Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung

Nguyễn Chính Viễn (St)
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012 4:39 PM

              
Trần Thị Dung (?-1259) là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng.Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ nhà Trần Trần Thị Dung vốn có tên là Trần Thị Ngừ. Do họ Trần xuất thân chài lưới nên thường đặt tên theo tên các loài cá. Bà người thôn Gia Lưu, Hải Ấp (nay là Làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Bà là con gái của Trần Lý, em gái kế của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, tức là cô ruột của Trần Thái Tông (1226 – 1258).Năm 1209 đời Lý Cao Tông, khi xảy ra loạn Quách Bốc, thái tử Lý Sảm chạy về miền Hải Ấp quê bà, nương nhờ cha bà là Trần Lý. Trần Lý và cậu ruột bà là Tô Trung Từ nhân cơ hội giúp nhà Lý để phát triển thế lực nên gả bà cho thái tử Sảm và tập hợp lực lượng tham gia dẹp Quách Bốc.Loạn Quách Bốc bị dẹp, Trần Lý tử trận, người cậu Tô Trung Từ trở thành đại thần nhà Lý.Đầu năm 1210, nhân vua Cao Tông bệnh nặng, muốn đón thái tử Sảm về kinh, Tô Trung Từ bèn giả mang quân bản bộ đi đánh quân phiến loạn ở Khoái châu, nhân đó Trung Từ về Hải Ấp nắm lấy thái tử Sảm. Cuối năm 1210, Lý Cao Tông mất, thái tử Sảm lên ngôi, tức là Lý Huệ Tông.Vừa lên ngôi, vua Huệ Tông sai đón bà về triều, nhưng Trần Tự Khánh không cho, vì lúc trước Trung Từ giành lấy Huệ Tông từ tay anh em họ Trần nên nảy sinh mâu thuẫn với Tự Khánh. Vua Cao Tông chết chưa kịp chôn, Tô Trung Từ và các đại thần có thế lực cũ của nhà Lý đã xung đột dữ dội để tranh quyền. Trung Từ giết Đỗ Kính Tu, Đỗ Thế Quy và giằng co với Đỗ Quảng.Đầu năm 1211, Huệ Tông lại sai người đi đón Trần Thị Dung. Lần này thì Trần Tự Khánh đồng ý để bà về triều, sai hai tỳ tướng Phan Lân, Nguyễn Ngạnh cầm quân hộ tống. Khi quân hộ tống bà tới Thăng Long, đúng lúc Tô Trung Từ đang đánh nhau to với Đỗ Quảng. Trung Từ hợp binh với hai tướng Phan, Nguyễn phá tan quân của Quảng và bắt giết Quảng Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi. Bà sinh được 2 con gái với Lý Huệ Tông là công chúa Thuận Thiên Lý Ngọc Oanh và công chúa Chiêu Thánh (Phật Kim) - sau này trở thành Lý Chiêu Hoàng.Sau khi cậu Tô Trung Từ bị giết, do anh bà là Trần Tự Khánh xung đột với các hào trưởng địa phương thân với nhà Lý và có lần xung đột với quân của Huệ Tông nên bà bị thái hậu Đàm thị là mẹ Huệ Tông ghét. Huệ Tông nghe lời mẹ, phế truất ngôi phi của bà, cho làm ngự nữ.Tuy nhiên, sau đó các phe thân nhà Lý cũng như chính Lý Huệ Tông bị Trần Tự Khánh đánh bại. Vì yêu bà, đầu năm 1216, Huệ Tông lại lập bà làm Thuận Trinh phu nhân. Đàm Thái hậu cho Trần Tự Khánh là kẻ phản trắc, thường chỉ Trần Thị Dung mà nói là bè đảng của giặc, bảo Huệ Tông đuổi bỏ đi. Sau đó Đàm thái hậu lại sai người nói với bà, bảo phải tự sát. Huệ Tông biết bèn ngăn lại. Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của phu nhân. Mỗi bữa ăn Huệ Tông thường chia cho bà một nửa và không lúc nào cho rời bên cạnh.Tháng 4 năm 1216, các tướng ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) là Đỗ Át, Đỗ Nhuế chống lại triều đình. Lý Huệ Tông dựa vào Lý Bát, sai Bát đánh lại, nhưng không thắng. Trước tình thế đó, Huệ Tông đành lại quay về nương nhờ anh em họ Trần.Khi đó trong triều, Đàm Thái hậu ngày ngày muốn giết Trần Thị Dung, sai người cầm chén thuốc độc bắt bà phải chết. Huệ Tông ngăn lại không cho, rồi đêm ấy cùng với bà lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh; gặp khi trời đã sáng, phải nghỉ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, gặp tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón.Huệ Tông bèn đỗ lại ở bãi Cứu Liên và truyền cho Tự Khánh đến chầu. Tự Khánh, vì ý đồ chính trị của họ Trần nên khi đón được Huệ Tông vẫn kính cẩn phò trợ. Họ Trần nắm quyền trong triều, bà được Huệ Tông phong làm hoàng hậu.Trần Tự Khánh chết (1223), em họ bà là Trần Thủ Độ lên thay. Thủ Độ buộc Huệ Tông lập công chúa nhỏ là Lý Phật Kim làm thái tử, rồi ép Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim mới lên 7 tuổi. Năm 1225, Huệ Tông nhường ngôi cho Phật Kim và đi tu. Phật Kim lên ngôi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thị Dung trở thành Thái thượng hoàng hậu nhà Lý. (Khi Thái thượng hoàng còn sống, thì không gọi là Hoàng thái hậu mà là Thái thượng hoàng hậu) Năm sau, 1226, Trần Thủ Độ sắp đặt để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh - con Trần Thừa, cháu ruột bà - tức là vua Trần Thái Tông. Thế là Nữ hoàng trở thành Hoàng hậu, còn Thái thượng hoàng hậu Trần Thị Dung của triều Lý bị giáng thành Công chúa Thiên Cực của triều Trần. Sau đó Trần Thủ Độ ép Lý Huệ Tông phải tự tử. Với triều Lý, bà trở thành Hoàng thái hậu, nhưng chỉ là công chúa của triều Trần. Không lâu sau bà lấy Trần Thủ Độ. Hai con gái bà, ngoài Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Thái Tông, còn công chúa Thuận Thiên (lớn) lấy anh Trần Cảnh là Trần Liễu.Đại Việt Sử ký Toàn thư viết: do Trần Cảnh muộn con, Trần Thủ Độ cùng bàn với bà, ép vua lấy chị dâu là công chúa Thuận Thiên đã có mang với Trần Liễu. Trần Liễu tức giận nổi loạn, Trần Cảnh bị Thủ Độ ép buộc cũng định bỏ ngôi vua đi tu. Sau do sự cứng rắn của Trần Thủ Độ và sự can ngăn, khuyên giải của bà, anh em Trần Cảnh và Trần Liễu vì cơ nghiệp nhà Trần mà giảng hoà, Trần Cảnh thôi ý định bỏ ngôi.Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược vào năm 1258, bà đã lập nên công lao rất lớn. Trong lúc vua quân nhà Trần đang đánh nhau với quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, đang rút khỏi Bình Lệ Nguyên thì ở kinh thành Thăng Long, bà đã tổ chức thực hiện mưu kế “vườn không nhà trống” do nhà Trần định sẵn một cách thành công, bảo vệ các vương tôn, quý tộc nhà Trần. Chính nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, mà quân Mông Cô ngay khi tiến vào Thăng Long đã gặp vô vàn khó khăn.Sau đó, cuộc phản công của quân Trần được diễn ra, Trần Thị Dung đã thực hiện rất tốt việc tích trữ và vận chuyển lương thảo kịp thời cho quân Đại Việt diệt đạo quân hùng mạnh Mông Cổ.Thái Tông phong bà là Linh Từ quốc mẫu. Năm 1259, bà mất. Tại tỉnh Thái Bình ngày nay còn nhiều địa điểm, địa danh lưu dấu tích công trạng này của bà. Dân địa phương quê bà thường gọi bà theo tên khi mới sinh là bà chúa Ngừ.Có giai thoại kể rằng Trần Thị Dung từng yêu một người đàn ông trước khi trở thành hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông. Đó là Phùng Tá Chu, sau trở thành quan Thái phó vào cuối đời Lý. Phùng Tá Chu hơn Dung 2 tuổi, khi đó là một chàng trai khỏe mạnh, có tư chất thông minh hơn người, lại là bạn thân và là em kết nghĩa của Trần Tự Khánh, anh ruột của Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ cũng thích Trần Thị Dung nên luôn tìm cách nói xấu Phùng Tá Chu trước mặt Trần Lý. Tuy nhiên, khi đó binh biến triều đình xảy ra, hoàng tử Sảm chạy đến thôn Lữ Gia - Hải Ấp, và Thị Dung phải chấm dứt mối tình đầu của mình.Sau khi nhà Lý sụp đổ, Phùng Tá Chu theo nhà Trần, lập nhiều công trạng và được nhà Trần trọng dụng. Năm 1226, vua Trần Thái Tông cử ông đi trấn thủ Nghệ An, được quyền tự ý ban chức vị cho người dưới quyền, ban trước rồi tâu sau. Năm 1233, ông lại được cử đi duyệt định các sắc mục ở Nghệ An, rồi được phong tước Hưng Nhân Vương. Năm 1239, ông làm nhập nội thái phó, trông coi việc xây dựng cung điện, rồi làm quản đốc công trình xây dựng 5 sở hành cung ở Thanh Hóa.Phùng Tá Chu mất năm 1241, được phong Phúc Thần. Dân chúng thờ ông làm Thành Hoàng ở đình làng Quảng Bá, cùng thờ chung với Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, Từ Tống quân Từ mục.Sử gia Ngô Sĩ Liên viết về bà như sau:“Linh Từ (hiệu do nhà Trần ban cho Trần Thị Dung) trước lấy Lý Huệ Tông là bất chính, sau lấy Trần Thủ Độ là thất tiết, thế nhưng con gái bà là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho nhà Trần và người con gái khác là Thuận Thiên là hoàng hậu của vua Trần Thái Tông, thân mẫu của vua Trần Thánh Tông. An Sinh Vương có hiềm khích với Thái Tông, nhưng Linh Từ đã ra sức hòa giải, nhờ đó mà anh em lại tình nghĩa như xưa”.Cuộc đời Trần Thị Dung gắn chặt với sự chuyển đổi quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Bà nhiều lần thay ngôi đổi vị, do sự biến đổi của thời thế. Lấy và tác động tới Huệ Tông, từ thái hậu xuống làm công chúa, lấy người trong họ tộc, tái giá với kẻ sát hại chồng mình, cùng sắp đặt để con gái lớn lấy em rể, hoà giải 2 cháu là con rể... Những việc làm của Trần Thị Dung trước sau đều vì sự tồn tại và phát triển cơ nghiệp của họ Trần.Ban đầu, Lý Huệ Tông nghe mẹ đã phế bà làm ngự nữ, nhưng sau đó vì quá yêu thương bà nên đã ra sức che chở cho bà, ngay cả khi vua đang đối đầu với Trần Tự Khánh (khi đó Tự Khánh đã lập hoàng thân khác làm vua Càn Ninh) vẫn phong bà lên làm phu nhân. Tha thiết hơn, Huệ Tông không phải vì chạy loạn mà vì muốn bảo vệ bà đã cùng bà bỏ cung điện đi tìm đến chỗ Tự Khánh. Tuy nhiên, những việc làm của Huệ Tông không được Trần Thị Dung đền đáp tương xứng. Dẫu việc nước trong tay Trần Thủ Độ phán quyết, nhưng bản thân bà, trước cái chết của Huệ Tông do tay Thủ Độ, dù không chết theo cũng không giữ tiết chung thuỷ với chồng cũ; không tái giá với ai khác lại tái giá với chính người vừa hại chồng mình.Vì cơ nghiệp của họ Trần, bà trở thành người lạnh lùng với họ Lý, hy sinh hết quyền lợi và tình cảm của người họ Lý, dù đó là những người thân thuộc. Những việc làm của bà khác hẳn với Tôn phu nhân - em gái Tôn Quyền khi đã làm vợ Lưu Bị, và Tào hoàng hậu - em gái Tào Phi khi đã làm vợ Hán Hiến Đế thời Tam Quốc Dường như phẩm chất năng động ở Trần Thị Dung khiến bà không thể lui vào hậu cung sau cái chết của Huệ Tông như hành động theo "đạo" thường thấy của người phụ nữ thời phong kiến. Bà tham gia chính sự và còn góp tay chống ngoại xâm. Những công lao với nước Đại Việt của bà được người đời sau ghi nhận.Trần Thị Dung được nhân dân tạc tượng lập đền thờ phụng tại động Thiên Hương ở hành cung Vũ Lâm - đền Thái Vi thuộc khu du lịch Tam Cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình.