Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

DI TÍCH TRUÔNG BỒN: BIA ĐÁ CÒN SAI

Huy Quang
Chủ nhật ngày 12 tháng 12 năm 2010 3:25 PM

        Sau 40 năm, nghĩa là gần nửa thế kỷ, gần hai thế hệ, nghĩa là sau bao nhiêu thăng trầm biến đổi, những người hi sinh cho cuộc chiến chông Mỹ đánh phá miền Bắc, nhất là những cô gái rất trẻ cùng một lúc hi sinh cả tiểu đội ở Truông Bồn, có 7 người không tìm thấy xác, trước ngày tạm ngưng bắn miền Bắc 18 giờ đồng hồ, trong đó có nhiều cô đã có quyết định đi học Trung cấp chuyên nghiệp, năm 2008 họ mới được mọi người biết đến và mới được truy tặng Tiểu đội Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Trên trận địa, cả tiểu đội đã anh dũng hi sinh, chỉ có cô Trần Thị Thông tiểu đội trưởng do có cái nòng súng lồi lên trên mặt đất đã  được cứu kịp thời, may còn sống sót.
      Họ là người được đồng đội nói, cả đến khi chết, họ vẫn còn san sẻ máu xương cho nhau. Sau trận bom kéo dài gần tiếng đồng hồ, người ta chỉ tìm được 6 thi thể nguyên vẹn, còn 7 người nữa chỉ tìm thấy được một cánh tay, một ít tht xương, không biết của ai là ai, thôi đành chia ra 7 phần, gói vào 7 tấm nilon, chôn thành một nấm mộ chung ở đồi Cây Cồng, nơi họ hi sinh..
      Để tưởng nhớ và tôn vinh công trạng của tiểu đội thép thanh niên xung phong anh hùng, tỉnh Nghệ An đã tôn tạo Truông Bồn thành một di tích lịch sử, gồm đài tưởng niệm, nhà bia và bia đá khắc tên tuổi những liệt sỹ đã hi sinh tính mạng vì đất nước. Tuy nhiên công lao và tiền bạc bỏ ra nhiều nhưng không hiểu sao, Truông Bồn vẫn hiện hữu nhiều sai sót rất đáng tiếc. Tấm bia cao to nhưng lại có ba chỗ sai: Trần Thị Doãn khắc sai thành Trần Thị Đoan, Hà Thị Đang thì khắc sai thành Hà Thị Danh. Trong bia còn khắc thêm tên một người không có trong tiểu đội thép, và không mất ở Truông Bồn.
      Ls Cao Ngọc Hòa ở Diễn Châu không còn di ảnh nhưng trong các sách viết về Truông Bồn lại in ảnh anh Cao Quang, 30 tuổi, gọi anh Cao Ngọc Hòa bằng cậu. Trên bằng Tổ quốc ghi công của liệt sỹ Đinh Thị Vinh, ở Quỳnh Lưu, đơn vị Thanh niên xung phong lại ghi là đơn vị Dân công hỏa tuyến.
     Ls Hoàng Thị Nhung ở Yên Thành, gia đình có Bằng Tổ quốc ghi công nhưng vì nhà dột làm hỏng đưa lên huyện xin đưa lên trên đổi, đến nay đã hơn năm năm vẫn không thấy ai trả lại.
     Chị Trần Thị Thông, người tiểu đội trưởng tiểu đội thép, người sống sót duy nhất của trận bom nhờ có mũi súng trồi lên mà tìm được sớm, nhưng người ta vẫn coi như chị đã chết, những lần họp bàn về Truông Bồn và tiểu đội của thép, người ta nghĩ không cần có chị mặc dù chị là người trong cuộc. Sở điện lực Hải Phòng tặng 14 tv và đầu DVD cho các gia đinh thân nhân liệt sỹ Truông Bồn, 13 gia đình ls 13 cái, nhưng chị Thông vẫn không được nhận, vì chị sống sót.  Khi phát hiện ra chị Thông, người sống sót duy nhất mà bị quên lãng 40 năm, người ta hô hào giúp chị làm nhà tình nghĩa. Giữa những cuộc mít tinh kỷ niệm, có cơ quan hô giúp chị 75 triệu, có cơ quan hô 30 triệu, nhưng thực tế chỉ 7 triệu và 5 triệu. Vân vân... Sự sai sót trên có lẽ là do thời gian quá lâu và cũng có thể là do chúng ta chưa thực hết lòng vì người đã khuất.
      Đúng là thời gian khăc nghiệt làm cho ta quên hết những gì khổ đau, hận thù nhưng đồng thời cũng làm cho chúng ta quên hất những gì đáng lý không được quên./.