Cuối năm 1964. Ty Văn hoá Nam Định tổ chức cuộc họp cộng tác viên. Cánh trẻ chúng tôi như Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Trung Thuỷ, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Thị Phúc... đang ngồi quây quần nghe nhà thơ Nguyễn Bính rủ rỉ kể chuyện thì anh Chu Văn bước vào. Anh nhìn hết lượt rồi khẽ hỏi: "Chú nào là Đắc Trung?". Tôi ngập ngừng đứng dậy: " Dạ, em ạ.". Anh vẫy tôi ra hành lang, nhìn rất thõn tỡnh, rồi bảo: " Chuyện "Đứa cháu nội" chú viết cảm động lắm, có tình lắm". Anh cười đặt tay lên vai kéo tôi lại gần, rút cây bút máy Trường Sơn mầu mận chín trên túi ngực: " Anh tặng chú. Chịu khó viết và cứ gửi thẳng cho anh".
Sau lần đó anh em xa nhau. Chiến tranh. Bọn trẻ chúng tôi khoác ba lô ra trận, mỗi đứa mỗi phương. Từ chi?n tru?ng tôi dùng cây bút anh tặng viết những truyện ngắn: "Đường chân trời", "Anh lính lái xe và cô gái làm đường", "Chuyện tình cờ"... Tôi gửi. Anh đọc, sửa chữa rồi gửi vào cho tôi cùng những dòng động viên. Tôi mừng vô kể và gửi về Hà Nội đăng ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Dù xa hàng ngàn cây số, bom đạn ác liệt, nhưng anh em chúng tôi vẫn thư từ liên lạc với nhau, tôi vẫn luôn nhận được sự quan tâm động viên, dìu dắt của anh. Sau này, khi đ• về làm biên tập ở Ban Van h?c - Nhà xuất bản Thanh Niên, mỗi cuốn sách tôi viết: "Có những người như thế", "Tình yêu không cô đơn","Núi v?i ngu?i dang yờu"... Bao giờ tôi cũng gửi bản thảo tới anh đầu tiên, anh đọc rất kỹ, trao đổi với tôi rất thẳng thắn, gợi ý cách sửa chữa. Có thể nói, tôi bước vào nghi?p văn và kiên nhẫn theo đuổi trong đó có công anh. Không chỉ riêng tôi, mà với không ít bạn trẻ cùng lứa với tôi được quen biết anh, cũng luôn nhận ở anh sự chăm lo như thế. Anh coi chúng tôi như em, như những đứa học trò. Còn anh quả là người anh đáng kính, người thày tận tụỵ.
Cuối năm 1984, anh đem đến đưa tôi bản thảo tiểu thuyết hai tập: “Sao đổi ngôi", hơn bốn trăm trang đánh máy trên giấy pơ-luya mỏng được đóng bìa chắc chắn. Anh nói luôn:
- Chú đừng tự ái. Trước khi giao bản thảo này cho chú, anh đ• đưa nó tới ba nơi. Hai nhà xuất bản cũng "to khoẻ" như nhà xuất bản của chú, nhưng đọc xong, họ "ngại" không muốn in vì gai góc quá. Cả hai đều băn khoăn về nhân vật Xoan của anh. Họ gửi trả lại kèm bức thư vi?t r?t khéo. Dù là tác giả khó tính đến đâu, đọc cũng không thể mếch lòng. Anh có kẹp trong đó, chú xem cho biết. Còn nhà xuất bản thứ ba thì anh chủ động rút bản thảo về vì biên tập viên tỏ thái độ cửa quyền. Anh lắc đầu: “Đời buồn quá, chú ạ. Con người ta khi nắm trong tay chút quyền là y như tính đến chuyện hành. Văn chương mà thế thì còn gì văn chương nữa".
Tôi nhận bản thảo từ anh và hẹn:
- Cám ơn anh đ• tin cậy giao cho em. Ba tuần nữa, kể từ hôm nay, em về Nam Định, anh em mình sẽ trao đổi cụ thể tập bản thảo này.
Đúng hẹn, ba tuần sau, tôi dựng xe trước sân gian nhà nhỏ, tầng trệt, ẩm thấp, trong khu tập thể đường Hàn Thuyên, Nam Định. Nâng tấm mành nứa dùng che nắng, che bụi ngoài hiên, tôi bước vào. Anh Chu Văn bận áo may ô, quần bà ba kẻ sọc, ngồi trên chiếc võng bạt, hai chân thả hai bên, cây bút bi cầm tay, tập giấy trắng để giữa lòng. Anh đang viết. Khi tôi cất tiếng chào, anh mới biết. Tháo cặp kính l•o xuống, anh nhìn tôi niềm nở: " Anh đang chờ chú đây". Anh quay vào trong nhà báo với chị: " Chú Đắc Trung về đây rồi, mẹ nó à". Sau khi lo cho anh em tôi phích nước sôi, tay xách làn, trước khi đi chợ, chị bảo: " Trưa nay chú ở lại đây ăn cơm với anh chị".
Tất nhiên tôi không dám từ chối. Còn lại hai anh em, ngồi đối diện nhau trên ghế sa-lon đóng bằng gỗ tiết kiệm. Điện phập phù lúc có, lúc mất. Nóng nực quá. Anh chị sống thật giản dị. Cạnh bộ sa-lon là chiếc giường đôi bằng gỗ tạp. Gần đó là bàn viết. Trên bàn, chiếc radio cổ lỗ, giá sách, chiếc bóng 12 vôn dùng ắc-quy mỗi khi mất điện. Tường treo bài thơ chữ Hán của Tào Mạt tặng, nét bút rất tài hoa, phóng túng. Phía tường đối diện là chiếc tủ đứng đồ sộ đầy sách quý. Sâu sắc, kín đáo, nho nh• và uyên bác chứ không hề phô trương hợm hĩnh. Con người anh, cách sống của anh giống như văn anh vậy.
Chúng tôi bàn đến bản thảo "Sao đổi ngôi". Tôi đề nghị anh bỏ cả ba chương đầu, vào chuyện bằng cách miêu tả trực diện những sự kiện xảy ra tại một binh trạm Trường Sơn. Rồi chi tiết này cần bổ sung, tính cách nọ cần hoàn chỉnh... Chúng tôi tranh luận rất hăng hái. Anh có cái lý của người sáng tác. Tôi có cái lý của biên tập và độc giả không dễ dàng nhượng bộ nhau. Có điều anh cư xử rất bình đẳng, rất tôn trọng ý kiến của tôi, chân thành đến cảm động. Anh em tôi say sưa đến nỗi, chị đ• bưng mâm đặt trên bàn. Đặc biệt có món ba ba nấu chuối xanh đầy hấp dẫn, vậy mà m•i đến khi chị phải sẵng giọng: " Anh em chú định tuyệt thực chắc?". Bấy giờ chúng tôi mới tạm nghỉ, cầm đũa, xuýt xoa khen ngon. Chị chăm chú tiếp thức ăn cho anh em tôi, tỏ ra rất hồ hởi thấy chúng tôi gật gù nhấm nháp từng món tuyệt vời do chị nấu. Chị thật là chu đáo. Anh nói với tôi rằng mỗi tác phẩm của anh, có phần lớn là công của chị. Quả đúng vậy.
Cuộc tranh luận diễn ra không chỉ hết ngày hôm đó, mà cả buổi sáng hôm sau. Bàn nhiều lắm. Từ kết cấu chương đoạn, tính cách nhân vật, cho tới từng chi tiết nhỏ... Sau khi nghe tôi nói, vẻ đăm chiêu, tay xoa xoa lên trán mấy cái, rồi anh khẽ gật đầu: " Anh thấy chú có lý. Đúng là phải thay chi tiết ấy. Nhưng cắt đi tính ra đến ngót trăm trang, sửa chữa viết lại nhiều chỗ như thế xót lắm đấy, vất vả lắm đấy. Anh rất mừng vì thấy chú trưởng thành, cứng cáp trong nghề nghiệp nhanh như thế! "Hậu sinh khả uý", anh vui lắm".
Hồi đó cách nhìn nhận, đánh giá văn học nhiều người còn khắt khe lắm. Đ• có những tác phẩm bị "đánh" lên "đánh" xuống. Bởi thế, tôi nói với anh: " Nhưng anh em mình cũng nên lường trước, nếu "Sao đổi ngôi" bị "thổi còi" thì... Cũng ngại cho m?y cái chức của anh lắm đấy". Rít hơi thuốc thật sâu, lặng lẽ nhả khói, anh nhìn tôi thong thả nói: "Cám ơn chú biết lo cho anh. Nhưng đời anh sống bằng tác phẩm chứ đâu sống bằng chức vụ. Người ta có hai thứ chức và danh dễ làm liên luỵ. Trong hai thứ đó thì cái danh là bất biến, cái chức là phù hoa, là khả biến. Giữ sao cho cái danh trọn vẹn không tỳ vết khó lắm, nhưng lại là đích, là tâm".
Sau khi nghỉ hưu, thôi giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh, tôi thấy dường như anh khoẻ hẳn ra, thanh thản hẳn ra. Anh vui vẻ ký với tôi hợp đồng viết bộ tiểu thuyết "Người vùng cát đỏ" ba tập mà anh em tôi đ• bàn bạc trao đổi kỹ từ trước. "Rũ sạch bụi trần" sống hoàn toàn với thế giới của tưởng tượng, hư cấu, sáng tạo, anh say mê làm việc. Có lần về Nam Định, đến thăm, nhìn anh tôi thương quá. Trời nóng, mất điện, ắc quy hỏng, anh thắp đèn dầu ngồi viết, mồ hôi lấm tấm từng giọt trên vầng trán cao, lưng áo ướt đẫm, điếu thuốc tắt từ lúc nào anh không hay, không đốt lại, cứ ngậm bên mép. Tôi chào to. Anh quay lại nhìn, rồi đứng dậy, dáng to cao, phong thái đường hoàng đầy tự tin. Anh pha trà ướp sen, bóc kẹo lạc Sìu Châu cùng tôi đàm đạo. Tôi khuyên anh giữ sức, tuổi quá "thất thập" rồi không thể chủ quan được. Anh thủng thẳng: " Anh cũng biết như thế, nhưng quỹ thời gian còn lại ít quá, không làm sợ không kịp". Chỉ thấy mấy tháng sau anh đ• giao cho tôi bản thảo "Mây thành" tập một của bộ "Người vùng cát đỏ". Thế mới biết cái sức làm việc của anh quả là đáng kính phục. Tất nhiên chúng tôi làm gấp để ra mắt bạn đọc.
Bắt đầu viết tiếp tập hai của bộ sách này, anh chị lên Hà Nội ở với con trai trong một căn nhà xây yên tĩnh gần đường Thái Thịnh. Lâu lâu tôi mới xuống thăm anh được. Thấy tôi chị "mắng": " Tưởng chú quên lối vào nhà anh chị rồi". Anh cười độ lượng "bào chữa" cho tôi: " Mẹ mày thông cảm, chú ấy còn phải đi làm phim chứ trông vào nhuận bút sỏch thì sống sao nổi". Mắng thế tôi chứ anh chị thương tôi lắm. Anh pha trà ngon, chị có bánh kẹo, trái cây... đem ra hết và: “ở lại ăn cơm , chị nấu canh cua, rau đay, mướp vườn nhà ngon lắm". Cái tình của anh chị là thế, bao dung, độ lượng. Những ngày Tào Mạt, Vũ Quốc ái, Kim Ngọc Diệu bệnh nặng, tuổi đ• ngoài bảy chục, bản thân áp huyết cũng thất thường, vậy mà cứ lóc cóc chiếc xe đạp cũ, anh lần lượt đến thăm từng người, cả ba kẻ trước, người sau đều qua đời. Lần ấy sau khi đưa tang anh Tào Mạt anh ghé vào chỗ tôi, ôn lại kỷ niệm với những người quá cố. Anh khóc, rồi nhìn tôi anh nói: “Năm nay anh thấy mình yếu lắm. Không biết có làm xong cho đủ bộ "Người vùng cát đỏ" không".
Thế rồi anh bệnh nặng. Trước khi vào viện, anh đưa tôi bài viết: “Mái nhà tranh nho nhỏ và những vần thơ Văn Thiên Tường". Anh nói với tôi giọng đ• yếu lắm: " Đây là chút tình của anh đối với thày học cũ. Anh giao cho chú..."
Khác trước. Bản thảo này viết tay. Không đánh máy. Nét chữ anh quen thuộc, nghiêng nghiêng khoáng đạt, càng đọc càng xúc động. Ngoài bảy mươi tuổi, cuộc đời đ• trải qua bao thăng trầm vậy mà những ngày cuối cùng lòng anh vẫn tưởng nhớ tới người thày cũ với lòng tôn kính, ngưỡng mộ.
Tôi không viết về nhà văn Chu Văn, việc đó có người khác làm, mà tôi viết về Anh Chu Văn với đầy đủ ý nghĩa cao quý của từ đó.