Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CHUYỆN...TỪ CHỨC!

Nguyễn Hữu Quý
Chủ nhật ngày 25 tháng 7 năm 2010 2:29 PM

Được biết, Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII được tổ chức vào tháng 8 năm nay, chắc là vì “tầm quan trọng” của Đại hội, cho nên, ngoài các chuyên mục quen thuộc trên trang nhà trannhuong.com; năm nay, Bác Nhương mở hẳn một chuyên mục có tên “Tiến tới Đại hội VIII”; là một đọc giả và là CTV quen thuộc của TNc và là người “ngoại đạo” cho nên, tôi hay “tò mò”, thậm chí còn “mạnh dạn” xía chuyện góp ý này nọ, và chắc là Bác Nhương muốn có “thông tin đa chiều” cho nên Bác cũng... lên bài he he!!!
Thôi thì đủ cả, nào là có người làm đơn cả chục năm mà chẳng được vinh dự “đứng trong hàng ngũ của Hội”, nào là bác Hữu Thỉnh xem ra muốn làm thêm một nhiệm kỳ thứ 3 nữa, sau khi đã cố gắng vì nền văn học nước nhà đã làm cả hai nhiệm kỳ vừa rồi v.v..
Đến bây giờ tôi mới nghiệm ra, “nghề văn” có một điều gì đó rất đặc biệt; một người, nếu như chăm học thì có thể trở thành kỹ sư, bác sỹ... nhưng không thể chăm học để trở thành một... nhà văn(!?); ngay cả khi anh có vào học ở trường Viết văn Nguyễn Du đi chăng nữa, thì chắc nhà trường cũng chỉ dạy thêm cho anh về cách để phát triển tài năng văn học dựa trên một cái nền (văn học) mà anh đã có(!?).
Vì cuộc sống của các nhà văn là dựa vào... ngòi bút; cho nên, cách sống và cái cách (phương pháp) để nhà văn đi đến vấn đề cũng rất khác, thường thì nói từ xa nói về gần, thậm chí cứ nói xa xa... để người đọc phải suy ngẫm, tự mình rút ra vấn đề, tự trả lời và tự thoả mãn với đáp án của riêng mình. Cho nên, có khi mình là đối tượng mà nhà văn đang phê phán (khi đang đọc tác phẩm) đấy, nhưng khi đọc, đáp số lại không phải đang nói về mình, mà là đang nói về kẻ khác!? (he he!!!); có lẽ, cái hay của văn học nó là ở chỗ đó?
Chẳng hạn, ở nước ta hiện nay, chuyện một “quan” tự nguyện từ chức xem ra còn lạ lẫm lắm, hiếm lắm; ta cứ tưởng tượng, một hội đồng quay xổ số, thông thường vài ba lần quay là có vé trúng số “độc đắc”, nhưng các vị thấy đấy, ở nước ta, mấy chục năm nay mới thấy có mỗi vị Bộ trưởng Lê Huy Ngọ từ chức cách đây vài năm đấy thôi; nói như vậy, để thấy rằng, ở VN ta hiện nay, việc từ chức của các quan nó chiếm tỷ lệ chỉ vào khoảng một phần triệu so với “trúng số độc đắc”; nếu nói theo con số tuyệt đối, thì xác xuất xuất hiện việc từ chức ở nước ta nằm cỡ một phần một tỷ... rất hiếm... rất hiếm!
Chính vì rất hiếm, cho nên vừa rồi, việc ông Trần Luân Kim và 3 vị khác trong Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam đã xin rút lui, không tham gia ứng cử vào BCH khoá tới... đã được các báo hoan hô nhiệt liệt (hiếm mà!); tác giả Trực Ngôn, trong bài “TIN SỐT DẺO TỪ ĐẠI HỘI HỘI ĐIỆN ẢNH” đăng trên Tuần VNN ngày 23/7 viết: “...Vì thế mà hành động của ông Trần Luân Kim thật đáng trọng. Hoan hô ông Trần Luân Kim.
Nhưng hoan hô ông Trần Luân Kim thì lại càng hoan hô ông Khải Hưng, ông Nguyễn Hồ và bà Ngô Phương Lan. Ba vị này chưa làm Chủ tịch và có vị chưa phải đã quá già nếu không muốn nói còn rất khỏe như ông Khải Hưng hay bà Ngô Phương Lan. Họ có đủ lý do để tiếp tục tham gia BCH. Nhưng họ biết họ nên dừng lại lúc nào. Đấy mới là những người biết sống, biết quí giá nhân cách của chính mình trước hết và sau đó là biết hy sinh cho sự phát triển của Hội.
Chuyện của các ông bà nói trên ngỡ rằng những kẻ có chữ thì phải hiểu. Nhưng thương thay, có những kẻ có chữ mà chữ nghĩa trong họ đi đâu hết cả rồi mà để cho họ "mộng du" mãi chẳng nhận biết được mình đang làm gì và đang đi đâu. Thế mới hiểu câu nói của người xưa: "Sống mới khó chứ chết thì dễ lắm".
Đọc mà thấy... khoái! Bác Trường Nhân nhà ta lại được khen nữa!
Suy cho cùng, người ta không muốn từ chức cũng chỉ là vì cái tham, sân, si; nói như Trực Ngôn, ngay cả nhân cách của họ, họ cũng không biết giữ thì có gì để mà nói nữa!
Khốn khổ, khốn nạn! đem chuyện từ chức ở Việt Nam ra mà nói, có mà đến mùa... quýt chẳng hết!
24.7.2010
Nguyễn Hữu Quý
-------------------------------------------------------------------------------

Quốc hội rất yêu Chính phủ và một "thông điệp đen"...
Tác giả: TRựC NGÔN
Bài đã được xuất bản.: 23/07/2010 07:13 GMT+7

Trong Phát ngôn và Hành động thứ Sáu tuần này, Trực Ngôn điểm lại một vài câu chuyện thuộc phạm trù văn hóa ứng xử; về những câu chuyện vừa được thảo luận trong các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
"Thông điệp đen" từ cái chết trên đường Kim Mã đến sự vô cảm ở bệnh viện Nội tiết Trung Ương:,
Chỉ vì một vụ va chạm xe máy trên đường Kim Mã ngày 19 tháng 7, một thanh niên rút dao ngang nhiên đâm chết anh Vũ Thanh Hà, trú tại phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội rồi phóng đi.
Trước đó vào ngày 20 tháng 5, một nhóm người đã đánh đập man rợ em Vũ Văn Hùng 14 tuổi chỉ vì em không đồng ý cho họ phát cỏ trên đất nhà em.
Rồi mới đây cả nước bàng hoàng khi tên Nghĩa đã cắt đầu, gọt ngón tay người yêu cũ.