Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Bài thơ khắc trênvách núi Bài thơ của vua lê Thánh Tôngn

Nguyễn Chính Viễn (Gt)
Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2012 3:39 AM

Thành phố Hạ Long mở hội thơ Đường toàn quốc. Đây là dịp để các nhà đường thi đến chiêm ngưỡng bài thơ luật đường do Ông vua- Nhà thơ Lê Thánh Tông khắc trên vách núi đá Truyền Đăng ( 1468) tức núi Bài Thơ- TP Hạ Long - Quảng Ninh. Bài thơ đã trải qua đên nay (2012) là 544 năm. Có nhiều sách báo trung ương , địa phương, nhiều học giả, giáo su, nhà thơ, dịch giả đã đề cập tới, nhưng xem ra vẫn chưa có bài nào chép chuẩn xác nguyên tác, và vì thế dịch cũng chưa chuẩn xác. Một số nhà Hán Nôm vẫn luôn đi tìm ánh sáng, chân lý của người xưa. Các nhà Hán nôm đầy tâm huyết với thơ Lê Thánh Tông, có kinh nghiệm và kỹ thuật phục chế với lòng nhiệt tình, nhẫn nại, có trí tuệ đã vượt mọi khó khăn để phục hồi chuẩn xác nguyên tác bài thơ từ bản dập nguyên tác trên vách đá với đúng mẫu chữ và kích cỡ chữ...Vào dịp hội thơ Việt Nam năm Nhâm Thìn (2012) và liên hoan thơ các nước châu Á tại Hạ Long, ông Phạm Minh Chính, bí thư tỉnh Quảng Ninh đã nâng cao bài thơ đã được phục hồi chuẩn xác nguyên tác trước anh em bạn bè Quốc Tế. Đó là niềm kiêu hãnh và tự hào. Ông Vũ Anh Tuấn đã giãi bày tâm sự : “ Từ năm 1990 đến nay đã 22 năm ông luôn đi tìm nguyên tác bài thơ bằng nhiều cách mà chưa được toại nguyện. May thay về họp hội thơ Đường toàn quốc ông đã  có dịp tận mắt và được đối chiếu lại bài thơ trên vách núi.. Không riêng ông mà tất cả mọi người vui mừng là từ nay có bản nguyên tác chuẩn xác bài thơ Lê Thánh Tông, để dựa vào đó cùng nhau tìm cách dịch sao cho đúng hồn thơ,phong cách thơ,, tầm nhìn thơ Lê Thánh Tông để lại cho con cháu đời sau mãi mãi....” Rồi ông nói đến bản nguyên tác và những việc làm của ông :
1-PHIÊN ÂM : “Quang Thuận cửu niên, xuất nhị nguyệt dư, thân xuất lục sư duyệt vô vu Bạch Đằng giang thượng, thị nhật phong hoà, cảnh lệ hải bất dương ba, nãi phiếm Hoàng Hải tuần An Bang trú lục sư vu Truyền Đăng sơn hạ, ma thạch nhất luật vân”:
Cự tẩm uông dương triều bách xuyên
Loạn sơn kỳ bố bích liên thiên
Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ
Tín thủ giao đề tốn nhị quyền
Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ
Hải đông phong toại tức lang yên
Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại
Chính trị tu văn yển vũ niên
( Vũ Anh Tuấn phiên âm 5-2012)
GHI CHÚ : Bản nguyên tác thơ Lê Thánh Tông khắc trên vách núi đá có hai phần văn và thơ. Bản đó khác hẳn với các bản thơ văn đang lưu hành đến tháng 2-2102, sự sai lệch như sau :
A- PHẦN VĂN :
1-Không có 4 chữ : “Đề truyền đăng sơn”
2- Không phải bốn chữ : “Thân xuất lục quân” mà là bốn chữ” Thân xuất lục sư” chữ “xuât” nghĩa là”dẫn” khác chữ “xuất” nghĩa là “ra”.   
3- Không phải chữ “Trú sư” mà là “Trú lục sư”
4-Cuối cùng là “Ma thạch nhất luật vân” không có chữ “Đề thơ”
5- Chữ Bạch Đằng giang trong đó chữ đằng dưới là chữ thuỷ không phải chữ mã.
6- Chữ “Thị nhật” chứ không phải “Thử thật”
B- PHẦN THƠ :
1-Câu đầu chữ “Triều” có 3 chấm thuỷ, nghĩa là nước thuỷ triều, chứ không phải chữ triều không có chấm thuỷ ngihĩa là chầu về.
2- Câu hai chữ : “Kỳ bố “ có chữ “Mộc” ở dưới không phải chữ “thạch”
3- Câu 6,  chữ “tức lang yên” chữ “Tức” không có bộ hoả bên cạnh.
4- Và cuối bài thơ không có 5 chữ “Thiên nam động chủ đề”.
5- Bản khắc đá của Viện Hán Nôm bên dưới “                                                            
- Câu 1 chữ “Triều bách xuyên” chứ không phải “ Triều thạch xuyên”
- Câu 5 chữ  “sâm hổ lữ” chứ không phải”Lâm hổ lữ”
6- Câu 6, chữ “Phong toại” chữ phong có bộ “Hoả” bên cạnh chứ không phải bộ “Sơn”
( Vũ Anh Tuấn đã đối chiếu giữa bản mới phục chế trên vách núi chuẩn xác và các bản trên sách báo đang lưu hành đến trước tháng 2-2012)
C PHẦN DỊCH : Suy nghĩ như sau :
a/- Câu đầu chữ “Triều” là nước triều dâng có hàng trăm dòng cuồn cuộn.
b/- Câu hai, chũ “Kỳ bố” là như quân cờ.
c/- Câu ba, chữ “Hàm tam cổ” là hàm thứ 3 quẻ  hàm là hào cương dương muốn vượt lên nhưng vẫn biết nghe lời người trên.
d/- Câu bốn, chữ” Tốn nhị quyền” là hào thứ hai quẻ tốn bày tỏ sự cung kính khiêm tốn có lòng thành chứ không phải giả dối.
e/-Câu tám, Chữ “ tu văn yển vũ” ở đây dịch là gìn võ hoặc là điều chỉnh võ hoặc là sắp xếp võ vì võ ta đang mạnh cần xây dưng nền văn trị cho hài hoà cả võ và văn phát triển mạnh mẽ.
2- PHẦN DỊCH NGHĨA::
Tháng 2 mùa xuân năm Quang Thuận thứ 9 (1468) ta thân đem 6 quân thao diễn quân sự trên sông Bạch Đằng. Nhưng ngày đó gió hoà, cảnh đẹp biễn không nổi sóng, bèn lướt thuyền trên biên Hoàng Hải đi tuần du An Bang đến đóng quân dưới núi Truyền Đăng. Mài vách núi có thơ như sau ::
Trăm dòng triều dâng sóng cuộn mệnh mông,
Non xanh núi biếc như những quân cờ thăm thẳm liền với trời mây,
Lòng trai chợt nghĩ như hào thứ ba quẻ hàm( là hào cương dương, muốn vượt lên nhưng vẫn lắng nghe lời người trên).
Tấm suy nghĩ xa như hào thứ hai quẻ tốn (là tỏ sự cung kính với tấm lòng thành, chứ không phải giả dối xu nịnh)
Quanh chốn kinh Bắc, nơi then chốt có đội quân mạnh như mãnh hổ chốt giữ.
Chốn Hải Đông khói báo hiệu giặc dã cũng tắt ngấm,sóng yên biển lặng đất trời yên ả.
Cõi trời Nam từ xa xưa cho đến bây giờ núi sông vẫn còn đó.
Lúc này là lúc lo sắp xếp việc võ, xây dựng nền văn trị tính kế sách hưng thịnh quốc gia lâu dài bền vững ( Vũ Anh Tuấn dich)
3- PHẦN DICH THƠ :
Trăm dòng triều cuộn sóng đầy vơi,
Bát ngát non xanh thắm sắc trời.
Chí lớn lắng nghe lời nhắn nhủ
Tầm xa khiêm tốn vững xây đời .
Binh hùng tướng giỏi quanh ngôi báu,
Khói lụi yên hàn chốn biển khơi
Vạn thuở trời nam non nước đó
Dựng văn gìn võ khúc đương thời.
4- DỊCH THEO THỂ LỤC BÁT :
Trăm dòng sóng cuộn triều dâng
Non xanh núi biếc trập trùng trời mây
Lắng nghe trí lớn dựng xây
Tầm xa khiêm tốn ra tay vững vàng
Quân hùng thành Bắc hiên ngang,
Hải đông khói lụi lửa tàn sóng yên
Vững bền non nuóc Rồng Tiên
Dựng văn chỉnh võ xây nền từ nay.

( Viết theo bài “Có gì mới” đăng trong tập Dòng Đời của TG  Anh Tuấn và Thư Tâm NXB HNV 2012 ) Tôi  đã trao đổi với TG và xin trân trọng  giới thiệu cùng bạn đọc.
NCV