Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
AI LÀ CHỦ NHÂN ĐẦU TIÊN CỦA THƠ LỤC BÁT?
Hà Văn Thùy
Thứ sáu ngày 25 tháng 6 năm 2010 6:03 AM
Từ khi nhà thơ Inrasara công bố những bài thơ lục bát dân gian Chăm, dư luận xuất hiện những ý kiến cho rằng, “lục bát là thể thơ thuần Việt, là sáng tạo lâu đời của người Việt, người Chăm học theo”(!) Có điều những ý tưởng như vậy chỉ dựa vào cảm tính, không hề được chứng minh bằng những chứng cứ vững chắc. Điều này dễ hiểu vì chứng minh một chuyện như vậy trước đây không những quá khó mà còn là không thể bởi lẽ ngoài việc phải khẳng định Việt là ai, Chăm là ai, còn phải biết chính xác, câu thơ lục bát sớm nhất được sáng tác vào thời gian nào và ai là tác giả…
Nay, trong điều kiện mới của tri thức nhân loại, tôi xin minh định chuyện này.
*
Chúng ta biết rằng, khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ gồm bốn chủng: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa, sau này được gọi là người Bách Việt. Khoảng 8000 năm trước, tại vùng hoàng thổ nam Hoàng Hà xảy ra những cuộc tiếp xúc giữa người Mông Cổ du mục và người Bách Việt nông nghiệp, sinh ra chủng mới trong cộng đồng Bách Việt: người Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều. Cho tới 4000 năm TCN, người Đông Á, chiếm khoảng 60% nhân số thế giới, do tộc Lạc Việt nói ngôn ngữ Mon-khơme lãnh đạo, xây dựng nền văn minh nông nghiệp phát triển nhất hành tinh. Khoảng 2600 năm TCN, người du mục Mông Cổ vượt Hoàng Hà xâm lăng đất Bách Việt. Người Bách Việt thua trận, thành phần tinh túy theo Lạc Long Quân dùng thuyền vượt biển trở lại Việt Nam dựng nước Văn Lang. Người Việt chủng Mongoloid phương Nam trong dòng di tản hòa huyết với dân cư Việt tại chỗ, chủ yếu là Indonesian, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, đó là tổ tiên người Việt hiện đại (Hà Văn Thùy - Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn học 2007 và Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học 2008). Cho tới khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân cư Việt chuyển từ Indonesian sang Mongoloid phương Nam. Cùng là người Việt hiện đại nhưng tùy theo tỷ lệ máu Mongoloid nhiều hay ít mà phân chia thành những sắc tộc khác nhau. Một số ít nhóm dân vẫn giữ gen Indonesian gốc, lập thành những nhóm sắc tộc riêng.
Từ sự hình thành dân cư Việt Nam cho thấy, về mặt di truyền, người Chăm cũng là người Việt hiện đại, chủng Mongoloid phương Nam, ngôn ngữ Mon-Khơme. Như vậy, người Việt và Chăm cùng chủng tộc và ngôn ngữ gốc Mon-Khơme. Sự khác nhau về ngôn ngữ và những nét ngoại hình như hiện nay là do phân ly về sau này.
Người Hán được sinh ra do hòa huyết giữa người Bách Việt và người Mông Cổ do cuộc xâm lăng của người Mông Cổ. Là con cháu của người Việt nông nghiệp, người Hán học nghề nông cùng văn hóa của tổ tiên Việt. Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán.
Do sự hình dân cư và văn hóa Đông Á như vậy cho nên, theo tôi, thuật ngữ thuần Việt là khái niệm không có cơ sở cả về di truyền cả về văn hóa. Ngày nay không thể có ai là người mang gen “thuần Việt” cũng như không có từ ngữ nào là thuần Việt mà chỉ có những từ ngữ, phong tục tập quán… gốc Việt. Trong một công trình của mình, giáo sư Lê Trọng Khách thống kê hàng loạt từ Việt cố như pù (núi), pnom (núi), klong (sông)… từ lưu vực Dương Tử tới tận Mã Lai.
Với suy nghĩ như vậy, từ lâu, tôi cho rằng thơ lục bát là của chung tộc Việt trên giang sơn Đông Nam Á. Chẳng những người Kinh, người Chăm có mà người Mường, người Dao cũng có. Đó là vốn văn hóa chung của tộc Việt, khi phân ly trong lịch sử, các nhánh nhóc chia nhau và tùy theo năng lực của mình, mỗi nhánh Việt nâng cao nghệ thuật của thể thơ dân gian này…
Mới đây, khi dọc bài Phát hiện lại Việt nhân ca của tác giả Đỗ Thanh
(
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=11738&LOAIID=15&LOAIREF=5&TGID=2079
)
thì sự thể trở nên rõ ràng. Trong bài viết, tác giả chứng minh một cách thuyết phục rằng bài Việt nhân ca xuất hiện 2800 năm trước, được ghi lại trong sách Thuyết uyển của Lưu Hướng là bài thơ lục bát của người Việt:
Hò...hớ...
Năm nầy bảo với năm xưa
Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
Phát hiện quý giá của tác giả Đỗ Thanh cho thấy, gần 3000 năm trước, người Việt miền Kinh Sở đã có bài hát bằng thơ lục bát. Việt nhân ca là bài hát sớm nhất được ghi lại. Điều này có nghĩa là từ xa xưa nữa, người Việt Đông Á đã làm thơ lục bát!
Các tin khác
NHỮNG LỖI "ĐÁNG YÊU" Ở TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (bộ mới)
TRỐNG ĐỒNG VANG VỌNG GIỮA TRƯỜNG SA
THÚY KIỀU CỦA NGUYỄN DU ĐÃ VÀO HỘI NHÀ VĂN THUỞ XƯA?
NHÀ BÁO NGÔ MAI PHONG PHẢI ĐƯỢC BẢO VỀ
VĂN CHƯƠNG VỀ CÁC “VẾT THƯƠNG” CHIẾN TRANH, HẬU CHIẾN
NỖI LÒNG TRIỆU CƠ ĐẤT VIỆT
QUẢ BOM THỜI HẬU CHIẾN- KÌ 3: "CƠN ĐỊA CHẤN" BÀNG HOÀNG XA HỘI
LỜI RU CON NGÀY MẤT ĐIỆN
GÓP Ý VỚI BÁO NHÂN DÂN, NHÂN ĐỌC BÀI THƯ NGỎ GỬI ÔNG TBT BÁO NHÂN DÂN
TẢN MẠN THƠ CA
Ý KIẾN CỦA MỘT NGƯỜI NGOÀI HỘI
CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNG
MỖI MÙA HOA PHƯỢNG
THÔNG TIN PHẢI CHÍNH XÁC, CÓ ĐỊNH HUỚNG.
ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN THĂM TÔI
"MỘT RỒ DẠI GIỮA ANH HÙNG"
CAN GÌ MÀ PHÁ ĐI
NHẬN DIỆN PHÙNG VĂN KHAI TỪ PHÁC HỌA CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC
TÔI YÊU CẦU
Nghệ sĩ thị giác Lê Anh Hoài: Chỗ đứng của tôi do công chúng sắp đặt…
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)