nghĩa…” .Tôi lại liên tưởng đến câu chuyện giữa Trần Nhuận Minh và Võ Huy Tâm (VHT) - tr220) về một câu chuyện  hậu bản án nhân văn giai phẩm của nhà văn VHT đầy bi hài ở Quảng Ninh tháng 5/1962 và TNM đã mượn  mấy câu thơ khắc họa chân dung VHT của Xuân Sách trong Chân dung nhà văn của Xuân Sách: “đem than từ vùng mỏ/về bán tại thủ đô/bị đập chiếc cán búa/hóa ra thằng ngẩn ngơ”…(truyện ngắn Chiếc cán búa của nhà văn vùng mỏ VHT là một trong những tác phẩm đặc sắc của ông nhiều người thích –Tác phẩm Những người thợ mỏ sau này đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT –tr221)…  Tôi thấy ông luôn TRĂN TRỞ - ĐAU ĐÁU về những sự thật, về kiếp người khi vinh lúc bại cứ đan xen nhau như trở bàn tay. Và, nói về việc này, tôi liên tưởng và rất  tâm đắc với câu thơ của TNM khi ông qua nước Nga vào mùa  thu năm nào ông đã viết : … “trời ơi vàng đến thế này/mà sao đen bạc vẫn đầy thế gian…” tôi thấy…trong trường hợp nào cũng đúng!

- Phạm vi thời gian hội thảo không cho phép, tôi chỉ nêu những gì tôi THÍCH cuộc trò chuyện của hai ông NĐT và TNM và có lẽ đây là cuộc TRÒ CHUYỆN dài nhất, đặc biệt nhất, thú vị nhất, độc đáo nhất về văn chương của  các nhà văn mọi thời đại trong nước và quốc tế!
   HN, đầu xuân 2013