Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
GIAO KÈO VỚI NHÀ VĂN
Thùy Dương
Thứ sáu ngày 6 tháng 8 năm 2010 5:44 AM
Tôi bắt đầu cuốn tiểu thuyết mới của mình bằng một nỗi sợ hãi. Chưa bao giờ trong đời tôi lại thấy tất cả các mối quan hệ của con người lại lỏng lẻo, tự tan rã và thậm chí cứ tan rữa ra như hiện nay. Quan hệ gia đình, ông bà, cha mẹ, con cái, anh em ruột thịt, quan hệ đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, quan hệ bạn bè, người yêu…tất thảy đều có thể bị quyền lực và tiền bạc hay những dục vọng cá nhân tầm thường chi phối đến tận cùng. Con người nhiều lúc trở nên vô cảm và tàn bạo như dã thú…Nỗi sợ hãi này hoàn toàn có thật.
Điều gì và vì sao lại đến nông nỗi ấy? Đó là một câu hỏi cứ trở đi trở lại mỗi ngày. Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự sùng bái những giá trị vật chất, sự xuống cấp, tha hóa của nhân cách, sự a dua bầy đàn chăng? Tôi cứ tự lục vấn mình và những nhân vật của mình trong sự ngờ vực và lo lắng thế!
Bước ra từ một cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, dường như chúng ta rơi vào cái bẫy của chính mình mà không biết. Sự ngổn ngang rạn vỡ bày ra trên nhiều phương diện. Nỗi bất an thường trực trong cuộc sống và tính người đang đứng trước sự thách thức cũng như những cám dỗ chết người.
Ai đó nói rằng – còn biết bao điều tốt đẹp trong cuộc sống sao không đề cập? Điều đó có lý nhưng sự nhạy cảm với cái ác cũng chính là để bảo vệ cái thiện và cái đẹp đấy thôi. Tôi đã từng say mê và đến với văn chương bởi những câu thơ tuyệt đẹp của Pablo Neruda:
Tôi đã ký một giao ước ân tình cùng cái đẹp
Tôi đã ký một giao kèo xương máu với nhân dân
Giao kèo ấy với nhà văn là thiêng liêng và bền chặt biết mấy. Văn học ý thức được vai trò của nó - đánh thức lương tâm xã hội đương đại, cật vấn nó bằng cái cách tác động lên phần thẳm sâu của nỗi đau thân phận con người, của sự mất mát và tuyệt vọng khi cái thiện cái đẹp bị thương tổn, bị bỏ rơi. Bởi văn chương chính là tấm gương phản ánh thời đại (......), là phẩm chất tinh thần của thời đại. Một phẩm chất đáng trọng, có trí tuệ và đạo đức, hướng dẫn thời đại sửa chữa những sai lầm của mình bằng chính sự trải nghiệm và phản biện của nó.
Gần đây trong giới chuyên gia kinh tế vẫn nửa đùa nửa thật nói đến bài toán cổ Một trăm con trâu và một trăm bó cỏ - rằng con đứng ăn năm, con nằm ăn ba còn lũ nghé hoa năm con một bó... và cho rằng lời giải vẫn đúng cho cả hôm nay. Bởi một nhóm rất ít thôi thì chiếm tới 20% của cải cả xã hội, nhóm thứ nhì đông hơn một chút thì chiếm mất 54%, còn lại đại đa số dân chúng chỉ chia nhau 26% số ít ỏi còn lại!
Không có gì là ngạc nhiên khi nhà văn quan tâm tới cái khoảng cách cay đắng kia, nghiêng về cái khối đông đúc chịu nhiều thiệt thòi và nhiều phần đau khổ ấy. Đó là sứ mệnh của họ.
Nhưng khi trình bày những chiêm nghiệm những lý giải của mình, đôi khi – tôi vẫn giật mình – có gì không đúng chăng? Ta đã nói quá lên chăng và (thật đáng thương sao) tôi đã từng tự biên tập mình trước khi những biên tập viên cắt nốt vài cái gai thưa thớt còn sót lại!
Tôi trước khi bắt tay vào một tác phẩm mới thường mong ước gạt bỏ được cái thói quen cố hữu kia và chợt nhận ra rằng dứt bỏ được cái thói tự biên tập mình thật không dễ chút nào. Vì thế nên tôi vẫn nhắc lại những điều mọi người đã nói bởi nó quá thiết thân với nhà văn, quá cần kíp cho những sáng tác của họ. Trước khi nói đến việc tôn vinh - văn chương thực sự cũng rất cần điều ấy – thì phải biết tôn trọng văn chương như chính nó cần được tôn trọng. Sự đòi hỏi bắt đầu từ môi trường cho văn học, bắt đầu từ chính tư duy của xã hội (hay của nhà nước). Không thể gò văn chương trong cái gọi là hiện thực đơn thuần. Bởi hiện thực trong văn học không thể như một trình tự chấp nhận được. Nhà văn không thể bê nguyên cái hiện thực đó vào tác phẩm của mình mà chỉ dựa trên cái nền đó mà suy tưởng và sáng tạo. Dù cho hiện thực đó trong sáng tác của anh ta khốn khổ hơn, cay đắng hơn và thậm chí tuyệt vọng hơn. Thì đó cũng chỉ là sự thẩm thấu và trình bày cuộc sống theo cái cách của mình. Đó chính là điều khác biệt của mỗi người mà ta phải tôn trọng. Một thế giới hoàn hảo phải là thế giới dung hòa của những sự khác biệt chứ không phải là thế giới khoác đồng phục cho tất cả. Mà sáng tác đôi khi đó chính là sự linh ứng của nhà văn và vì thế văn chương còn có ý nghĩa cảnh báo và dự báo. Một xã hội còn quá nhiều thiên kiến, chưa chịu rộng mở, trái tim chưa đủ bao dung thì thật khó tạo được một môi trường tốt cho những tác phẩm tâm huyết ra đời. Điều này nhà văn Hoàng Quốc Hải đã nói rất rõ ràng và đầy tâm huyết trong tham luận Nỗi niềm văn học đỉnh cao từ đại hội trước.
Tôi đề nghị: Hội Nhà văn tổ chức những cuộc hội thảo hay đối thoại thật cởi mở, thấu đáo về môi trường cho văn chương giống như trong các lĩnh vực khác (kinh tế chẳng hạn) đang làm với mục đích vươn tới một môi trường pháp lý minh bạch và sòng phẳng.
Cuộc sống là sự vận động không ngừng, sự hiểu biết và thừa nhận những sai lầm của mình chính là biểu hiện cao nhất của tự do. John Stuart Mill, một triết gia nổi tiếng cách chúng ta một thế kỷ rưỡi trong cuốn Bàn về tự do đã cho rằng: ...Điều không có lính gác canh giữ mà luôn luôn mời gọi cả thế giới chứng minh rằng nó thiếu cơ sở, chính là được đảm bảo nhất để ta tin tưởng vào... Rộng mở trái tim và trí óc để cho những sáng tác được trình bày bằng tâm huyết và tự do của nhà văn chính là một đảm bảo tin tưởng của xã hội ưu việt - dân chủ - công bằng và văn minh. Văn chương trên con đường kiếm tìm không ngừng nghỉ cái chân, thiện, mỹ trong nỗ lực làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, phù hợp với lý tưởng cao đẹp mà loài người theo đuổi thì cũng chính là phương cách giúp cho sức khỏe tinh thần của dân tộc mạnh mẽ hơn và cũng nhạy cảm hơn.
Tôi đề nghị: phải thay đổi và cải tiến phương pháp dạy văn học trong nhà trường mà lâu nay cách dạy văn đã trở nên khô cứng và sáo mòn khiến thế hệ trẻ không còn yêu thích và đồng cảm với văn chương. Và nếu không thật sự coi trọng định hướng thẩm mỹ trong văn chương với lớp trẻ thì rất khó cải thiện được tình hình. Với dân số hơn 80 triệu dân mà sách in ra chỉ dừng ở con số ngàn bản thì sự vận hành liên tục của quan hệ tác động hai chiều giữa văn học và đời sống chưa có bao nhiêu. Trong tam giác: tác giả, tác phẩm và người thưởng thức thì người thưởng thức không phải là phần sáng tạo thụ động hay chỉ là mắt xích đơn giản của hoạt động tiếp nhận mà chính là năng lượng tạo thành lịch sử (theo H.R.Jauss). Thì năng lượng tạo thành lịch sử ấy của chúng ta quá mỏng manh. Tôn vinh văn hóa đọc có thể trở thành một chương trình hành động không chỉ của nhà văn.
Tôi đề nghị: Sự trải nghiệm và phản biện của văn chương với ý nghĩa như một phẩm chất tinh thần của thời đại cũng vẫn cần một sự PR chuyên nghiệp bởi đã xa rồi cái thời hữu xạ tự nhiên hương. Xã hội hiện đại, xã hội tiêu dùng đã xác lập một phương pháp tiếp cận mới mà ta không thể bỏ qua nó. Tác phẩm hay mà không đến được với người đọc một cách rộng rãi thì cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Quảng bá một cách bài bản, hệ thống văn chương đích thực cần những người tâm huyết và có tri thức cũng như kinh nghiệm ở một xã hội kinh tế tri thức như hiện nay. Sự bảo đảm một môi trường tốt cộng với tài năng và nỗ lực của nhà văn cộng với sự quảng bá có hiệu quả thì khi ấy thực sự giao kèo của văn với nhân dân mới có thể coi là hoàn thành được.
Các tin khác
QUÀ TẶNG ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN
KHÔNG CHỈ ĐỂ CHO VUI
KHI QUAN CHỨC ĐUA NHAU HỌC THẠC SĨ, TIẾN SĨ
HIỆN TƯỢNG CUỒNG MỘ TRONG CÔNG CHÚNG VĂN HỌC VIỆT
MẤY DÒNG THĂM HỎI
CHÁT VỚI TRẦN ĐĂNG KHOA
HÃY VIẾT VỀ NHỮNG NIỀM ĐAU...HAY THƯ NGỎ GỬI HỘI NHÀ VĂN
BA Ý KIẾN NHỎ VỀ MỘT HỘI LỚN
GIÁ CỦA TÌNH YÊU(?)
NHỚ NHỮNG GIẤC MƠ
NHỮNG THÁCH THỨC VỚI NGƯỜI VIẾT VHO THIẾU NHI HÔM NAY
KHÔNG NỠ PHÊ !
THƯƠNG THẦY
NHÀ VĂN SƠN TÙNG NHỮNG NGÀY Ở A9 BẠCH MAI
NHẮN ÔNG BỘ TRƯỞNG Y TẾ NGUYỄN QUỐC TRIỆU
NHÀ VĂN CŨNG NÊN BIẾT TỰ MÌNH TRƯỞNG THÀNH
CHẶN NGAY LỐI CHI TIÊU BẠT MẠNG TIỀN NGÂN SÁCH
THÔNG MINH
ĐỂ NHÀ VĂN CÓ ĐƯỢC TÁC PHẨM ĐỂ ĐỜI
Thư ngỏ: GỬI HAI NHÀ VĂN:Lã Thanh Tùng và Vũ Ngọc Tiến
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)