Tôi hoan nghênh ý kiến của nhà thơ Dương Thuấn: “Ai có lương tâm hãy lên tiếng” (Đăng trên báo văn nghệ số 46 ngày 13 tháng 11 năm 2010).
Tôi có học và làm chút ít về kinh tế, thấy rằng với Vinashin là đỗ vỡ thực sự rồi, để lại mấy hậu quả lớn: Một là nợ khó thanh toán 86 nghìn tỷ đồng, hai là hàng vạn công nhân không có việc làm, ba là sự thất thoát về tiền và tài sản rất lớn (Về vấn đề này xin nói thêm, trong phiên họp Quốc hội thảo luận kinh tế xã hội, Bộ trưởng tài chính có nói là Vinashin nợ 86 nghìn tỷ nhưng tài sải của Vinashin là trên 120 nghìn tỷ. Nói thế là không được vì tài sản lớn hơn nợ đó là sổ sách. Chứ tàu cũ, nhà máy cũ,… bán ai mua, làm sao đánh giá được toàn bộ tài sản của Vinashin còn lại là bao nhiêu), bốn là sự mất mát về lòng tin của nhân dân đối với chính phủ - người đại diện quản lý tiền của nhân dân.
Đã đổ vỡ như vậy mà không tuyên bố phá sản lại còn tái cơ cấu Vinashin thì tôi hoàn toàn không tin là có thể làm được (Người sắp chết mà còn đưa cơm cá thịt vào thì ăn sao nổi, lại còn cả bia nữa) nói kiểm điểm nghiêm túc, sự nghiêm túc bao giờ cũng phải kèm theo xử lý (Có khi là tự xử lý như đại biểu gì đã nói là văn hóa từ chức). Hay để tổ chức xử lý.
Tóm lại với Vinashin, sau khi tuyên bố phá sản lập ngay hội đồng đánh giá và cho tổ chức lại ngành tàu biển Việt Nam, trên quy mô phù hợp với năng lực cán bộ, tài sản đang có và số công nhân cho phép. Còn lại tạo các ngành dịch vụ để giải quyết việc làm cho số công nhân còn lại. Cấm chỉ kinh doanh những ngành nghề ngoài tàu biển.
Riêng nợ cho khoanh lại và thành lập hội đồng xử lý nợ bằng ba hướng:
Một là: Những người trực tiếp gây ra sự đổ vỡ này phải đền bù (Vì chắc chắn những người này đã vơ vét được rất nhiều)
Hai là: Ghi cho Vinashin mới, loại nợ này là loại nợ có khả năng chi trả sau khi đã thanh lý được một số tài sản có thể
Ba là: Nhà nước phải chịu (Riêng khoản này phải được phân bổ cho những người được quy là trách nhiệm quản lý nhà nước không hoàn thành, ít ra cũng để họ biết được họ phải chịu một khoản nợ bao nhiêu dù trên thực tế không bắt họ phải trả nợ).
Một lần nữa, hoan nghênh nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội đã có ý kiến về Vinashin và hoan nghênh nhà thơ Dương Thuấn.
Nhà thơ Lê Duy Phương