Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
VĂN HỘI XƯA
Đỗ Đức
Thứ sáu ngày 2 tháng 7 năm 2010 2:21 PM
Trong sách “chuyện cũ làng Nành”, ông Nguyễn Khắc Quýnh, tác giả cho biết: làng Nành
(Ninh Hiệp, Gia Lâm Hà Nội) xưa có bảy Văn chỉ: một của tổng Nành, sáu của sáu thôn trong tổng. Ông cho biết: Văn chỉ là nơi tế hàng năm của Văn hội. Văn hội là tập hợp của những người có học thức thành một tổ chức ở làng, ở tổng. Ngày nay những làng cổ xưa không còn Văn chỉ, cái mà xưa kia là niềm kiêu hãnh của làng: Văn là văn hoá học thức, chỉ là nền, Văn chỉ là cái nền văn hoá học thức. Làng có Văn chỉ là làng có văn hoá học thức.
Văn chỉ xây lộ thiên, nền lát gạch, có tường rào bao quanh, giữa xây ba bệ. Bệ giữa thờ Khổng Tử, người mà Nho học tôn vinh là Vạn thế sư biểu. Bên phải thờ Thập triết và Tứ phối (mười bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử), bên trái thờ các bậc khoa bảng danh nho của làng, của tổng. Trước mỗi bệ có xây bàn gạch để bát hương đèn nến...
Chủ trì Văn hội hàng tổng gọi là Bỉnh văn (ở làng gọi là Tư văn), là người có bằng cấp và học thức cao nhất, có uy tín và có tư cách đạo đức tốt. Tế văn chỉ hàng năm thì ông làm chủ tế. Người muốn gia nhập Văn hội phải có lời xin. Khi được Văn hội xét công nhận thì phải sửa cỗ xôi gà làm lễ tổ, gọi là lễ vọng, lúc ấy mới là thành viên chính thức.
Lễ chỉ có xôi gà hương rượu. Làng cấp cho Văn hội một sào ruộng, các thành viên thay nhau cày cấy để lấy lúa gạo sửa lễ hàng năm. Lễ gồm cỗ xôi trắng 10 cân ta (6 kg), một gà sống thiến khoẻ đẹp nuôi nhốt một năm cho thật béo.
làm gà tế cũng phải cẩn thận: không để gà bị sát da, cổ uốn ngẩng cao, mỏ ngậm bông hồng có cánh uốn bay, chân doãi mình nở, trên lưng phủ miếng mỡ vàng. Luộc cũng phải vừa lửa, không để da bị co, rách.
Lễ văn chỉ hàng tổng (xã) làm vào đầu xuân. Ông chủ tế phải bao cho các thành viên trước hàng tháng. Lễ tế khởi vào 8 giờ sáng. Trước khi tế, chủ tế và các quan viên cùng nhau bình chọn cỗ. Cỗ đẹp nhất được đặt bệ giữa (Khổng Tử), cỗ nhì đặt bên phải (thập triết tứ phối), cỗ thứ ba đặt ở bệ bên trái. Các cỗ dưới hạng xếp đều xung quanh. Cỗ xấu bị phạt, có khi không được dâng lễ, khi ấy chủ mâm lễ phải lo làm lễ tạ. Cỗ bị loại thì chủ lễ vô cùng xấu hổ , sẽ mang tiếng suốt đời, và có khi phải bỏ cả Văn hội.
Văn chỉ thôn thì tế vào mùa thu, ngày Đinh, nên thường gọi là Đinh tế, làm cỗ gọi là cỗ Đinh.
Vào Tư văn (Văn hội thôn) gọi là mua Nhiêu. Chỉ những người có Nhiêu mới được đi tế ở đình, đền, miếu vào những ngày làng có việc. Khi vào được ngồi bên phải. Những suất đinh chưa có Nhiêu, nghĩa là dân bạch đinh, chỉ được ngồi phía bên trái gọi là Trung nam. Khi có việc nước xách thì Tư văn mũ áo nghiêm chỉnh cầm cờ biểu, trung nam đóng khố bao, nước kiệu, kéo ngựa... nói chung là những việc nặng nhọc hơn...
Ngày nay văn chỉ hàng tổng và sáu văn chỉ thôn đều không còn. Xưa việc học được coi trọng và phải chăng có quá ít người có điều kiện được đi học nên sự học được đề cao, chỉ là hội viên của Văn hội làng thôi cũng đã được trọng vọng. Và cũng thật khó khăn để giữ được tư cách là người của Văn hội...
Nghe chuyện cũ như thế lại nghĩ đến các hội ngày nay thật dễ dãi, xem ra chẳng được kỹ lưỡng như hội làng hội nước khi xưa...
Các tin khác
SỢI NHỚ VÔ HÌNH QUẤN THEO
QỦA BOM THỜI HẬU CHIẾN - KÌ IV: GIÔNG GIÓ ĐỎ LÊN ĐẦU TÁC GIẢ
VẤN ĐỀ NHÂN VẬT: CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH KHÔNG PHẢI LÀ KHOA HỌC, DO ĐÓ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
NHẮN MẤY LỜI
BỎ QUÊN CẶP DA
LẠI THĂM TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH
VIÊT SAU ÁN FIFA
ĐỪNG DẠI MÀ MÊ GÁI THEO KIỂU “ÔNG TUYỆT VỜI”
THƠ CHÂN DUNG CỦA PHẠM QUANG DŨNG
HOAN HÔ CỔNG CHÀO HÀ NỘI
DÂN CHỦ - CÁI BÁNH KHÔNG DỄ LÀM, KHÔNG DỄ ĂN!
GỬI ÔNG CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG QUA ĐỜI ĐEM THEO MỘT BÍ MẬT
THƠ THÚY NGOAN
VẤN ĐỀ NHÂN VẬT: TẠM KẾT VỀ CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (1)
TỪ CUỘC ĐỜI NGUYỄN THI NGHĨ VỀ THÂN PHẬN VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CẦM BÚT
HIỆN ĐẠI HẠI…THƠ
NGHỀ BIÊN TẬP
VĂN HỌC VIỆT Ở NGOÀI NƯỚC TRONG VÀI NĂM QUA*
TẢN MẠN ĐƯA TIỄN MỘT NGƯỜI
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)