Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Chiếc phong bì oan nghiệt

Trịnh Kim Thuấn
Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013 3:35 PM

Chuyện kể : Cụ thể, sau khi thăm khám, y bác sĩ ở đây kết luận : thai nhi và sản phụ khỏe mạnh,bình thường. Chị Nguyễn Thị Xuân (sinh năm 1973, trú làng Mật Thôn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa), có thể sanh bình thường.

Ngày 18/10/2013, chị Xuân được đưa tới bệnh viện đa khoa Thiệu Hóa, chị được các y bác sĩ trực tiến hành cho nhập viện sau đó vài tiếng. Đến 3 giờ sáng cùng ngày, chị Xuân có biểu hiện đau dữ dội. Nằm ở ngoài hiên vài tiếng đồng hồ, giữa đêm tối trời trở lạnh nên gia đình hối thúc mãi bệnh viện mới chịu làm thủ tục để đưa Xuân vào phòng. Sau đó, tôi (anh Nguyễn Văn Đông, chồng chị Xuân) mang tâm trạng thấp thỏm chạy đôn, chạy đáo mua đồ sinh nở, đặc biệt là rốn, mãi mới được con trai (2 đứa con trước là gái), nên tôi mừng lắm, chọn mãi mới được mấy bộ đồ đẹp để mặc cho cháu. Khi quay lại nghe người nhà bảo mẹ con nó đau dữ dội, bất thường, dù tôi năn nỉ, cầu xin nhưng không được bác sĩ trực thăm khám. Anh Đông đau đớn kể lại.
Bà Nguyễn Thị Hoa (chị gái của sản phụ Xuân) kể lại :
……………………………………………………………….
Tôi về phòng ngồi cạnh Xuân. Lúc nầy đã gần sáng, cơn đau kéo dài 2,3 tiếng đồng hồ không dứt, Xuân quay lại nhìn tôi, nói giọng yếu ớt :”Em đau lắm chị ơi ! chết mất thôi, con nó đạp em mạnh lắm” Bà Hoa nghe vậy trước khi nhìn thấy chị Xuân lịm dần ….. khoảng 30 phút sau, thấy chị Xuân hôn mê, bà Hoa đã chạy sang phòng trực cầu cứu thì bị bác sĩ Tâm (cán bộ trực) tỏ thái độ : “Đẻ là phải đau chứ, răng mà phải làm loạn lên gớm rứa ?”…. Đề nghị mãi không được, cuối cùng tôi đành phải chạy tận phòng tìm bác sĩ để cầu cứu, van xin họ cứu mẹ con nó. Thấy cửa phòng trực đóng hở, tôi đẩy cửa vào trong thì rõ ràng thấy bác sĩ Tâm và một cán bộ nữ nữa đang ngủ trên bàn làm việc, linh tính chuyện chẳng lành nên cố gắng gọi họ thức dậy thì liền bị bác sĩ Tâm quát tháo “.
……………………………………………..
Đến gần 6 giờ sáng, sau khi nhận thấy sức khỏe chị Xuân nguy kịch, ê kíp trực mới tiến hành thăm khám và mổ. Lúc đó thì sức khỏe cái Xuân đã yếu lắm rồi, nhưng dù sao được mổ còn hơn là thấy nó vật vã trong đau đớn đến vậy.

Đợi hàng tiếng đồng hồ, ca mổ kết thúc, các bác sĩ bước ra và đi thẳng ra ngoài, không thông báo kết quả cho người nhà chị Xuân. “Dù thấy  chúng tôi đứng chầu chực hàng tiếng đồng hồ ngoài cửa. Ấy vậy mà khi mổ xong bước ra ngoài các bác sĩ không thèm thốt lên một lời nào, thông báo kết quả mổ và động viên gia đình nếu có chuyện chẳng lành, mấy bác sĩ cứ lẳng lặng đi, không nói lời nào. Bà Hoa nhớ lại ( sao giống 1 đoàn người máy quá. Lời người viết).

Trong ngôi nhà lụp xụp, nghèo xơ xác xuất hiện 2 bàn thờ mẹ con chị Xuân, trước nỗi đau tột cũng của người ở lại …. Ngồi bên cạnh, anh Đông đỡ lời :”Nhà nghèo, ngày ngày lo chẳng đủ miếng ăn, nên khi sanh chẳng có đồng nào trong túi. Xưa nay, vào viện sinh đẻ là phải có chút tiền phong bì bồi dưỡng cho cán bộ, lần nầy do không có, nên tôi không đưa. Giá như tôi đưa phong bì cho họ thì có lẽ Xuân sẽ không chết …  (theo  Y Đức ngày nay : Giá như đưa phong bì thì không chết  của Duy Cảnh . Blog Tễu).

Giá nhưa đưa phong bì thì có lẽ Xuân sẽ không chết ! Ôi câu nói nghe buồn bã quá ! Cái phong bì ấy chứa được bao nhiêu : 500.000 Đ hay 1.000.000 đ, chỉ có thế ! chỉ vì thiếu cái phong bì oan nghiệt mà anh Đông mất vợ và con. Một phong bì đổi lấy 2 mạng con người .

Theo lời kể trên, người trực tiếp nhận được những lời kêu cứu của những người thân của sản phụ Xuân là ngài bác sĩ Tâm, nhưng ông Tâm vẫn lạnh như tiền, không hề bước đến thăm khám cho sản phụ (dù khoãng cách không xa) lại quát tháo và ung dung đi vào giấc ngủ …
………………………………………………………………
Khoảng hơn 11 giờ chiếc xe chuyên dụng của công an Thiệu Hóa chở thi hài chị Xuân về quê. Khi vừa ra khỏi cổng bệnh viện, người thân tiếp tục gây áp lực với tài xế (là 1 cảnh sát), họ yêu cầu người nầy chở quan tài diễu khắp các con phố ở thị trấn Vạn Hà, chiếc xe lần lượt đi qua UBND huyện, Công An Huyện…. khi đến trước cửa căn nhà riêng của bác sĩ Lê Văn Định (Phó GĐ.BVĐK Thiệu Hóa) ở tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà, chiếc xe nầy buộc phải dừng lại, hàng ngàn người dân hiếu kỳ kéo đến đi theo chiếc xe chở quan tài. Tại đây nhiều người liên tục đánh trống, rãi vàng mã, thả vòng hoa đồng thời la ó phản ứng dữ dội. Nhiều người lao vào tìm kiếm đòi “xử” vị bác sĩ, vì cho rằng ông là người chịu trách nhiệm trong cái chết tức tưởi của sản phụ Xuân. Không tìm thấy nam bác sĩ, nhiều người đã dùng gạch đập phá làm hư hại nhiều đồ đạc, bác sĩ Định cùng vợ con đã phải bỏ trốn để tránh cơn giận dữ của người dân …….(theo Lê Hoàng  Blog Tễu).

Dù gì đi nữa, chuyện đã qua rồi, mẹ con chị Xuân vẫn không sống lại …
……. Không ai bảo ai, người dân thay nhau đến hỏi thăm, động viên gia đình, bên trong ngôi nhà nhỏ rộng chưa đầy 10 m2, hai bàn thờ mẹ con chị Xuân được đặt giữa nhà nghi ngút khói hương ……. (Duy Cảnh).

Tôi thật sự không hiểu : Số y, bác sĩ nầy chắc chắn cuộc sống của họ hiện nay cũng là khá giả (nếu không nói là giàu) mà tâm hồn của họ chai cứng đến thế …. Chỉ vì bệnh nhân nhập viện không có cái phong bì là họ bỏ mặc … bỏ mặc cho đến mức bỏ mạng luôn ư ? Trong mấy năm học ngành Y ở bậc đại học, không lẽ họ chỉ học chuyên khoa Y và môn chánh trị Mác-Lênin thôi ư ? Ở trường không có dạy cho họ chút ít về đạo đức, về lời thề của Hypocrate sao ?

Liệu oan hồn của mẹ con chị Xuân có buông tha cho họ không ? Chứ theo lời truyền của dân gian những thai phụ chết oan thì rất linh ứng …. Cái bọn nầy, bọn y,bác sĩ nầy lương tâm của họ đã bị chó gặm mất rồi. Chỉ vì cái phong bì oan nghiệt …. Pháp luật phải trừng trị thích đáng, không qua loa được nữa, các vụ việc nầy đã xảy ra nhiều rồi, phải đưa họ ra trước vành móng ngựa, xử về tội CỐ Ý GIẾT NGƯỜI, và đừng cho họ bén mảng đến nghề Y nữa … vì họ là những sát thủ máu lạnh đấy, họ không phải là những lương y đâu !

Ở nông thôn ngày xưa, có những người MỤ VƯỜN, họ không qua trường lớp nào cả, nhưng họ là những người có tâm hồn nhân hậu tuyệt vời, khi trong thôn xóm có người trở dạ, sinh nở, dù trời đêm khuya quắt, mưa gió bão bùng họ vẫn đến… tận tâm, tận lực, tiền công ít nhiều không quan trọng … ngay cả trong thời cuộc chiến tranh ……

Vài câu thơ :                    Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa.
                                         Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
                                         Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang, nhà trống.
                                         Rước được bà MỤ VƯỜN, ngoại cực trần thân.

                                                          (Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong)

                                23/10/2013  TRỊNH-KIM-THUẤN