Tính đến thời điểm hiện nay nông dân chiếm 69% lực lượng lao động của Việt Nam ta trong đó có tới 45% nông dân dưới mức độ nghèo. Sau ba năm nền kinh tế nước trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại quốc tế ( WTO) thì người nông dân là thành phần chịu thua thiệt nhất trong xã hội. Một trong những cam kết của WTO là chính phủ cần phải ưu tiên hỗ trợ cho người sản xuất trong nước, chính vì thế nên chính phủ Mỹ một năm hỗ trợ tới 10 tỉ USD cho các trang trại nuôi bò ,3,6 tỉ USD cho trang trại nuôi gia súc. Một con bò của khối EU một ngày được trợ cấp 2,62USD ( hơn gấp nhiều lần thu nhập của người nông dân Việt Nam ). Còn ở ta thì đầu tư cho nông nghiệp lại giảm dần ( chưa nói đến hỗ trợ). Năm 2000 tổng mức đầu tư cho nông nghiệp ở nước ta là 13% trong tổng đầu tư xã hội đến 2009 thì mức đầu tư này chỉ còn 6,8%. Như vậy là vốn đầu tư, hỗ trợ cho người sản xuất trong nước cụ thể là người nông dân bị cắt giảm để chuyến sang hô trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nhà nước. Thêm vào đó đất nông nghiệp trước cơn bão của các dự án tràn lan các khu công nghiệp và khu đô thị bị thu hẹp khiến bình quân một đơn vị canh tác của nông nghiệp hiện nay chỉ còn lại 0,7 ha . Phải chăng đây chính là nguyên nhân khiến tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn tăng nhanh. Năm 2006 là năm trước khi ra nhập WTO tỉ lệ này là 1,49% đến năm 2009 tỉ lệ này tăng lên 2,25% . Trong khi đó khoảng cách thu nhâp giữa người lao động ở các thành phần kinh tế khác cụ thể ở ngành mỏ,ngành khai thác với người nông dân cũng tăng đáng kể năm 2006 là 2,43% đến năm 2009 là 2,91%. Bên cạnh đó nhiều sự thực hiện bất cập chính sách thuế do WTO qui định như thuế nhập khẩu các loại thịt, thực phẩm hạ so với trước( thịt bò hạ thuế nhập từ 20% xuống 12%. Thịt lợn từ 30 % xuống 20%...Ngĩa là gần xấp xỉ bằng mức thuế quan cam kết của WTO vào năm 2012) đã làm sản xuất, chăn nuôi trong nước bị đình đốn do không cạnh tranh được với hàng ngoại. Kể cả 2/3 trong dòng thuế nhập cho thủy, hải sản bị hạ thấp trước cả thời hạn qui định cùng gây khó dễ cho người sản xuất trong nước. Đây chính là điều giải thích vì sao với hơn 2000km bờ biển mà diêm dân vẫn đói nghèo, vất vả trong khi nhà nước lại phải nhập muối cho tiêu dùng và sản xuất trong nước. Điệp khúc mỗi khi đến mùa thu nhập nông sản dù được muà hay mất mùa người nông dân vẫn méo mặt vì đối mặt với sự tiêu thụ sản phẩm mình canh tác được.