Mạnh Tử (372-289 trước công nguyên) đã viết
Nước mà trông cậy để vững bền được là nhờ ở ba thứ: một là dân, hai là xã tắc, ba là vua. Đem ba điều ấy so sánh với nhau, dân tuy không có thế đáng tôn, nhưng hình đáng sợ, đáng trọng, thật là dân quý nhất
Xã tắc là thổ thần và cốc thần tí hộ cho dân được yên, được sống, nhưng cũng vì dân mới đặt ra thì chẳng bì với dân được. Vậy xã tắc còn là đáng quý thứ hai
Vua tuy chúa tể cả thần cả dân nhưng kỳ thực cũng phải nhờ lòng dân có yêu mến, xã tắc có yên ổn thì vua mới lâu dài được. Thế thì vua ví với dân, với xã tắc, vua không quan trọng lắm, nghĩa là đáng quý thứ ba
Lời bàn Chế độ chính trị nào cũng phải lấy dân làm gốc. Đó là chân lý muôn đời. Bởi “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Bởi dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, không cá nhân nào thay thế được.
“Xã tắc” theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là đất nước. ( bao gồm đất đai và con người cai quản đất đai, sản xuất vật chất hàng hóa, nuôi sống và thúc đẩy sự phát triển xã hội), cũng đáng quý lắm, nhưng chỉ đứng hàng thứ hai thôi.
Vua tuy là cá nhân, nhưng được xếp vào hàng đáng quý thứ ba vì là chúa tể của thần dân. Tuy nhiên, vua có tồn tại được hay không cũng phải nhờ vào lòng dân có yên ổn và xã tắc có vững bền hay không, cho nên vua không quan trọng như dân và xã tắc. Những đấng minh quân được dân tin dân quý bao giờ cũng tồn tại lâu dài Lấy đức trị thì dân tin yêu kính trọng mà nghe theo, còn lấy pháp trị thì dân nể sợ mà làm theo. Vua sáng thì thường có tôi hiền, lấy cả đức trị và pháp trị để yên dân. Khi vua không lấy lợi ích của đất nước và nhân dân làm trọng mà chỉ dùng quyền lực vì lợi ích cá nhân thì làm sao lòng dân không oán thán? Và một khi cường quyền lấn át lẽ phải và công lý thì niềm tin mất hết, khó mà yên dân, từ đó mà nảy sinh mầm mống nội phản và ngoại xâm.
VŨ QUỐC TÚY