Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Lại phải thưa lại với GSTS Trần Đình Sử

Trần Trương
Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013 8:53 PM

Thưa anh Trần Nhương, xin phép anh chiếu cố tôi cho đăng vài lời này với bài “phản pháo” của GS-TS Trần Đình Sử. Thực ra tôi không định viết nữa nhưng vì G S Sử lại cố ý lý sự về chữ nghĩa với tôi, thì tôi cần nói thêm với G S Sư thế này: Ông Sử bảo : “ văn chương rất cần sự cao quí nhưng không cần sang trọng”thì hoàn toàn sai cả nghĩa đen với nghĩa bóng. Điều này tôi thấy ông Nguyễn Hoàng Đức nói đúng trong bài viết ở Blog của Nguyễn Tường Thụy đề ngày 9/8 /2013 rằng: Nghề văn không sang trọng thì nghề nào sang trọng… Cao quí và sang trọng cũng có nghĩa đồng tâm và đồng nhất khá lớn…Và cũng xin thưa với GS Sử , trong Từ Điển Tiếng Việt định nghĩa : Sang trọng là “Sang, làm cho người ta phải coi trọng”, vậy tôi nói: hành động cao quí, tác phẩm cao quí thì sẽ được độc giả coi trọng, nghĩa là sang trọng rồi! vậy mà ông Sử lại bảo tôi nhầm khái niệm? Tôi cho nghề thầy giáo như ông cũng là nghề sang trọng và cao quí, nhưng nó chỉ không sang trọng khi nó có hành động giống như ông Hiệu Trưởng một trường PTTH  ở Hà Giang năm nào ( chắc ông còn nhớ). Tôi nói ở đây , không có ý xách mé, hay miệt thị ông, mà tôi muốn nói cái bài viết của ông trên vài Blog cá nhân.Ông là GS TS được đào tạo dưới chế độ XHCN,và ông đánh già nền văn chương và văn nghệ sĩ của VN như các đoạn trích dẫn dưới đây,để rồi ông kết luận văn chương rất cần sự cao quí nhưng không cần sang trọng.. thế thì tôi thấy ông Sử mới là người luẩn quẩn. Xin bạn đọc và Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật TW đọc trích đoạn này để thấy cái “lằng ngoằng” của GSTS  Trần Đình Sử.


Ở Việt Nam, khi chuyển vào kinh tế thị trường đầu thế kỉ XX   …... Các nhà văn chỉ là kiếp viết mướn nghèo nàn, tội nghiệp…..     


Bước vào thời đại cách mạng, nhà văn trở thành chiến sĩ, tay cầm kiếm, cầm dao, thơ văn là tạc đạn, bom mìn, lấy cán bút làm đòn xoay chế độ, tự nguyện làm lỗ tai, con mắt của giai cấp, làm người lính gác ngăn chặn diễn biến hòa bình. Như thế thì thân phận công cụ cũng chẳng lấy gì làm sang trọng. Tuy đã làm chiến sĩ, nhưng thân phận trí thức, nghệ sĩ lại luôn luôn ở vào địa vị bị cảnh giác như những kẻ có thể gây rắc rối cho trật tự xã hội và tư tưởng thì từ trong bản chất lại càng chẳng có gì sang trọng cả.  …


Nhà văn hôm nay, khi xã hội đã chuyển sang kinh tế thị trường, phấn đấu để được các nước phương Tây công nhận cho Việt Nam là kinh tế thị trường, hệ giá trị đã hoàn toàn thay đổi, thì nhiệm vụ văn chương cũng có thay đổi. Rác rưởi tràn ngập khắp nơi, từ trung ương đến địa phương, từ nông thôn đến thành thị, từ kinh tế đến văn hóa, từ trường học đến chùa chiền, từ trong nước ra ngoài nước, đâu có người Việt Nam thì ở đấy có rác. Thời cơ mới của nhà văn Việt Nam đã đến. Nhà văn vẫn là người nhặt rác.  

Nghề văn có gì sang trọng đâu. Nếu có được tâm hồn trong sáng, có tài năng thật sự, sáng tác được ít nhiều tác phẩm có giá trị, không cơ hội, vụ lợi, họ có thể được coi là nhà văn cao quý. Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng.

Xin phép GSTS Trần Đình Sử, viết xong bài này , tôi cũng không có  thời gian để tranh luận với GSTS nữa.có gì sai sót mong GSTS lượng thứ.Hãy làm người xây ĐỀN, chứ đừng làm người ĐỐT ĐỀN. trân trọng chúc GS mạnh khỏe./.
    .