Thời Chiến quốc.
Nước Tần mạnh. Luôn đe dọa và lăm le đánh nước Ngụy.
Vua Ngụy nghe lời Đoạn Can Sùng. Định xin cắt đất để cầu hòa.
Đại quan Tôn Thần biết việc này. Yết kiến vua Ngụy, can:
- Nước Tần lớn. Nhưng chưa chắc hoàn toàn mạnh. Nước Ngụy nhỏ. Nhưng không hẳn hoàn toàn yếu. Nước Tần không yêu cầu nước Ngụy cắt đất đai cho họ. Sao Đại vương lại tự nguyện làm việc này? Chẳng qua là do đám tà thần mưu lợi riêng tấu trình. Còn Đại vương lại không hiểu hết nội vụ.
Đất đai này là của tổ tiên ông cha đã đổ bao máu xương mới có. Mới giữ được. Lẽ nào Đại vương đem dâng cho ngoại bang dễ dàng như vậy.
Hơn nữa cả thiên hạ ai cũng biết Đoạn Can Sùng là người gốc Tần. Trong lòng ông ta luôn mong muốn được ban ấn tướng nước Tần. Nay Đại vương lại nghe ông ta cắt đất cho Tần. Thì hiểm họa đã ở ngay trước mặt.
Suy nghĩ hồi lâu. Ngụy vương nói:
- Ý người rất đúng. Nhưng ta đã chấp nhận với nước Tần. Không thể tùy tiện thay đổi.
Tôn Thần tâu:
- Đại vương là người biết chơi cờ lẽ nào không hiểu. Đi nước nào, quân nào, tiến hay lui đều phải cân nhắc tính toán. Lường trước liệu sau. Nghĩ ngợi suy đoán thật thấu đáo rồi đi, hay dừng. Quyết định là ở mình. Chẳng qua Đại vương bị tà thần khống chế nên mới nói không thể thay đổi.
Nếu nước Ngụy cắt đất đai cầu hòa với nước Tần. Càng làm Tần lớn mạnh. Càng làm vua Tần ngạo mạn. Càng khuyến khích bọn tà quan làm phản. Càng kích động tham vọng bá quyền của Tần.
Việc đó chẳng phải nuôi hổ để rồi bị chính hổ ăn thịt mình sao?.
Ngụy vương nghe ra. Liền bỏ ý định cắt đất cầu hòa.
Từ đấy nhà vua cũng không còn tin và nghe Đoạn Can Sùng như trước nữa.