Bị loại ngay từ vòng bảng Suzuki cúp (AFF 2012). Bóng đá nước nhà choáng váng, như trải qua một cơn địa trấn “Kinh khủng khiếp”, đau đớn, quằn quại. Người xin lỗi, kẻ từ chức... Liên đoàn thì đứng trên cao dòm xuống “phán xét”, “mổ xẻ” ấp úng đưa ra cái “Lý con sáo” “ấy là do Liên đoàn (VFF) không có người phụ trách chuyên môn và một phần do cầu thủ không đá hết mình...”.
Nghe “Nhi đồng thối tai” quá, nhưng thôi. Tuy rủi lại hóa hay. Nhờ thảm bại mà bóng đá nước nhà “Tỉnh ngộ”, nhận ra mình yếu kém toàn thân. Từ chuyên môn đến tổ chức quản lý.
Mấy năm qua, VFF để cho các ông lớn “Tiền đè chết người” dùng đô la thao túng, lũng đoạn. Họ không những đá lấn sân, còn tước bớt cả quyền điều hành.
Họ chiếm lĩnh sân chơi V.League. Tung ra nhiều chiêu khiến cho cả hệ thống giải lủng củng, rối như mớ bòng bong. Đến khi các đại gia lộ chân tướng, kẻ bị “cô-bi-xích” phải tra tay vào còng số 8, kẻ bỏ của chạy lấy người, các câu lạc bộ sống “tầm gửi” mất nguồn bơm, rót “cờ-lo-rô-xít”, lập tức tan vỡ. Cầu thủ mất nghiệp, chẳng biết đi đâu về đâu. Cổ động viên hụt hẫng, tiếc nuối đội bóng mà mình yêu thích. Khán giả quay lưng lại, sân vận động vắng hoe. Người ta bỏ bóng đá quốc nội không thèm xem nữa..
Bấy giờ mới thực sự bừng tỉnh hốt hoảng, nhìn vào sự thật. Sự bừng tỉnh tuy muộn màng nhưng tỉnh sớm hay muộn còn hơn u mê, lú lẫn m•i, chẳng biết mình biết người.
Vậy nguyên nhân thảm hại là do đâu?
Thứ nhất, có lẽ là do không xây dựng được một nền móng vững chắc cho bóng đá chuyên nghiệp và sự phát triển toàn diện trước mắt cũng như lâu dài đối với nền bóng đá của một quốc gia.
Chưa quan tâm coi trọng chăm sóc, bồi dưỡng lực lượng kế cận chu đáo thường xuyên.
Thứ hai, do nhận thức hạn chế, hiểu biết nông cạn dẫn đến “ngộ nhận”. Coi Suzuki cúp như Uôn-cúp. Cho đây là đấu trường “lớn”, “đỉnh cao” danh giá nhất. Thế là tuyên truyền, quảng bá rầm rộ, ẫm ĩ thái quá. Hơn cả những nước họ lọt vào vòng chung kết giải vô địch thế giới.
Suzuki cúp chỉ là giải bóng đá khu vực Đông Nam á (AFF). So với các khu vực Bắc á, Trung á, Tây á còn kém xa, chứ chưa nói đến giải bóng đá Châu á.
AFF thường kèm theo tên các mạnh thường quân. Trước là h•ng bia Teger gọi là “Teger cúp” hiện tại mang tên h•ng Suzuki gọi là “Suzuki cúp”. Có người đoán mò rằng ở Việt Nam đang tìm cách hạn chế ô tô, xe máy, đẩy “tốc độ” phát triển kinh tế chậm lại trở về thời kỳ lạc hậu. Biết đâu, không còn ô tô, xe máy nữa xích lô sẽ phát triển mạnh và xích lô Việt Nam sẽ trở thành thống xoái, đủ sức tài trợ cho giải, lúc đó sẽ gọi là “ Xích lô cúp” cũng nên.
ấy là nói vui vậy thôi, nhìn lại những ngày diễn ra Suzuki cúp mới thấy vẫn còn “âm vang”, “khí thế” sôi sục lắm. Trống dong cờ mở, hừng hực, tưng bừng. Có những tụ điểm trang bị hẳn một dàn loa phóng thanh công suất cực lớn, mở toàn những bản nhạc kích động mạnh, sập xình, chát chúa: “Gâu ! gâu! gâu!... à lề.... à lế...... à lê... Từ đầu đến kết thúc trận đấu. Náo động cả một vùng trời, đinh tai nhức óc. Khiến cư dân hâm mộ ở đây từ yêu thích dẫn đến kinh hãi.
Xem ti vi. Mới thương thay cho anh nhà đài truyền hình của ta được cử sang Thái Lan tác nghiệp. Anh ta đến trước cửa sân vận động nước chủ nhà, ngơ ngác không hiểu sao chẳng thấy họ tuyên truyền quảng bá gì sất cả. Anh nhà đài tỏ ra bức xúc, trỏ tay vào mảnh giấy con con dán trước cổng sân vận động nói rằng: ngày mai đá rồi mà hôm nay ở đây im lặng như không có gì xẩy ra, mảnh giấy con con chỉ ghi thông báo giờ đá ngày mai. Hỏi người dân họ bảo không biết có đá bóng.
Chắc anh nhà đài của ta không biết rằng, người Thái chỉ coi trọng Uôn - cúp, họ đang dốc sức, quyết tâm hướng tới.
Đấy là sự khác biệt giữa họ và ta. Một sự khác biệt về đẳng cấp. Ta bước vào AFF với một huấn luyện viên nội Phan Thanh Hùng được đánh giá là năm-bờ-oăn. Một dàn cầu thủ cho là toàn sao “đỉnh của chảo” đó là Công Vinh, Thành Lương, Hồng Sơn, Quang Hải... không ngần ngại xác định luôn là ứng cử viên vô địch số một. Là mạnh nhất cái vùng Đông Nam á này.
Bước vào vòng bảng, mời một số chuyên gia, bình luận viên, không cần phải tầm cỡ, gồm cả diễn viên, danh hài... Ngồi đàm luận, chủ yếu là “tính cua trong lỗ”. Coi Myanma, Philipin không đáng kể, sẽ “ăn gỏi”. Một chút khó khăn với Thái, hạ gục nốt là đứng đầu bảng.
Bảng bên kia Malaixia, Inđônêxia, Xingapo quá “ngon lành cành đào” vì cả ba đội này đều đ• thua mình trong các giải “Giao hữu quốc tế ”.
Giải “Giao hữu quốc tế” bao giờ cũng được tổ chức trước khi tham dự giải chính thức. Để lên giây cót và có “cái cúp” nhằm động viên tinh thần, khí thế. Gọi là cúp quốc tế vì mời các đội nhỏ không thứ hạng ở một số địa phương, các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, có cả Bradin nữa... Khi bình luận đáng lẽ nhà đài nói đội tuyển “Sinh viên Hàn Quốc” nhưng lại bỏ hai chữ “Sinh viên” đi, chỉ nói đội tuyển Hàn Quốc. Làm cho bà con vùng sâu, vùng xa nhầm tưởng đội tuyển Việt Nam quá mạnh, thắng cả đội tuyển Hàn Quốc.
Trận đầu hòa Myanma, chỉ cho là một tai nạn, không đáng ngại. Thắng tiếp Philippin và Thái vẫn đầu bảng.
Thua Philippin 1-0 tính phải thắng Thái hai quả trở lên. Thua Thái quả đầu lại tính phải thắng ba quả chứ không thể hai. Thua quả thứ hai, giọng nói bình luận viên ấp úng, bớt hăng hái. Thua đến quả thứ ba mới chịu hết hy vọng.
Quay sang ngợi ca đội nhà. Tuy thua đậm, nhưng đội nhà đấ rất hay, cố gắng hết mình, đầy quyết tâm. Qua đó có thể thấy đội tuyển Việt Nam trưởng thành rất nhiều. Tuy thua nhưng chúng ta vẫn rất tự hào. Việc sử dụng huấn luyện viên nội là hoàn toàn đúng.
Vì cho AFF là cao, nên “Trèo cao ng• đau”. Chỉ lực lượng chống đua xe là mừng. Tưởng năm nay nhiều trận đội tuyển Việt Nam đá thắng quá cho nên lực lượng chống đua xe sẽ hết sức vất vả, chuẩn bị hết sức chu đáo. May sao lại thua, thua ngay từ vòng đầu nên mọi sự yên ổn.
Thôi thì AFF 2012 đã kết thúc, hay dở thế nào cũng đ• thấy rõ. Chủ yếu bây giờ là rút được kinh nghiệm, dám nhìn vào sự thật, kiên quyết cải tổ toàn bộ nền bóng đá nước nhà, từ Liên đoàn VFF đến các địa phương. Từ con người có khả năng thực sự đến những trang thiết bị hiện đại. Những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn trên phạm vi toàn quốc có bài bản, và thường xuyên. Quản lý và đầu tư thích đáng, nhất đính sẽ đưa bóng đá nước nhà ngày một phát triển, nâng cao vị thế trên trường quốc tế cũng như khu vực.
Nhân dịp năm mới, Bút Tre Uôn - Cúp sưu tầm được một ít thơ “Bút tre bóng đá” xin trân trọng giới thiệu đến các phan hâm mộ đọc cho vui, quên đi thảm bại, hướng tới tương lai.
- Hoan hô đồng chí Hát–Gi
Cách ba mươi mét mà ghi được bàn
- Hoan hô anh Ra-Đu–Xu
Đầu tóc bù sù mà đá rất hay
- Hoan hô anh Mê-Ô-La
Anh vào hợp lý, anh ra hợp tình
- Hoan hô anh Rô-Ma-đi-Ô
Sẽ cho cái lão Bát – Giơ một đòn.
- Hoan hô đội bóng Bơ-Ra
Din cùng múa điệu Sam-pa ăn mừng
Rô-nan-đi-nhô anh hùng
Góc xa vẫn sút được tung lưới Mần (Seaman)
- Khá khen cho chú Ve–Ri
Sút cho ý thắng Na-Uy một bàn
- Căng thẳng là trận Pa-ra-Goay
V• mồ hôi hột, Pháp thắng ngay... chót giờ
Đan-Mạch cứ tưởng lơ mơ
Bốn bàn hiểm, hạ bất ngờ Ni-giê (Nigiêria)
- Đức kia nổi giận một khi
Chú Mê (Mêxicô) dẫn một – Anh thì ngược hai
Nam Tư cũng bậc anh tài
Ngang Đức vòng ngoài, sát nút Hà-Lan
Bạc mệnh thay chú Béc–Kam
Lẽ đâu Anh Quốc lại hàng ác–Hen (Achentina)
- Nào đâu chịu lép bốn không
Chi-Lê lên gồng một quả đưa cay.
- Giỏi nhất là chú Mecsi
Đầu, chân phải, trái đều ghi được bàn
- Rô-Nan-Đô kỹ thuật cao
Chuyên gia sút phạt ai nào dám so.
- Van-Đơ-Sa rất là cao
Bổng, sệt gì cũng bổ nhào bắt luôn
- Rút-Ni (Roony) bao quát khắp sân
Tấn công, phòng ngự, khi cần sút ngay.
- Van-Pơ-Si tài lắm thay
Có cơ hội là ghi ngay được bàn.
- Bỏ T&T theo Bầu Kiên
Công Vinh liệu có thèm tiền hay không?
Bây giờ số phận long đong
Công danh, sự nghiệp còn mong muốn gì !