Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đôi dòng về học giả Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)

Trương Vĩnh Khánh
Thứ hai ngày 10 tháng 6 năm 2013 3:08 PM

Lời thưa: Cách đây ít lâu, trên trang trannhuong.com co bài của ban Trần Trung Thu đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê ở Lấp Vò- Đồng Tháp quê tôi. Bài viết có ý than trách nhiều người, nhất là các nhà quản lý văn hóa giờ không biết Nguyễn Hiến Lê là ai!? Thật ra, bạn đã hỏi thăm chưa đúng chỗ chứ người An Giang & Đồng Tháp chúng tôi không mấy ai lại vô tình không biết và chúng tôi vô cùng tôn kính nhà văn, học giả kiệt xuất ấy. Dưới đây xin có đôi dòng về cụ:
   
Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 20 tháng 11 âm lịch năm Tân Hợi nhằm ngày 8 tháng 01 năm 1912 (Giấy khai sinh ghi ngày 8/4/1912). Nguyên quán làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội ). Ông là một học giả, nhà nghiên cứu văn hoá kiệt xuất, xuất thân trong một gia đình nho học, thân phụ là Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như.
            Thuở nhỏ ông học ở trường tiểu học Yên Phụ - trường Bưởi ( Trung học), Trường Cao Đẳng Công Chánh ( Hà Nội ) – Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh miền tây Nam bộ.
Sau cách mạng tháng 8/1945, ông từ bỏ đời sống công chức về Long Xuyên dạy học trường Trung học Thoại Ngọc Hầu (collège de Long Xuyen).
Năm 1952, ông lên Sài Gòn mở nhà xuất bản biên dịch sách, sáng tác và viết báo.
Tính đến năm 1975, ông đã cho xuất bản hơn 100 tác phẩm về nhiều lĩnh vực như: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân du ký, dịch tiểu thuyết, sách học làm người


   
Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 20 tháng 11 âm lịch năm Tân Hợi nhằm ngày 8 tháng 01 năm 1912 (Giấy khai sinh ghi ngày 8/4/1912). Nguyên quán làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội ). Ông là một học giả, nhà nghiên cứu văn hoá kiệt xuất, xuất thân trong một gia đình nho học, thân phụ là Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như.
            Thuở nhỏ ông học ở trường tiểu học Yên Phụ - trường Bưởi ( Trung học), Trường Cao Đẳng Công Chánh ( Hà Nội ) – Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh miền tây Nam bộ.
Sau cách mạng tháng 8/1945, ông từ bỏ đời sống công chức về Long Xuyên dạy học trường Trung học Thoại Ngọc Hầu (collège de Long Xuyen).
Năm 1952, ông lên Sài Gòn mở nhà xuất bản biên dịch sách, sáng tác và viết báo.
Tính đến năm 1975, ông đã cho xuất bản hơn 100 tác phẩm về nhiều lĩnh vực như: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân du ký, dịch tiểu thuyết, sách học làm người…
Từ năm 1975 cho đến lúc qua đời, ông còn trước tác được hơn 20 tác phẩm. Trong số đó có những cuốn như: “Lịch sử thế giới, Đông kinh nghĩa thục, Văn minh Arập, Sử Trung Quốc, Lịch sử văn minh Trung Quốc, nguồn gốc văn minh, Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam, gương danh nhân và kinh dịch”(in theo bản thảo chép tay của Nguyễn Hiến Lê ) mới xuất bản năm 1992 của nhà xuất bản Văn học Hà Nội, được đánh giá là một công trình khảo cứu có giá trị khoa học đặc sắc về văn hóa phương Đông.
Vào năm 1967, chính quyền Sài Gòn đã trao tặng ông cùng Giản Chi: Giải nhất ngành biên khảo và giải tuyên dương sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật (1973). Đi kèm với danh hiệu cao quí đương thời là tấm ngân phiếu một triệu đồng ( tương đương 25 cây vàng lúc đó). Học giả Nguyễn Hiến Lê đã công khai từ chối nhận giải với lý do “nên dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả cũng không dự giải.
Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên. Ông lâm bênh và mất lúc 8 giờ 50 phút ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại bênh viện An Bình – chợ Lớn TP Hồ Chí Minh- hưởng thọ 72 tuổi. Hoả thiêu vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 tại đài thiêu Thủ Đức.
Di cốt Nguyễn Hiến Lê được đem về chôn cất trong khuôn viên nhà bà Nguyễn Thị Liệp ( vợ thứ 2 quê ở Long Xuyên, còn bà cả tên Tuệ người miền Bắc).
Năm 1999 Bà Liệp tạ thế và được an táng trong khuôn viên chùa Phước Ân, ở rạch Cai Bường ( thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ). Di cốt của ông cũng được đem đặt trên phần mộ của bà.
Hiện người con trai của ông là Nguyễn Nhật Đức và bà Tuệ (vợ cả) đang định cư tại Pháp.
Nhân tiết Thanh Minh 24/3 âm lịch – Quý Tỵ, nhà văn Vũ Ngọc Tiến từ Hà Nội vào Lấp Vò- Đồng Tháp, ngỏ ý muốn đi viếng mộ Nguyễn Hiến Lê- người mà từ hồi chiến tranh, anh và bạn bè cùng trang lứa ngoài Bắc tôn kính như bậc thầy văn chương và triết học phương Đông. Nhóm văn bút Lấp Vò chúng tôi gồm Trương Vĩnh Khánh, Từ Quang, Trịnh Kim Thuấn xúc động trước tình cảm chân thành ấy đã rủ nhau mua đồ lễ, đưa nhà văn Vũ Ngọc Tiến đến chùa Phước Ân viếng mộ học giả, nhà văn khả kính Nguyễn Hiến Lê. Tại đây, Trương Vĩnh Khánh đã ứng tác bài thơ trước mộ:

Về miền Tây viếng thăm thầy
Trăm năm một cõi - đám mây vô thường
Cả đời nặng nợ văn chương
Chồng Nam, vợ Bắc đoạn trường lắm thay!

Quê hương thương nhớ lắt lay
Trăm nghìn trang sách -  trắng tay phong trần
Nghiêng nghiêng bóng nắng chiều xuân
Mờ mờ sương khói, trầm luân kiếp người.

Ngẩn ngơ vườn tháp lệ rơi
Tấm bia, ngọn cỏ nhàu phơi úa màu
Văn chương để lại ngàn sau
Xác thân lưu lạc thấm đau nỗi đời.

Tài hoa nặng nợ - số trời
Xót thầy nằm đó trông vời cố hương!...

                                         Thanh Minh 24/3 âm lịch – Quý Tỵ
                                          Vĩnh Thạnh- Lấp Vò- Đồng Tháp
                                                         TVK

Ảnh: Nhà văn Vũ Ngọc Tiến viếng mộ học giả Nguyễn Hiến Lê