Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đôi điều suy nghĩ

Tạ Hữu Đỉnh
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012 4:36 PM

                                                                       
Từ điển tiếng Việt giải thích: Quản là trông coi, điều khiển.Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Quản lý hồ sơ. Quản lý vật tư v…v… Không thấy ghi “Quản lý thị trường”, và “Quản lý di tích danh thắng”.Nước ta, từ nghìn xưa đã hình thành ra ba loại di tích vật thể la: di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo và danh thắng khác nhau. Loại thứ nhất là các di sản thiên nhiên, như Vịnh Hạ Long; Động Phong Nha - Kẻ Bàng; Sa mạc đá Đồng Văn; khu Thắng cảnh núi đá vôi Tràng An, Ninh Bình…Loại thứ hai là các di tích lịch sử văn hoá Cố cung, Đền, Miếu như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Cố đô Huế; Đền thờ các Vua Hùng; Vua Đinh Tiên Hoàng; Vua Lê Đại Hành; Vua Lê Thái Tổ (Hậu Lê); Đền Đô, thờ các vua triều Lý; Đền Trần ở Nam Định, Kiếp Bạc; Đền Nguyễn Trãi ở Côn Sơn; Đền thờ vua Quang Trung; và các Tháp Chăm ở Ninh Thuận v…v…Loại thứ ba là các ngôi chùa thờ Phật, được xây dựng từ lâu ở khắp nơi trên đất nước ta. Từ làng mạc, đến phố phường đô thị, ở đồng bằng và cả ở vùng rừng núi. Có thể nói, cứ ở đâu có dân cư (trừ vùng đông bào Công giáo), có cảnh quan đẹp đẽ, ngoạn mục, môi trường trong lành là ở đó có chùa và có sư, ni tu hành. Về việc quản lý các loại di tích, kẻ viết bài này trộm nghĩ: Chỉ nên đưa loại thứ nhất và loại thứ hai vào diện quản lý của cơ quan nhà nước. Còn loại thứ ba thì không nên. Vì quản lý, chẳng những đã làm mất đi ý nghĩa thực tế về quyền tự do tín ngưỡng của công dân, mà còn phát sinh ra sự va chạm, mâu thuẫn với các nhà tu hanh. Vả lại chùa là cõi tâm linh, tôn nghiêm, thanh bạch, chứ có phải là công ty, xí nghiệp kinh doanh sản xuất, hay chợ búa đâu mà phải quản lý như quản lý thị trường Chùa là ngôi nhà của Phật, nhưng đồng thời cũng là ngôi nhà, là một hộ dân cư của các tăng lữ. Cho nên việc quản lý, trông nom, trùng tu, tôn tạo các cơ sở vật chất của nhà chùa, thì chắc chắn không ai có thể làm tốt hơn chính các vị sư sãi đang tu hành ở các ngôi chùa ấy.Đạo Phật được truyền vào nước ta từ hơn hai nghìn năm trước. Song “đạo” cũng như “đời”, chẳng tránh được quy luật thịnh suy của tạo hoá. Thời kỳ thịnh nhất của đạo Phật nước ta là thời Lý và thời Trần. Nhất là thời Lý. Do được nhà nước phong kiến ưu ái, suy tôn, đưa đạo Phật lên hàng quốc giáo. Cho nên tầng lớp tăng lữ nhanh chóng phát triển. Và một lực lượng không nhỏ các trai tráng khoẻ mạnh đã: “Trốn việc quan đi ở chùa”. Đến nỗi có thòi kỳ vua Lý phải ban chiếu bắt các sư sãi khoẻ mạnh cũng phải đi lính. Thế rồi cái nạn “lánh đời, xuất thế” giả danh ấy mới giảm bớt.Còn lúc suy của đạo Phật, thì chúng ta ai cũng biết cả rồi. Sau Cách mạng Tháng tám, có thời gian thực hiện chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, người ta đã phá cả đình chùa đi. Thật đáng tiếc!Nhưng rồi đạo Phật vẫn trường tồn, là do sự trông nom, gìn giữ của các nhà tu hành và dân chúng phật tử, chứ có phải là nhờ sự quản lý của nhà nước đương thời đâu.Nói như vậy, chắc sẽ có nhiều vị trong các cơ quan quản lý bất bình và cãi lại rằng: “Chúng tôi chỉ quản lý di tích lịch sử và danh thắng, chứ có quản lý chùa đâu!”. Vâng. Có vẻ là như vậy. Song, đó chẳng qua cũng chỉ là một cách nói lấy được, nói cho vui. Cũng như mấy nhà hàng bán thịt chó, nhưng ngoài cửa lại treo tấm biển “Cầy tơ”! Thử hỏi mỗi năm, mùa lễ hội, hàng vạn người đổ về Bái Đính, chùa Hương và Yên Tử là người ta đi hội chùa lễ Phật, hay đi xem núi đá vôi, xem rừng trúc? Vả, nếu ở những nơi ấy không có các ngôi chùa được các thế hệ phật tử và sư sãi xây dưng từ bao đời nay, thì các địa phương ấy lấy cái gì để bảo đó là di tích và danh thắng?Quản lý, theo đúng nghĩa là trông coi và giữ gìn…Nhưng trong thực tế các Ban quản lý di tích lại là cơ quan sự nghiệp có thu của nhà nước, hoạt động theo phương thức hạch toán tự trang trải, có thủ quỹ, kế toán, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng.Ngoài khoản thu tiền “công đức” của các phật tử, Ban quản lý còn được phép thu các khoản lệ phí, như lệ phí trông giữ xe, lệ phí hàng quán dịch vụ. Và nhất là được phép bán vé “vãng cảnh” cho khách thập phương đến chùa lễ Phật. Kẻ viết bài này cũng có lần đã phải mua hai nghìn tiền vé, rồi mới được vào thăm đền Ngọc Sơn. Thời gian ấy mỗi cân gạo, loại trung bình, giá bốn nghìn đồng. Như vậy mỗi tấm vé vào cửa đền tương đương nửa cân gạo.Những năm trước đây, khi còn bán vé “vãng cảnh”, giá mỗi tấm vé vào chùa Yên Tử còn lên đến mấy chục nghìn đồng!Tât cả các khoản thu đó, Ban quản lý di tích được phép trích lại 10% để trang trải. Số còn lại phải nộp vào Kho bạc nhà nước.Từ nghìn xưa, cửa Phật vẫn là chốn từ bi, bác ái, chẳng hề phân biệt giầu nghèo, tốt xấu, vẫn mở rộng cửa đón nhận tất cả, từ kẻ sa cơ lỡ bước, đến người có thiện tâm muốn đến cửa chùa, trước là dâng hương lễ Phật, cầu cho gia đình mình được an khang thịnh vượng, sau là: “Lên chùa xem tượng mới tô/ Xem chuông mới đúc, xem chùa mấy gian” cũng đều được như ý. Sao bây giờ đất nước mình đã văn minh hơn, khá giả hơn thời xưa, mà người dân lại phải mua vé rồi mới được vào chùa lễ Phạt?Tiền xây chùa là của dân, chứ có phải do ngân sách nhà nước bỏ ra như tiền bắc cầu, làm đường đâu mà thu phí? Sự vô lý đó, liệu có giống như bọn quan chức nhũng nhiễu, chặn đường thu tiền “mãi lộ” không?Có lẽ cũng vì được phép thu, mà khoản thu lại quá “hấp dẫn”, cho nên cả nước, đâu đâu cũng thấy nói đến trùng tu, tôn tạo chùa chiền, rầm rộ, sôi nổi y như phong trào các tỉnh, các huyện đua nhau thu hồi đất của nông dân, để lập dự án xây dựng sân gôn, xây khu công nghiệp, khu chế xuất đón các nhà đầu tư vào kinh doanh sản xuất vậy.Gọi là trùng tu, tôn tạo, nhưng thực tế không chỉ trùng tu. Người ta đã ra sức vận động người dân, nhất là kiều bào ở nước ngoài, và các doanh nghiệp. doanh nhân “phát tâm công đức”, lấy tiền xây dựng cả những nơi ngày xưa vốn chỉ là cái am, hay miếu nhỏ bé, ở thôn cùng xóm vắng, đã đỏ nát vì thời gian mưa nắng, hay ngày nào chống mê tín dị đoan, đã bị phá bỏ, chỉ còn cái nền cây hoang cỏ dại mọc đầy, cũng trở thành những ngôi chùa to đẹp, khang trang, đầy đủ tiện nghi, chuông treo mõ đặt, Phật đứng, Phật ngồi trên toà sen, bệ ngọc uy nghi rực rỡ. Rồi người ta mời sư về trụ trì. Rồi cờ hoa, hương nến, biểu ngữ treo cao tưng bừng mở hội, đón khách thập phương về lễ Phật. Rồi thu tiền công đức và các khoản lệ phí. Thế là chùa mặc nhiên đã thành xí nghiệp kinh doanh lễ hội!Những năm gần đây, các cơ sở vật chất của đạo Phật ở địa phương nào cũng phát triển rất nhanh chóng. Chứng tỏ đạo Phật nước ta đã chuyển từ suy sang thịnh. Mà có thể còn thịnh hơn cả thời Lý - Trần. Nhiều học viện được xây dựng để đào tạo tu sĩ, và nhiều lớp đã ra trường, khiến “đội ngũ” các nhà tu hành ngày càng thêm đông đảo. Và chắc rằng, trong đó cũng không thiếu những thầy tu, tuy không muốn “lánh đời, xuất thế”, nhưng lại thích mặc áo cà sa!...Để chấn chỉnh việc quản lý di tích, và những việc làm không nên có trên kia, thiết nghĩ, cơ quan có thẩm quyền nên bãi bỏ Ban quản lý (chỉ riêng ở các chùa), đồng thời chấm dứt việc bán vé “vãng cảnh”. Để mọi người dân đều được tự do, thoải mái đi trẩy hội chùa.Tuy nhiên, tín ngưỡng là một nhu cầu về tâm linh văn hoá của con người, và hoạt động tôn giáo cũng là một mặt của đời sống xã hội. Cho nên hoạt động tôn giáo không đứng ngoài sự lãnh dạo và bảo trợ của cơ quan nhà nước. Và để thực hiên các chủ trương, chính sách của nhà nước về tôn giáo, cơ quan có thẩm quyền nên phối hợp với Hội Phật giáo, và Uỷ Ban mặt trận Tổ quốc lập ra một Ban hay Tổ bảo tồn, hoặc bảo trợ di tích. Gồm các thành phần :- Uỷ ban Mặt trân Tổ quốc - Hội Phật giáo - Cơ quan Văn hoá – Thông tin và Du lịch - Nhà sư tru trì chùa sở tại.Tổ trưởng hay Trưởng ban, do Tổ tự bầu luân phiên hằng năm. Tổ hoạt động kiêm nhiệm, không hưởng lương. Tổ có nhiêm vụ giúp đỡ nhà chùa thực hiện mọi chủ trương, chính sách về tôn giáo. Trùng tu, tôn tạo cảnh quan môi trường. Tổ chức các cuộc lễ hội hằng năm v…v…Kết thúc mùa lễ hội. Tổ bảo trợ (hoặc bảo tồn) mở hòm “công đưc” kiểm tiền, ghi tổng số thu vào biên bản, rồi giao cho nhà sư trụ trì là chủ tài khoản, quản lý số tiền đó (có thể gửi Ngân hàng). Vì tiền “công đức” là của phật tử công đức cho nhà chùa, chứ có công đức cho nhà nước đâu mà nộp vào Kho bạc.Các tăng lữ từ nghìn xưa vẫn không có lương. Cuộc sống thanh đạm của họ vẫn mệnh danh là: “Quét lá đa ăn mày Phật”. Họ sống nhờ vào lễ vật của các phật tử dâng lên chùa cúng Phật. Trong các mâm lễ ấy, ngoài hương hoa còn có cả gạo nữa. Cho nên mới có chuyện: “Ba cô đôi gạo lên chùa? Có cô yếm thắm bỏ bùa cho sư…”.Số tiền “công đức” nói trển, trước hết là để mua hương hoa, lễ vật cúng Phật, sau là để chu cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các tăng lữ, và trùng tu, tôn tạo các di tích… Nếu còn dư, nhà chùa có thể ủng hộ chính quyền địa phương để chỉnh trang các công trình phúc lợi công cộng, hoặc giúp đỡ đồng bào bị thiên tai bão lụt, các trại trẻ khuyết tật, mô côi, cơ nhỡ v…v…Như vậy, ngân sách địa phương sẽ mất đi một khoản thu (không thật hợp lý). Nhưng số tiền đó chính quyền không được sử dụng, thì nhân dân được tiêu, chứ có mất đi đâu mà đắn đo hơn thiệt