Cuối tuần đầu tháng Chín, không biết làm sao mà “nhân vật” Mèo và Chuột lại đường đột xuất hiện trên “TN.c” ( Trang mạng “tranhuong.com”) với bài viết về “CON MÈO
CẢNH” của tác giả Trần Huy Thuận..Cùng lúc, lại có bức tranh vui minh họa cho bài viết của hoạ sĩ Trương Tuần, cũng thú vị, hấp dẫn không kém...
Qua theo dõi, chỉ qua 48 giờ, hai “tác phẩm” trên xuất hiện đã có tới hơn nửa nghìn người đón đọc...
Thế mới biết MÈO&CHUỘT là hai “nhân vật” trong hội họa cũng như trong văn chương Việt Nam mình, trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm vẫn là đề tài hấp dẫn, được rất đông đảo các tầng lớp nhân dân từ trẻ đến già đều thích thú tìm xem, đọc và nhập tâm rất nhanh...
“Ăn theo” Trần Huy Thuận và Trương Tuần, Dưa Lê tôi xin đóng góp thêm một ý nhỏ
về mối “Quan hệ Mèo-Chuột” qua các tác phẩm dân gian từ xa xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị! Không những thế, mối quan hệ ấy còn sâu sắc, “phong phú và đa dạng”... hơn nhiều lắm lắm, nhất là trong thời buổi hiện nay!...
Nếu như trong hội hoạ, bức tranh dân gian dòng Hàng Trống “Đám cưới chuột” mà Trần Huy Thuận lấy làm nguồn cảm hứng để viết về sự “biến đổi” (hay thoái hoá) của
Con Mèo nhà mình trong “Thời đại mới” hiện tại, còn có bài đồng dao “ Con Mèo trèo cây Cau” mà nhiều người từng thuộc khi chưa học vỡ lòng, cũng gợi lên những điều rât thú vị về sự biến đổi trong “mối quan hệ Mèo-Chuột” ngày nay còn sâu sắc, thú vị hơn cả “Đám cưới chuột” cách đây hàng trăm năm!
Đó là từ chỗ sự láu cá của Chuột, bịa ra trò cưới xin để lấy cớ hối lộ Mèo trong Hội hoạ ( Tranh ) thì trong Văn chương “Chuột” còn gỉơ ngón bịp bợm, lừa dối lên hàng siêu
đẳng để tự tô vẽ cho “đạo lý” của loài chuột cũng biết cả đến sự “Đền ơn đáp nghĩa” để
cố tình dấu đi cái “Bộ mặt Chuột” của mình chứ chúng đâu có kém cạnh gì !...
Ta hãy thử nhắc lại bài đồng dao và cùng suy ngẫm về mối quan hệ này từ xa xưa nó đã “sâu sắc” đến mức nào!. Này nhé :
“Con Mèo mày (mà) trèo cây cau / Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà/ Chú Chuột đi
chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối...giỗ Cha chú Mèo!”...
.
5-9-2010
DL