Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
"MỘT RỒ DẠI GIỮA ANH HÙNG"
Tân Linh
Thứ sáu ngày 25 tháng 6 năm 2010 11:23 AM
Mới mấy lần đại hội nhà văn trẻ đi qua và bây giờ Mừng đã là gã thi sĩ tuổi tri thiên mệnh rồi. Trung niên thi sĩ Nguyễn Thanh Mừng đương không nói ra cái ẩn ức đời mình nhưng với bạn bè bây giờ, chén rượu hình như có gì đắng đót Và chiều nay tôi nhận đựoc bản Kết luận Thanh tra do chánh thanh tra tỉnh Bình Định ký, bỗng thở phào nhẹ nhõm. Vậy là Mừng không làm sao, không dính đến tiền nong lình xình, tiêu cực tiêu sướng gì là tốt quá. Mừng cho Mừng.…Và đây nữa, cái Giải nguyên thơ Tạp chí VNQĐ mới rồi Mừng có vẻ không vui vì có kẻ phang trên mạng…Mừng bảo TMH “chơi” Mừng có lẽ vì… Mừng xa rời lục bát…
Một vô danh giữa chập chùng tuổi tên
Ấy là Nguyễn Thanh Mừng tự trào đấy thôi. Chứ thực ra hắn đã có một chút tên tuổi ngự ở cái xứ của “Bàn thành tứ hữu” đất võ trời văn Bình Định. Nhưng hình như cái chức Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật ấy không mấy khi xuất hiện trong cái dáng vẻ rất… Nguyễn Thanh Mừng. Gã thích uống rượu với bạn muôn phương, thích đọc thơ bạn thơ mình và bàn văn chương thơ phú hơn là bàn chuyện thế sự. Lần ấy vào khoảng năm 1995, tôi đã thấy Mừng say và khóc khi đọc thơ bên mộ Hàn ở Ghềnh Ráng. Không thích ăn to nói lớn mà cười cợt bông phèng dễ gần dễ mến. Tôi đồ rằng kẻ giận Mừng ghét Mừng muốn hãm Mừng có lẽ không phải vì không yêu Mừng, hay là không yêu văn chương Mừng. Máu văn chương trong gã có từ khi còn là gã trai rời miền sơn cước vơí những truông dài nai cọp ra thị thành học chữ học nghĩa để rồi thành danh giữa “chốn chập chùng tuổi tên”… Lạ là hắn làm thơ chỉ rặt lục bát. Mà lục bát cũng mượt mà lắm, lại riêng giọng xa xăm như thể từ ngàn xưa sót lại một mình hắn. Những là cổ kính, những là hoang tàn phế tích… Là hắn đương khóc cho dĩ vãng vàng son của thành quách đổ nát của mấy vương triều cũ định đô xứ Đồ Bàn. Mừng đã viết những câu lục bát thật cổ kính từ hai chục năm trước. Cái đất võ của gã lại là đất văn. Chả thế mà ở xứ của gã, nhiều người không biết chữ cùng đã ứng khẩu thành…lục bát. Nghe nói thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ còn biết “bút phê” hay nói đúng cách ở chốn vương quyền là ngự bút, đôi khi Ngài cũng dụng ngôn kiểu …lục bát: Thôi thôi sự đã lỡ rồi/ Trăm nghìn gì cứ trách bồi vào ta”.. Gã thừa hưởng cái gia tài lục bát dân gian như là điệu thức của cha ông mà lớn khôn mà tích tụ chữ nghĩa. Chất dân gian đã đắp bồi cho tâm hồn gã tựa phù sa ám lên hồn thơ của gã…Cái tài của gã là nhiều khi nói chuyện hay giao đãi đều tuôn ngay ra… lục bát. Nhưng cái giói là chả ngô nghê, sáo rỗng mà lại chỉnh vần đắc ý mới mệt chứ! Cái vẻ ngoài của Mừng thật khó đoán gã đương là ai. Là ai, chỉ Mừng biết. Chốn “giày cỏ gươm cùn” thì liệt gã vào hạng chỉnh tề áo mão com lê cà vạt, nhưng hình như nơi sang trọng mũ cao áo dài thì liệt Mừng vào loại phơ phất gió sương. Một người bạn Mừng nhận xét thế,. Mà đúng thế chăng?.Gã hình như chưa nhận được sự tín nhẫn của chốn cây cao bóng cả, mà rồi chốn hạt lúa củ khoai cũng không còn bè bạn cùng gã nữa. Nói là bất tài ham vui không hẳn đúng bởi Tao Đàn nghe đâu còn rộng cửa mời đón gã vào…Nhưng gã thì có vẻ thích lãng du với hoa cỏ thiên nhiên hơn, như gã tự bạch “văn chương róc rách dại điên cát bùn”. Và nếu không có hội Tao Đàn và bạn bầu khắp xứ, hẳn gã đã thành rêu phong lau lách quê nhà…Hình như gã có cái tư chất hay khí chất của con nhà võ nên chi văn gã cũng múa may cũng tung hoành đáo để. Mà toàn cái giọng vương đế lẫn thảo mặc dân dã. Gã nghiêng mình trước các bậc thánh nhân “Thánh nhân im lặng mỉm cười/Nụ cười sông bể toả lời vô biên” Còn thân phận mình, gã cũng như chúng ta thôi, bầm giập giữa đời đen bạc mà vẫn lạc quan nghêu ngao chữ nghĩa: Còn tôi giọt nước huyên thiên/ Văn chương róc rách dại điên cát bùn”. Nhưng rồi hình như cái sự mê say thơ phú của gã cũng được người đời ghi nhận. Bằng chứng là không ai nỡ chê bai phũ phàng cái sự nông nổi vụng về của gã. Bạn bè ca tụng đã đành mà dân văn chương xa lạ cũng hạ một câu : Được. “Được” là quá đủ với gã. Hình như gã rất ý thức về nguồn cội và còn có cả mặc cảm vong bản mỗi khi chợt thấy mình đi xa hơn chân mình. Ra Hà Nội lần này đương khi người Hà Thành náo nức đón cái Xuân 1000 tuổi Thăng Long gã lại thức cùng dấu cũ Thăng Long mà viết những câu thơ như đã ngẫm trăm năm: Thưa tôi gié lúa Rồng Tiên/ Dấu chân Giao Chỉ dạt bên Chiêm thành/Sông Hồng ướt áo tàn canh/Ngàn năm thấm tháp ngọn ngành chửa khô/Tôi về gõ cửa muôn xưa/Một vong bản phía tiễn đưa ngàn trùng/ Một rồ dại giữa Anh hùng/ Một vô danh giữa chập chùng tuổi tên….
Tôi chúc mừng gã vừa nhận giải Trạng nguyên cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ, nhưng có vẻ gã không vui. Kéo vào quán rượu cỏ, đãi một vài ly đã thấy gã bộc bạch tâm tư: “Mừng hơi “bị” buồn vì người đời và thi hữu không hiểu mình. Lần đầu tiên Mừng phá lệ là làm thơ tự do. Rồi lại còn gởi dự thi nữa... Lỗi ở Mừng. Chứ Trần Mạnh Hảo “chơi” Mừng trên báo (Mà đâu chỉ chơi Mừng?) là vì Mừng xa rời lục bát… “
Bài thơ Hào phóng thềm lục địa của Mừng, ngẫm thấy ý tứ đến nỗi nào sao lại nỡ phán thế, lại có khi những ì xèo sau cái giải văn chương này làm mất đi cái tìm tòi phá cách nơi Mừng?! Lại còn một chút tìm tòi phá cách, âu là Mừng muốn thử sức…Nói thế thôi chứ tôi cũng định an ủi gã: “Phi lục bát bất thành Nguyễn Thanh Mừng” Gã cười khành khạch như kiểu bị ai đó “đọc vị”. Tôi bảo Mừng: Biết đâu trong cái rủi lại có cái may?
- “Chỉ được cái nói đúng!”
Chao ôi! Nhưng Mừng là kẻ biết “ngộ” ra nhiều thứ. Thôi thì chữ nghĩa làm nên chân dung gã thì hãy để gã sống với chữ nghĩa.
Nhắc Mừng mà không nói tới người bạn đường thi phú, người bạn đời trăm năm của gã là một lỗi lớn, bởi Trần Thị Huyền Trang đã là hình bóng của Mừng và ngược lại. Họ đồng hành mới đó mà đã mấy mươi năm, từ lúc nhà họ còn là ngôi lều cỏ đến bây giờ . Họ đã đến với nhau vì mến chữ nghĩa tính tình nhau mà nên vợ nên chồng. Và rồi mấy mươi năm theo nhau, lúc cơ hàn cũng như khi vinh hiển, bây giờ vẫn bên nhau cả những vui buồn thân và phận. Gã sông hồ nay đây mai đấy bỗng thương người bạn đời, bạn văn chương : Bóng em xa ngọn đèn chong/Vai gầy tóc rối ẵm bồng con thơ. Chao ơi! Gã cũng có tình, cũng cả nghĩ đấy chứ! Ít nhất là với Huyền Trang. Trang thiệt thà nội tâm hơn, hay hình như là thế. Ai biết gái đất võ thế nào mà dám bảo hiền. Có lần Trang bảo thế, khi bạn bè khen vợ Mừng hiền và …ngoan. Nhưng Trang hình như nổi tiếng hơn Mừng. Bằng chứng là có chuyện khi Mừng ra họp ở Hội LHVHNT Việt Nam, vị cán bộ tổ chức hội nghị giới thiệu tên tuổi chức danh Mừng thì thấy hình như ít tiếng vỗ tay. Lần sau vị này giới thiệu Nguyễn Thanh Mừng cùng một lô một lốc chức danh sau đó kèm câu “Phu quân nhà văn Trần Thị Huyền Trang” thì bất ngờ có tiếng vỗ tay ào ạt. Mừng sướng. Và hình như gã biết ơn vợ từ ấy. Một người bạn của Mừng vì thế đã trêu gã: Lại còn có đủ tài năng/ Làm phu quân một nhà văn lẫy lừng…
Hình như Trang có biết nghề võ thì phải. Chả thế mà có lần trả lời báo chí về đặc điểm con gái đất võ, Mừng cao hứng phán : Con gái Bình Định phải biết làm thơ, nấu rượu và …đánh võ. Nhưng hình như người biết đánh võ thì thường hiền hơn, nên không đáng sợ bằng loại “sư tử Hà Đông” hay cào cấu cắn xé…Và mối tình văn chương chồng vợ ấy bắt đầu từ sự cảm mến nhau cả tài và tình…Mừng viết như khẳng định một tình yêu của nàng: “ Tôi cầm nhành táo đi ra/Em trong ảo giác như là sương mây/Dòng thơ nép bóng trăng gầy/Dành cho tôi cả tháng ngày không tôi/Từ khi người chửa gặp người/Đã ghi lên tận trên trời tên nhau/ Biết đời rồi cũng bể dâu/Sao lòng muốn nói một câu vĩnh hằng/Em về dâng cốc trăm năm/Rượu thời gian sánh ướt đầm tay tôi…” Trang lúc ấy hình như đã gặp người trong mộng bấy lâu: “Chưa quen mà đã nhớ/Tiếng chân người mai sau…” - Trang viết thế. Có thời vợ chồng lóc cóc xe đạp đèo nhau về các miền quê để thực tế điền dã. Cơm nắm muối vừng mà họ vẫn gắn bó để đi tìm những nét trầm mặc của đất và người Bình Định. Họ có những công trình nghiên cứu đứng tên đôi. Có cặp nào chắt chiu nuôi con lam lũ thế mà dám bên nhau làm những chuyến điền dã xuyên Việt lấy đề tài vốn sống cho nghề viết như Mừng - Trang?
Văn chương róc rách dại điên cát bùn
Và cứ thế, lãng mạn và thực tế. Sướng khổ bên nhau đến ngày vợ chồng Mừng, dẫu chưa công thành danh toại nhưng đều được đánh giá là thành đạt. Chồng làm chủ tịch hội văn nghệ tỉnh, vợ Phó ban văn xã HĐND tỉnh… Có sớm quá để khen một câu rằng: “Thật hiếm có cặp đôi nào đẹp hơn thế trong đời thường và trong văn chương?” Nhưng tôi tin Trang - Mừng, bởi họ đã có nhau từ khi còn “hàn vi”, đói no ấm lạnh, lít nhít một đàn con… Trang bận công việc thế nhưng thơ và truyện ngắn vẫn đều đặn xuất hiện trên các báo chí khắp miền. Họ được bạn bè đồng nghiệp xếp vào loại có thứ hạng đất miền Trung.
.Hôm ở Hội nghị cuối năm 2009 của Hội LH VHNT VN, một anh bạn nghe chuyện thường vụ tỉnh uỷ đã họp và thấy rằng không thể chuẩn y quyết định điều Nguyễn Thanh Mừng đi được, đã cảm động mà thốt: ”Hoan hô thường vụ Bình Định!”. Vậy là có lẽ Mừng không phải ra đi khi tuổi đương thì chững chạc, khi nghề viết và công việc ở hội đang độ chín, đang dạn dày kinh nghiệm và Mừng vẫn ước được ở hội văn nghệ để đóng góp cho đất này nhiều hơn.… Nghe nói Mừng đã trả lời ông Bí thư tỉnh, rằng: Nếu không có chỗ cho Mừng thì Mừng xin ra đường. “Ra đường”? Mừng làm gì với vốn liếng là túi thơ và một bầu tâm sự đất Bàn Thành còn chưa trả hết. Và rồi, vừa nghe nói thế, Trần Thị Huyền Trang cũng nguyện “cùng ra đường” với phu quân(?). Thế mới hay hai con người ấy đã thành huyền thoại của câu chuyện tình lãng mạn có thật đất Quy Nhơn… Chuyện nghiêm trọng đến thế. Chả lẽ những người cầm cân nảy mực ở Bình Định thờ ơ? Và chiều nay tôi nhận đựoc bản Kết luận Thanh tra do chánh thanh tra tỉnh Bình Định ký bỗng thở phào nhẹ nhõm. Vậy là Mừng không làm sao, không dính đến tiền nong lình xình gì là tốt quá. Mừng cho Mừng.… Với Mừng có lẽ chuyện công danh sự nghiệp với gã chỉ là chuyện thơ ca. Mà thơ ca lại là một con đường diệu vợi dằng dặc trước đời người ngắn ngủi và nhiều thăng trầm “Văn chương róc rách dại điên cát bùn”… Cuộc đời thi nhân sao mà phù du thế. Mừng biết phận mình đấy chứ. Có lẽ rời bỏ văn chương đời gã không còn gì… Đó là bi kịch hay hạnh phúc?. Có đúng là “Một rồ dại giữa anh hùng”. Mừng ngồi cái ghế ấy lâu nên mới có chuyện ấy. đất ấy cũng lắm “anh hùng”, nên chi Mừng lâm nạn(?)
Viết đến đây, tôi muốn nói một điều là đừng bắt Mừng ra khỏi chốn văn nghệ. Nếu thấy anh không giỏi quản lý bằng người khác, hoặc uy tín nghề nghiệp không bằng người khác thì để những người làm nghề nơi ấy bầu chọn lấy người lãnh đạo của mình. Và Mừng hãy cứ viết nên những câu thơ lục bát như từng làm, và sống chết với thơ ở cái đất võ Bình Định quê Mừng.
Và hình như chỉ nơi ấy là đất sống của văn chương Nguyễn Thanh Mừng, để Mừng đã góp Tân Linh
Các tin khác
THÚY KIỀU CỦA NGUYỄN DU ĐÃ VÀO HỘI NHÀ VĂN THUỞ XƯA?
LỜI RU CON NGÀY MẤT ĐIỆN
GÓP Ý VỚI BÁO NHÂN DÂN, NHÂN ĐỌC BÀI THƯ NGỎ GỬI ÔNG TBT BÁO NHÂN DÂN
TẢN MẠN THƠ CA
AI LÀ CHỦ NHÂN ĐẦU TIÊN CỦA THƠ LỤC BÁT?
Ý KIẾN CỦA MỘT NGƯỜI NGOÀI HỘI
CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNG
MỖI MÙA HOA PHƯỢNG
THÔNG TIN PHẢI CHÍNH XÁC, CÓ ĐỊNH HUỚNG.
ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN THĂM TÔI
CAN GÌ MÀ PHÁ ĐI
NHẬN DIỆN PHÙNG VĂN KHAI TỪ PHÁC HỌA CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC
TÔI YÊU CẦU
XUÂN DIỆU VÀ CHIẾC XE THAN 7 TẤN
BÀN VỀ SỰ THANH THẢN KHI TUỔI GIÀ
Nghệ sĩ thị giác Lê Anh Hoài: Chỗ đứng của tôi do công chúng sắp đặt…
HÀI CỐT CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC HAY XƯƠNG THẰNG TÂY ?
VẤN ĐỀ NHÂN VẬT:BẢN LÍ LỊCH 3 ĐỜI hay BỘ HỒ SƠ HỌC BẠ?
PHẾ ĐÔ NHÌN QUA BÁT QUÁI
THƠ VUI TẶNG VỢ
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)