Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Phiếm luận chuyện tiếu lâm : CẦM CHẦU 2

Trịnh Kim Thuấn
Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013 9:20 PM


Trên chiếu rượu có 8 người, người nhỏ nhất 60 tuổi, người lớn nhất 80 tuổi, đặc biệt là anh Ba Bao, hôm nay trông lạ :cái đầu trọc lóc. Khi vào tiệc, anh giải thích : năm rồi, trồng được mấy công khoai môn (khoai cao, khoai sọ), trúng mùa lại rớt giá, lúc đầu 12.000 đ/kg, rồi 10.000 đ/kg … đến lúc anh thu hoạch chỉ còn 4.000 đ/kg, lỗ … chuyện trong gia đình đôi lúc … lại không vui, nên rằm tháng giêng nầy, anh đến chùa thí phát xuống tóc, tình nguyện ăn chay trọn tháng giêng, uống rượu thì không cử.

Giống như các chiếu rượu trước, thăm hỏi sức khỏe, mùa màng thời tiết, giá lúa lên xuống … hơn nửa tiệc, anh Hai Đăng mở màn Chuyện TIẾU LÂM .

CHUYỆN 1 : CON CỌP và CON C.

Có 2 vợ chồng trẻ làm nghề gác rừng, chưa có con, đêm ấy có 1 con cọp già đến rình bắt con heo gần đúng tạ của gia đình nầy đang nuôi trong chuồng, vì già yếu khả năng săn mồi của cọp đã giảm, giờ chỉ còn đến gần thôn xóm săn gia súc mà thôi, tuy nguy hiểm. ( gà què ăn quẩn cối xay mà ! )

Đêm đã muộn mà ngọn đèn dầu trong nhà vẫn còn sáng, tiếng nói chuyện của 2 người xen lẫn những chuỗi cười rúc rích …  hi, hi … đừng làm như thế, làm thế nhột và buồn lắm, em chịu không nổi ….

Người chồng hỏi : Buồn cũng không bằng sợ, dạo nầy cọp hay về rình bắt người và heo, bò … em có sợ không ?

Người vợ bổ bả trả lời : Con C. đây không sợ, sợ gì cọp !

Cọp ta đang thu mình ngồi ở bên hiên nhà, hắn ta chưa có dịp chạm trán với con C. nên chưa hình dung được con C. ra sao, giống con gì , nghĩ rằng con vật nầy chắc hẳn là ghê gớm lắm, trong bụng lo lắng bỏ đi, không thiết việc bắt heo nữa .

Sáng hôm sau, cọp ta ra bờ suối uống nước, cùng lúc ấy có 1 bà già mang lọ ra suối múc nước, cọp và người đối diện nhau, bà già tái xanh, tái xám, người sụm xuống, phen nầy tiêu rồi, vì nóng lòng muốn biết con C. là con gì , bèn trấn an.

Cọp nói : Đừng sợ, bà hãy cho ta biết con C. là con gì mà ghê gớm hơn cả ta, thì ta tha mạng .

Lấy lại bình tĩnh, nhanh trí, bà già trả lới : Trời ạ ! con C. khủng khiếp lắm, lúc tôi 20 tuổi, con ấy cắn tôi 1 cái, 50 năm nay vết thương đến giờ vẫn chưa lành.

Nói xong, bà tụt quần, đưa 2 ngón tay quệt 1 phát vào chổ ấy rồi dí ngón tay vào ngay mũi cọp, cọp ta ngửi, ngửi xong, phát khiếp quay đầu phóng chạy như bay, thầm nghĩ không ngờ con ấy độc thật, nguy hiểm quá … (có mượn lời của bài Bà lão và con cọp của Huỳnh Văn Út. TranNhuong.com ngày 31/01/2013).

Vừa hoàn hồn, múc nước xong bà già thấy cọp trở lại, đi rón rén.

Cọp hỏi : Bà làm ơn cho tôi biết con C. hình dáng ra sao ? để sau nầy khi gặp nó tôi tránh.

Bà già tủm tỉm cười đáp : Con nầy có cái đầu trọc lóc, trước ngực có đeo 2 cái túi màu xám xịt.

( Nghe kể đến đây, anh Ba Bao đưa tay rờ lên cái đầu trọc của mình.)

Vừa đi vừa suy nghĩ, ngước mặt lên cọp ta nhìn thấy 1 nhà sư đang đi tới. Nhà sư thấy cọp giửa đường, đứng lại như trời trồng (chạy hết nổi), cọp nhìn kỷ : cái đầu trọc lóc, trước ngực có đeo 2 cái túi màu xám tòn ten, gặp cọp lại không chạy, không sợ …đúng là con C. rồi ! Cọp ta quay đầu chạy thụt mạng …. Hết chuyện.

Hay, hay quá. Nào zô, zô … cả chiếu rượu cùng nâng ly. Anh Ba Bao uống ly rượu mà gương mặt méo xẹo vì mọi người đều nhìn về anh. À ! hôm nay Hai Đăng chơi mình rồi, chuyện tiếu lâm nầy đã có từ lâu, nhưng cái đầu trọc lóc, mang 2 cái bị là y thêm vào để phá mình, suy nghĩ tìm 1 câu chuyện để gở … nhưng gấp quá chưa nghĩ ra, thôi cuộc đời còn dài, mai mốt tính lo gì ! chiếu rượu tiếp tục vui vẽ …. Tiếu lâm là thế đấy  .

CHUYỆN 2 : CẦM CHẦU.

Anh Bảy Đọi, khi cha mẹ mất để lại số điền sản kha khá, số đất ruộng thì cho mướn thu tô, cộng với nghề cho vay nặng lãi … 20 năm sau, gia tài tăng theo cấp số nhân, mua thêm nhiều đất ruộng, nhà cao cửa rộng, cưới vợ lẽ …. Lợi thì đạt được rồi, chỉ thiếu cái Danh, may sao ông Hương Cả trong làng vừa bị bệnh nặng lại thêm lớn tuổi nên qua đời. Anh Bảy Đọi bèn bỏ ra 1 số tiền lo lót cho cấp trên là Huyện, cấp dưới là hương chức, hội tề trong làng thế vào chổ ấy, đúng là :
                                                     Có tiền việc ấy là xong nhỉ ?
                                                     Thời trước làm quan cũng thế a !

Kể từ nay gọi là ông Hương Cả Đọi nhé !

Vừa nhận chức thì phải tiệc tùng, chiêu đãi … lại đến dịp lễ Kỳ Yên đình làng sở tại, năm nay cũng gánh hát bộ Tiến Thành, hát năm rồi (xin xem Phiếm luận chuyện tiếu lâm Cầm chầu TranNhuong.com, ngày 2/12/2012               ). Ông Cả Đọi là người cầm chầu năm nay.

Buổi tối, tại nhà ông Cả Đọi than thở : Hồi nào đến giờ, chữ nghĩa biết chút đỉnh, còn tuồng tích có biết chi đâu, nay phải cầm chầu, đánh trống trật thiên hạ cười thúi đầu …

Bà vợ lẽ thỏ thẻ : Việc nầy tui làm được, như thế nầy nhé : ông cứ cầm chầu, tui ngồi ở hàng ghế danh dự (ghế dành cho các quan chức) lấy sợi dây buộc vào cổ chân của ông với cổ chân của tôi, hễ tui giật 1 cái thì ông gỏ thùng 1 cái, giật mấy cái thì gỏ mấy tiếng, còn cắc, cắc thì thôi đi, nên dễ dãi với gánh hát ….

Kế nầy được đấy, đồng ý ngay.

Lần trở lại đình làng nầy hát, ông bầu gánh Tiến Thành âu lo, năm rồi đào kép của mình chọc giận ông Hương Cả, năm nay ổng vừa chết, có ông Hương Cả mới, chưa rõ sao đây !

Đêm hát đầu tiên, hơn nửa tuồng diễn ra suông sẻ, đến các đoạn cụp lạc nghe thùng, thùng … chưa nghe cắc, cắc … đoàn hát phấn khởi, bất ngờ : thùng, thùng liên tục không dứt, không biết việc chi, không lẽ ông Hương Cả nầy lại nổi giận ? ông bầu ra lệnh ngưng hát, rời sân khấu đến gặp ngay ông Hương Cả để hỏi rõ sự tình.

Đến gặp, ông bầu hỏi ngay : Dạ, bẩm Cả sao Cả gỏ trống liên tục thế ạ ?

Ông Cả Đọi : Thì biểu gỏ, tao gỏ chứ sao !

Nhìn xuống đất ông bầu thấy sợi dây ở cổ chân của ông Cả nối với bà Cả, thấy 1 con chó vừa bước đi … sự tình là chổ ấy.

Trở lên sân khấu, ông bầu ra lệnh tiếp tục hát phục vụ khán giả, miệng lẩm bẩm : Thiệt hết chịu nổi, DỐT mà lại ham làm chức lớn .

Có những việc nhỏ nhặt, dể làm, nhưng làm không xong, nên từ đó trong làng có thêm câu nói : Tệ như ông Cả Đọi hay tệ như Cả Đọi, tương tự  Tệ như vợ thằng Đậu.


NGÀY  18/3/2013          TRỊNH KIM THUẤN