Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

XỨ NGHỆ CÓ MỘT NHÀ THƠ NHƯ THẾ

Thu Trang
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010 12:09 PM
 
Ban thơ hội VHNT Nghệ An có những 76 hội viên nhưng tôi lại khoái Chương Thanh Phong* tuy bạn đọc nhiều người chưa biết đến TG này
Anh em giáo viên và cựu chiến binhThanh Chương chúng tôi nhiều người thuộc thơ Chương Thanh Phong- một giáo viên vật lý, một cựu chiến binh đã từng bám trụ ở chiến trường Quảng Trị năm năm.Chắc không phải thơ ông hay mà do ông nói lên được suy nghĩ, nỗi lòng của người có nhiều kỷ niệm vui buồn trên đường đời.
Mở tập Nỗi niềm của ông ta gặp biết bao nỗi niềm như hơi men bay lên từ đời sống thực, sâu nặng nhất là nỗi lòng của người lính khi cuộc chiến đã đi qua:
Lớp xưa biết có ai còn nhớ ai/ Một thời vụng dại thơ ngây/...Trở về tóc chẳng còn xanh/ Thẩn tha gốc phượng một mình chiều đông (Gốc phượng)
Và những giấc mơ đẹp mà xa xót:
Xa quê trận mạc mười năm lẻ/ Trong mộng thường về lại bến sông/ Bao bận được em nhờ múc nước/ Tai tôi đỏ tía, má em hồng (Bến cũ).
Bài Tiểu đội trưởng làm bạn đọc tưởng tượng ra một người lính nhỏ con nhưng nhanh như sóc, khỏe như hùm:
Bao lần trên chốt lửa/ Hết pháo lại đến bom/ Anh vẫn cười sảng sảng...) (bài này đã được TC VNQĐ đăng 7-2007)
Bài Bữa cơm muộn gồm hai khổ.Khổ  sau chỉ mỗi một dòng.Bài thơ nói về lễ giỗ cha của đứa trẻ mồ côi chăn trâu thuê cho chủ: ...Lật úp chiếc trác làm bàn/quỳ dưới gốc cây/trước bàn thờ đơn sơ/ Rì rầm khấn vái...
Bài thơ là lời cảnh tỉnh cho ai đó lo thi thố làm giàu quên mất cả ngày giỗ cha.
Có lẽ người nông dân nào khi đọc bài thơ Nông dân đều thấy thú: ...Khoán chui/ thóc lúa đầy nhà/ làm trên sực tỉnh/ sáng chế máy móc/làm các kỹ sư/giật mình...
Thơ viết về Bác Hồ kính yêu của ông vẫn có nét riêng: 80 triệu con Lạc cháu Hồng/ ta hãy đừng một /ai phải né tránh ánh mắt Người (Ánh mắt Người)
Bài Gửi bạn nằm viện có những câu TG chắt từ con tim thương cảm: ...Ông xanh kia ở quá xa/ Cán cân công lý xem đà bất cân....Nghe ông giáo Cầu, người được tặng thơ nói khi ông nhận được lá thư bằng thơ đó hàng trăm bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh đã chuyền tay nhau đọc.
Cách nhìn đời của anh đầy tính nhân ái, ngay cả với Chí Phèo:...Đọc Nam Cao, thương Chí Phèo/ Thân cô, thế lẻ đói nghèo khổ thân/ Lại thêm Bá Kiến mưu thâm/ Chút tình Thị Nở cũng không vẹn tuyền...
Cuối tập thơ có phần phụ lục, một bạn thơ thuộc ban giám hiệu trường THPT Thanh Chương 1 tặng Chương Thanh Phong: Dạy dỗ thường thường mà Bộ nể/ Thư qua bao bận quý danh ông/ Thầy lý dân nhầm thầy kỹ thuật/ Câu đối ngoài tường tỏ chí ngông
Thì ra ông là một trong số giáo viên tỉnh ta có nhiều ý kiến tốt góp ý cho hà XBGD.Còn câu đối thì ra là thế này, những năm 80 của TK trước ông vừa dạy học vừa có nghề phụ sản xuất cây giống.Ngoài tường nhà ông có đôi câu đối: Nhà cửa đơn sơ, không lợn, không gà, không chó, không mèo, không mấy chuột/Giống cây phong phú, có có cam, có quất, có hoa, có táo có nhiều thơ Bạn bầu anh nói ông này khôn, chỉ một câu đối vừa quảng cáo bán cây giống, vừa nhắn tìm bạn yêu thơ lại vừa ngừa kẻ trộm!
Khác với các nhà thơ khác XB lần lượt các tập thơ thì ông lại cho ra đời một lúc 2 tập, tập Một thời là thơ vui.
Trong tập này cũng không ít bài đã đăng báo Giáo dục & Thời đại và các báo khác.Khi còn là chủ tịch công đoàn trường mỗi khi họp ở huyện ông lại được bạn bầu khuyến khích đọc thơ vui.Bài Trường em đăng báo GD&TĐ năm 1993 nhiều người còn thuộc (trong đó có ông Thanh, nông dân thôn 7, Thanh Hưng): Trường em mái ngói mốc meo/ Sân trường thưa thớt, lèo tèo vài cây/...Mỗi khi họ mỉm miệng cười/ Ba mươi sáu đường gian khổ đồng thời hiện lên
Bài Xe thầy cũng đăng báo GD&TĐ năm 1993 và cũng được nhiều người thuộc. Bài này TG sáng tác ngay khi ngồi trên xe đạp cà tàng đến trường trong một ngày trời mưa.Ông  bảo đã khổ phải vui lên chứ kêu ca chỉ khổ thêm. Xe thầy lạch cạch, lạch cà/ Không chuông nhưng vẫn rất là yên tâm/Không đèn vì chẳng đi đêm/ Không khóa vì chẳng ai thèm xách đi...
Hai tập thơ, hai đứa con sinh đôi của ông gồm nhiều thể loại thơ,  thơ mới, thơ lục bát và cả luật đường.Bài luật đường Rượu đã đăng ở Tạp chí Thơ.
Do cùng quê và cùng giảng dạy với nhau lâu tại một trường nên tôi biết về ông khá nhiều: hết lớp 9 đã xung phong vào nam chiến đấu.Giành danh hiệu dũng sĩ, chiến sĩ thi đua năm 1970.Về đoàn an dưỡng cuối năm 1973, chủ yếu bằng tự học anh đã thi đỗ ĐH.
Ra trường vào năm 1978, xã hội bấy giờ đầy rẫy khó khăn ông vừa dạy học(kiêm chủ tịch công đoàn trường nhiều năm) đồng thời tự học thêm mấy nghề phụ:bán cây giống, cắt may.Và đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn đó thơ vui của ông lại nở rộ.
Ông là trưởng ban kỵ sự họ tộc đã hai mươi năm và vẫn đang được họ hàng tín nhiệm.
Năm 2004, lúc đang là GV trường THPT Thanh Chương 1 ông đã vận động bà con trong thôn và con em công tác xa quê đóng góp, tiền, công bê tông hóa được con đường giữa đồng dài hơn cột số tạo điều kiện thuận lợi cho con em đi học cấp 3.Dịp này con đường xuống cấp ông lại đi cùng các trưởng thôn đến từng nhà phụ huynh có con em đi học qua con đường này vận động đóng góp kẻ ít, người nhiều để tu bổ.Ông tranh thủ đi vào ban trưa nên bị vợ can:Đâu phải việc của ông, khéo kẻo họ chửi cho đấy.Ông nửa đùa nửa thật:Họ chửi thì tôi chửi lại.Vận động góp tiền sửa đường cho con em họ đi học chứ con mình thì đã có cần câu cơm cả rồi
Năm2007 ông là thí sinh duy nhất của huyện thanh Chương đạt giải khuyến khích cuộc thiMôi trường & phát triển do đài TNVN và Bộ TNMT tổ chức.
Dạo này ông có nghề mới: quay phim và lập đĩa VCD.Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông đã lập cho thầy trò trường THPT Thanh Chương 1 một đĩa ghi lại các hoạt động đời thường của nhà trường.Ông bảo gần tám năm là chiến sĩ giải phóng quân và 30 năm trong nghề dạy học nhưng không có lấy một tấm ảnh ngực khoác AK, đầu mũ tai bèo và một tấm ảnh đứng trên bục giảng.Hầu hết các thợ quay camẻa ở Thanh Chương đều phải mang thẻ nhớ về Vinh lập đĩa nhưng Chương Thanh Phong thì tự làm lấy.Anh bảo phải mày mò mất  nửa năm vì mù tiếng Anh, thầy lại hiếm và ở quá xa.
Ông có thể tiếp bạn yêu thơ quên trưa quên tối nhưng gặp ông cũng không dễ lắm: buổi sáng có thể ông chở đôi xô đen đi hót phân dọc đường làng, buổi chiều ông thường mang câu hoặc chài ra con hói ngoài đồng, chiều tối lại thường chơi bóng bàn, bóng chuyền cùng con trẻ tại khuôn viên thể thao của làng.
Một việc làm mất khá nhiều thời gian của ông nữa là đi tìm đồng đội - những người đã cùng ông sống tuổi 20 tại Quảng Trị.Tháng 4-2009 gần 300 CCB đơn vị ông ( trung đoàn 27 Xô Viết anh hùng)đã rủ nhau cùng về thăm chiến trường xưa.Trong dịp đó họ đã tìm thêm được một số di hài đồng đội và quyên góp tiền xây dựng đình làng Gia Bình (Gio Linh), nơi trung đoàn có nhiều kỷ niệm sâu sắc và xây dựng bia tưởng niệm 13 liệt sĩ tại Hồ Khê.
Sau chuyến đi đó anh đã lập đĩa VCD ghi lại hình ảnh chuyến đi: cảnh dân làng biểu diễn văn nghệ chào mừng bộ đội về làng, cảnh đồng đội gặp nhau mừng mừng tủi tủi sau gần 40 năm xa cách... Đến thăm gia đình đồng đội nào anh cũng mang theo đĩa đó.
Vừa rồi ông cho tôi xem thiệp mời anh thiết kế( đang nằm trong ổ cứng)  nhân dịp con gái sắp lên xe hoa: đôi chim  tải trên mạng và 4 câu lục bát nôm na nhưng đầy đủ thông tin cần thiết.
*Tên khai sinh Trần Văn Phong
 
ĐC: Nguyễn Thị Thu Trang.
Giáo viên trường THPT Thanh Chương 1
Email:
nguyennhient@gmail.com