Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

THƯ GỬI ANH PHẠM QUANG TRUNG

Nguyễn Huy Canh
Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011 6:00 AM
 
Tôi đã đọc bài viết của anh, và cũng đã đọc “Dị hương”. Đúng là, nghệ thuật hư cấu là quyền năng của nhà văn nhằm để xây dựng hình tượng văn học phản ánh một mảng của cuộc sống, của hiện thực lịch sử, nhằm làm cho bản chất của quá trình lịch sử (qua các sự kiện), bản chất của nhân vật... được lộ ra, sáng tỏ hơn trong tư duy của nhiều người mà trước đó nó còn lờ mờ, còn tản mạn. Nhưng Nguyễn Ánh không nên để trở thành hình tượng của những ái ân, của quan hệ tình dục đời thường (tới mức dung tục, tởm nợm) được.
 Nguyễn Ánh là bậc Đế vương của một vương triều lớn trong lịch sử dân tộc cần phải được chúng ta tôn trọng. Cho dù, theo cách hiểu của anh, “Dị hương” như kông hoàn toàn nói đến một Nguyễn Ánh có thực trong lịch sử, thì người đọc với trình độ phổ thông về nghệ thuật như chúng tôi vẫn cảm thấy như bị xúc phạm, lòng tự trọng dân tộc bị tổn thương. Cứ theo mạch suy nghĩ của PQT nếu ngày mai Sương nguyệt Minh có viết về một lãnh đạo hiện nay của ta như vậy thì không biết anh sẽ nói gì đây và Hội nhà văn VN chắc phải trao nhiều giải nhất nữa!
            Nhân đây, tôi cũng xin mạo muội có ý kiến với ts PQT, câu nói “lật thuyền cũng là dân…” là tư tưởng của Tuân Tử. Tư tưởng này của ông rất gần với Mạnh Tử. Sau này Nguyễn Trãi có nói đến cũng chỉ là sự nhắc lại ý của cổ nhân thôi.Viết đến đây tôi lại nhớ đến lời nhận xét của ông Nguyễn Trần Bạt về trí thức nước ta (dù căy đắng và nhiều phũ phàng) chỉ biết nói và viết lại những điều đã có sẵn. Nguyễn Trãi với tư cách là một nhà tư tưởng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Chúng ta đều biết những tư tưởng lớn đều là tài sản của  nhân loại , không nên vì “nước lạ”mà bỏ đi rồi nhận là của mình. Triết gia Tuân tử không có lỗi gì về việc này. Là một trí thức có bằng cấp, tôi nghĩ anh PQT nên hiểu điều này: Trần Mạnh Hảo đã hoàn toàn đúng khi nói về “Dị hương” và về tư tưởng của Tuân Tử