Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TÁC NGHIỆP TRONG VỤ ÁN HAI CHI

Quế Hà
Thứ hai ngày 21 tháng 6 năm 2010 6:37 PM


Vụ án Hai Chi ở Hàm Tân, Bình Thuận đã khép lại khá lâu rồi. Nhưng với rất nhiều nhà báo từng điều tra vụ án này thì đây vẫn là vụ án khó quên nhất khi nghĩ đến Bình Thuận.
 
Khó quên không phải bởi vụ án có tính hấp dẫn người làm báo, hấp dẫn bạn đọc mà cho đến nay nó vẫn còn ẩn chứa nhiều điều không thể nói ra được.
Hai Chi có tên là Nguyễn Thanh Gương, sinh năm 1957, quê gốc ở Quảng Ngãi, nhưng vào Hàm Tân sinh sống từ nhỏ. Vốn ít học, nhưng Hai Chi lại nổi lên như một “người hùng” thích gì phải được nấy. Từ sự ngỗ ngược này nên “anh Hai” đã nhanh chóng trở thành một tay đầu nậu gỗ lậu và bảo kê quán xá với nhiều đàn em giang hồ tung hoành suốt hàng chục năm trời ở vùng quê La Gi- Hàm Tân, mà không bị ai đụng đến. Chỉ đến khi báo chí phát hiện thì vụ án mới được phanh phui.
Vì sao vụ án Hai Chi lại có trên ba chục cán bộ, cả trong và ngoài ngành công an dính líu, liên lụy và có người phải mất chức, vào tù ? Điều này không thể không nhắc đến sức mạnh của lực lượng báo chí. Có thể nói, “làm báo thời Hai Chi ” ở Bình Thuận là thời kì nóng bỏng nhất, hấp dẫn nhất, không thua gì thời điều tra vụ án “Vườn điều” trước đó. Nhưng tác nghiệp trong vụ án Hai Chi lại vất vả và nguy hiểm nhất. Một nhà báo có gia đình ở Bình Thuận, nhưng làm cho một tờ báo ở TP.HCM đã từng viết 57 tin, bài về vụ án này, nhưng anh chưa bao giờ dám kí tên thật. Thế nhưng, tiếng tăm của nhà báo này vẫn được một số đàn em của Hai Chi hồi ấy “ngửi thấy”. Anh kể lại rằng, buổi tối, khi trời quá nóng, anh ngủ nhưng cứ mở toang hết cửa ra. Mẹ già anh đã ngoài 70 tuổi lo sợ nên ngồi ngay cửa để gác cho anh ngủ mà anh không biết. Có hôm, đang đêm mở mắt tỉnh dậy thấy mẹ già ngồi ngoài cửa tay lăm lăm cầm con dao phay. Từ đó, có nóng đến mấy anh cũng không dám mở cửa vì biết mẹ già lo cho tính mạng mình.
Làm vụ án Hai Chi có lúc ăn không ngon ngủ không yên vì lúc ấy có rất nhiều thông tin giả, nhiễu, không biết đâu mà lần. Lấy tin từ công an là cực kì khó. Các phóng viên phải tự tạo “vệ tinh” cho riêng mình mới lấy được tin. Có hôm cánh phóng viên chạy xe máy mấy chục cây số vào Hàm Tân “rình” cảnh Công an bắt Hai Chi, nhưng lại …công cốc vì tin giả. Nhưng hôm bắt Hai Chi thật thì lại có phóng viên chạy vào không kịp. Có phóng viên thuê luôn taxi chạy một mạch cho nhanh vào Hàm Tân để chụp trước cảnh bắt cựu trung tá Phó công an huyện Hàm Tân, nhưng vào tới nơi mới biết là tin… vịt. Phóng viên Thanh Niên từng cùng với vài đồng nghiệp khác treo võng ngay cổng công an huyện Hàm Tân (cũ) mấy ngày liền canh me bắt Phó công an huyện bảo kê Hai Chi, nhưng nằm mãi lại… về. Đến ngày bắt trung tá Phó Công an huyện, nhiều phóng viên đã nhịn đói cùng công an suốt từ sáng sớm đến ba giờ chiều, sau khi việc bắt bớ, khám nhà phó công an huyện xong mới đi mua mì tôm để ăn. 
Nhưng tác nghiệp trong vụ án Hai Chi có lúc cũng muốn rơi nước mắt. Ngày công an đưa Hai Chi về lại nhà y ở Tân Nghĩa, Hàm Tân, dựng lại hiện trường nghi án giết người, ngụy tạo thành vụ tai nạn giao thông. Cánh cửa cổng nhà Hai Chi đóng khóa lại. Hai người vợ của “anh Hai” đứng trong khóc nức nở. Ngoài đường có hàng trăm người dân hiếu kì đến xem. Các con của Hai Chi đứng trong cánh cửa sắt nhìn cha gọi “Ba ơi, ba ơi, bao giờ ba về”. Tiếng trẻ thơ như xé lòng người  lớn. Hai Chi không nói được lời nào, mà chỉ đưa tay qua khe cửa sắt vò đầu mấy đứa con thơ. Nhiều phóng viên không nỡ đưa máy chụp giây phút xúc động này. Một phóng viên đoán được tâm lí “anh Hai”, đã mồi một điều thuốc lá cho y hút. Hai Chi vội cám ơn phóng viên một cách tử tế chưa từng thấy.
Tác nghiệp trong vụ án Hai Chi được rất nhiều. Cái được lớn chính là đem lại sự trong lành cho một vùng quê, thanh lọc được những con sâu trong “nồi canh”. Nhưng những phóng viên tác nghiệp trong vụ án này không phải là không mất thứ gì. Một phóng viên kể, do có người thân quen biết rất nhiều cán bộ trong vụ án này, nhiều khi anh phải nói dối cả người nhà để không lọt tin ra ngoài, thậm chí ngồi nhậu chung mà không dám nói bất cứ một lời nào. Khi anh đưa tin một cán bộ cao cấp trong ngành công an bị kỉ luật lên mặt báo, anh đã bị bạn bè “tẩy chay” vì dám đưa cả người thân của bạn mình lên báo ! Nhưng với lương tâm của một người làm báo, thà hi sinh cái riêng của mình, chứ không thể hi sinh sự bình yên của những người dân vô tội. Vì vậy, vụ án Hai Chi dù đã khép lại với 19 năm tù cho “anh Hai” và nhiều tay đàn em bị xộ khám, trong đó công lao của các nhà báo là rất lớn.
QUẾ HÀ

Vì sao vụ án Hai Chi lại có trên ba chục cán bộ, cả trong và ngoài ngành công an dính líu, liên lụy và có người phải mất chức, vào tù ? Điều này không thể không nhắc đến sức mạnh của lực lượng báo chí. Có thể nói, “làm báo thời Hai Chi ” ở Bình Thuận là thời kì nóng bỏng nhất, hấp dẫn nhất, không thua gì thời điều tra vụ án “Vườn điều” trước đó. Nhưng tác nghiệp trong vụ án Hai Chi lại vất vả và nguy hiểm nhất. Một nhà báo có gia đình ở Bình Thuận, nhưng làm cho một tờ báo ở TP.HCM đã từng viết 57 tin, bài về vụ án này, nhưng anh chưa bao giờ dám kí tên thật. Thế nhưng, tiếng tăm của nhà báo này vẫn được một số đàn em của Hai Chi hồi ấy “ngửi thấy”. Anh kể lại rằng, buổi tối, khi trời quá nóng, anh ngủ nhưng cứ mở toang hết cửa ra. Mẹ già anh đã ngoài 70 tuổi lo sợ nên ngồi ngay cửa để gác cho anh ngủ mà anh không biết. Có hôm, đang đêm mở mắt tỉnh dậy thấy mẹ già ngồi ngoài cửa tay lăm lăm cầm con dao phay. Từ đó, có nóng đến mấy anh cũng không dám mở cửa vì biết mẹ già lo cho tính mạng mình.
Làm vụ án Hai Chi có lúc ăn không ngon ngủ không yên vì lúc ấy có rất nhiều thông tin giả, nhiễu, không biết đâu mà lần. Lấy tin từ công an là cực kì khó. Các phóng viên phải tự tạo “vệ tinh” cho riêng mình mới lấy được tin. Có hôm cánh phóng viên chạy xe máy mấy chục cây số vào Hàm Tân “rình” cảnh Công an bắt Hai Chi, nhưng lại …công cốc vì tin giả. Nhưng hôm bắt Hai Chi thật thì lại có phóng viên chạy vào không kịp. Có phóng viên thuê luôn taxi chạy một mạch cho nhanh vào Hàm Tân để chụp trước cảnh bắt cựu trung tá Phó công an huyện Hàm Tân, nhưng vào tới nơi mới biết là tin… vịt. Phóng viên Thanh Niên từng cùng với vài đồng nghiệp khác treo võng ngay cổng công an huyện Hàm Tân (cũ) mấy ngày liền canh me bắt Phó công an huyện bảo kê Hai Chi, nhưng nằm mãi lại… về. Đến ngày bắt trung tá Phó Công an huyện, nhiều phóng viên đã nhịn đói cùng công an suốt từ sáng sớm đến ba giờ chiều, sau khi việc bắt bớ, khám nhà phó công an huyện xong mới đi mua mì tôm để ăn. 
Nhưng tác nghiệp trong vụ án Hai Chi có lúc cũng muốn rơi nước mắt. Ngày công an đưa Hai Chi về lại nhà y ở Tân Nghĩa, Hàm Tân, dựng lại hiện trường nghi án giết người, ngụy tạo thành vụ tai nạn giao thông. Cánh cửa cổng nhà Hai Chi đóng khóa lại. Hai người vợ của “anh Hai” đứng trong khóc nức nở. Ngoài đường có hàng trăm người dân hiếu kì đến xem. Các con của Hai Chi đứng trong cánh cửa sắt nhìn cha gọi “Ba ơi, ba ơi, bao giờ ba về”. Tiếng trẻ thơ như xé lòng người  lớn. Hai Chi không nói được lời nào, mà chỉ đưa tay qua khe cửa sắt vò đầu mấy đứa con thơ. Nhiều phóng viên không nỡ đưa máy chụp giây phút xúc động này. Một phóng viên đoán được tâm lí “anh Hai”, đã mồi một điều thuốc lá cho y hút. Hai Chi vội cám ơn phóng viên một cách tử tế chưa từng thấy.
Tác nghiệp trong vụ án Hai Chi được rất nhiều. Cái được lớn chính là đem lại sự trong lành cho một vùng quê, thanh lọc được những con sâu trong “nồi canh”. Nhưng những phóng viên tác nghiệp trong vụ án này không phải là không mất thứ gì. Một phóng viên kể, do có người thân quen biết rất nhiều cán bộ trong vụ án này, nhiều khi anh phải nói dối cả người nhà để không lọt tin ra ngoài, thậm chí ngồi nhậu chung mà không dám nói bất cứ một lời nào. Khi anh đưa tin một cán bộ cao cấp trong ngành công an bị kỉ luật lên mặt báo, anh đã bị bạn bè “tẩy chay” vì dám đưa cả người thân của bạn mình lên báo ! Nhưng với lương tâm của một người làm báo, thà hi sinh cái riêng của mình, chứ không thể hi sinh sự bình yên của những người dân vô tội. Vì vậy, vụ án Hai Chi dù đã khép lại với 19 năm tù cho “anh Hai” và nhiều tay đàn em bị xộ khám, trong đó công lao của các nhà báo là rất lớn.
QUẾ HÀ