Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
BẶP CÁC TIẾN SĨ Ở BA LAN
• Hoàng Minh Tường
Thứ bẩy ngày 24 tháng 7 năm 2010 7:57 PM
Từ trung tâm thủ đô Vacsava, đi chừng nửa giờ đồng hồ, sẽ tới vùng ngoại ô Lesnovola, khu thương mại của người Việt.
Không thể ngờ ở Ba Lan, người Việt mình lại có một khu thương mại tập trung, qui mô và hiện đại đến thế. Cả một diện tích mênh mông hàng trăm hecta, san sát những dãy nhà ba, bốn tầng, với những biển hiệu, bảng chữ lóa mắt : ASH, ASeanEU, ASeanPL,TM, ASG, EACC,ASean Flai land vv.
Nghe kể lại rằng, vào những năm 1990-1992, những thương gia người Tàu đã đến đây mua đất, xây cất lên khu thương mại đồ sộ ở bên kia trục đường. Hồi khai trương, nghe nói đích thân Tổng thống dân cử đầu tiên của nhà nước Ba Lan hậu XHCN Valensa đến cắt băng khánh thành, có ghê không? Nhưng, nhà xây rồi mà không có hàng, không có khách. Khi ấy người Việt còn đang say sưa buôn bán ở Sân vận động Trung tâm. Họ làm ăn phát đạt đến mức các đệ tử phát tâm nguyện, chỉ một năm sau đã xây được một ngôi chùa to vật vã, gần bằng chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Nhưng rồi Chính Phủ Ba Lan giải tỏa sân vận động để xây dựng khu thi đấu Olempic. Các thương gia Việt đành phải về khu ngoại ô Lesnovola thuê gian hàng của người Tầu để buôn bán. Người Việt mình đi đến đâu, khách hàng lũ lượt kéo đến đấy. Khu thương mại của người Tàu đang vắng như chùa Bà Đanh bỗng được hồi sinh. Thế rồi các ông chủ Hoàng Mạnh Huê, Ngô Văn Hải, Nguyễn Trung Kiên, Trần Trọng Hùng, rồi Khương ASH, Bình ASeanEU, Tuệ ASean Flailands... từ các nơi về hùn vốn, mua đất có sổ đỏ 50 năm, cùng cất lên tòa ngang dãy dọc, mỗi tòa có tới ba, bốn trăm gian hàng, mỗi gian 50 mét vuông, mùa đông được sưởi ấm, có kính chắn, mùa hè có quạt mát. Rồi nhà kho sân bãi, hệ thống giao dịch, dịch vụ nối tiếp mọc lên…Công cuộc xây dựng như đã được cài đặt chương trình trên máy vi tính. Chỉ trong vòng ba, bốn năm, khu thương mại người Việt đã phát triển với tốc độ chóng mặt, chẳng thua kém gì khu thương mại của người Tàu, người Thổ. Hàng hóa, nhất là hàng dệt may, dày dép, đồ dân dụng… từ khắp các nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ… chuyển về để phục vụ nhân dân Ba Lan. Tháng 9 năm ngoái, có chuyện đáng buồn : Tòa nhà EACC liên doanh với người Thổ bị cháy rụi 80 gian với cơ man hàng hóa. Nhưng đó chỉ là tai nạn nghề nghiệp. Các ông chủ lại cho xây cất mới, khang trang hơn, vài tuần tới sẽ đưa vào hoạt động. Một tin vui khác : Ngôi chùa của người Việt ở khu sân vận động bị phá, nay đã mua được đất ở gần khu thương mại, sẽ xây cất đàng hoàng, to đẹp hơn trước.
Vũ Linh, Tổng biên tập tạp chí Quê Việt , có trụ sở tại lầu hai tòa nhà TM, thân hành lái xe đưa tôi xuống thăm khu thương mại. Linh vốn là học sinh giỏi toán của Nghệ An, dạy tại trường Đại học Địa chất. Anh sang tu nghiệp ở Ba Lan , nhưng sự kiện Đông Âu, kẹt không về được. Đành xa vợ con , ở lại lập nghiệp đã hơn 20 năm.
Muốn gặp người Việt mình, cứ xuống khu thương mại Lesnovola . Lời giới thiệu của Vũ Linh quả không sai. Buổi trưa đầu tiên đặt chân tới Ba Lan, tôi đã được ùa vào không khí đồng bào tràn đầy thân mến. Giới thiệu qua, đã thấy toàn anh hùng hào kiệt. Người đội mũ phớt vải, có bộ râu như Trương Phi kia là tiến sỹ địa chất Nguyễn Quốc Cường, ăn lương Viện Địa chất Việt Nam, nhưng ở cùng vợ con ở Vácsava. Anh vừa làm được một việc động trời : Ký hợp đồng với nhà xuất bản ELSEVIER, một nhà xuất bản lớn nhất về các tạp chí khoa học, in công trình của anh :Kiến tạo đới đứt gãy sông Hồng và địa chất Việt Nam dày 500 trang. Sắp tới, Cường là người `sẽ thiết kế hội thảo : Hợp tác giữa Việt Nam- Ba Lan về địa chất. Và kia, người đeo kính cận, thư sinh nho nhã, da trắng bóc kia là Trần Quốc Quân, Phó chủ tịch EACC. Anh là dân gốc làng Đại Hoàng của nhà văn Nam Cao. Bố anh , đại tá Trần Quốc Thái, bạn của Nam Cao, bộ đội Nam tiến năm 1946, là hình mẫu thầy giáo Sang trong tiểu thuyết Sống Mòn. Rồi Bùi Hùng, người từng dạy môn ngữ văn ở trường cấp III Ứng Hoà quê tôi, hiện là chủ nhiệm câu lạc bộ khiêu vũ...Và kia nữa, tiến sỹ vật lý Đặng Ngọc Hân, người có tuổi đời trẻ măng, quãng X70, đang hoạt động rất năng nổ trong phong trào của cộng đồng. Tôi lại nhớ đến những gương mặt trí thức, những tiến sỹ, viện sỹ tôi vừa gặp ở Matscova, ở Vladimiar, ở Suzơdan bên nước Nga , nơi tôi vừa từ giã sang đây, gặp cánh viết lách chúng tôi , dường như đối với họ là duyên hội ngộ, khách đã đến, muốn níu giữ lại hàng mấy tháng trời...
Đi thăm khằp khu thương mại, mới thấy sự trù phú, náo nhiệt, gian nào cũng đầy ắp hàng, cũng những nụ cười thân ái mời chào của các cô gái Việt. Nhìn tôi, họ biết ngay từ Hà Nội vừa sang. Thế là tíu tít hỏi chuyện ta chuẩn bị xây đường sắt cao tôc 56 tỷ đôla đến đâu rồi ? Không có động thái thời sự quê nhà nào, cộng đồng người Việt hải ngoại không biết. Thế giới phẳng rồi. Mạng internet cập nhật tin tức từng giây. Nghe tin bố mẹ ốm tối nay, sáng mai đã đáp máy bay, transit qua Nga hoặc Đức, Pháp, ù về quê.
Cùng tiến sỹ vật lý Đặng Ngọc Hân dạo quanh khu chợ một vòng, trở về nhà hàng Quê Việt, tôi đã gặp gỡ hàng chục gương mặt trí thức, nay đã là các ông chủ , có gian hàng hoặc cơ sở sản xuất ở khu thương mại hay quanh vùng Vacsava: Nguyễn Văn Điền, Bùi Hùng, Võ Văn Long, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Duy, Trần Quốc Quân, Nguyễn Quốc Cường, Hoàng Trọng Hà, Nguyễn Khắc Sinh, Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Xuân Nhung, …
- Anh đến đột ngột, nên không gặp các đại gia của khu thương mại – Vũ Linh rỉ tai tôi - Bạn bè trưa nay, chủ yếu là những thành viên của Công ty Văn Lang và tạp chí Quê Việt.
Vâng, khi đến Trung tâm Văn Lang trên lầu hai toà nhà TM tôi đã trầm trồ trước một dãy Tạp chí Quê Việt, từ số đầu tiên, cho tới số kỷ niệm tròn mười tuổi năm ngoái . Quê Việt là một tạp chí uy tín, ra đều đặn mỗi tháng một kỳ, tập hợp rất nhiều cây bút trí thức Việt tại Ba Lan và trong nước, trong đó có nhà thơ Lâm Quang Mỹ, hội viên kép của hai hội nhà văn Việt Nam và Ba Lan. Tác phẩm thơ Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 gồm mấy chục nhà thơ cổ điển Việt Nam do ông và các nhà thơ Ba Lan chuyển ngữ đang là một thi phẩm sáng giá được công chúng tìm đọc. Hồi ở trong nước, tôi cứ nghĩ nhà thơ Lâm Quang Mỹ là giáo viên văn học. Gặp con người nhỏ nhắn, thư sinh, khiêm nhường ấy, tôi mới thấy mình nhầm. Thì ra ông từng là một tiến sĩ vật lý đã có những đóng góp trong quân đội thời chống quân bành trướng và bảo vệ biên giới ... Ông từng được cấp trên giao cho những trọng trách mà ít ai trong đời làm khoa học có được. Bây giờ, sấp sỉ bẩy mươi, tập thiền, làm thơ và phụng sự cộng đồng, phụng sự dân tộc. Những ngày ở Ba Lan, tôi và Lâm Quang Mỹ đã có chuyến đi thú vị theo tàu hoả lên thành phố cổ Poznan. Đi tàu hoả theo trục đông tây, từ Ba Lan sang Đức, có thẻ coi là một hưởng thụ sa sỉ. Bởi nông thôn Ba Lan, và châu Âu nói chung , như cảnh thiên đường. Những cánh đồng lúa mạch vàng mơ, lẫn với loài hoa phúc bồn tử dại, nở đỏ miên man như những cánh bướm ở cõi thần tiên. Hôm ấy tự nhiên trời trở mưa, lâm thâm thôi, khiến thời tiết gợi tôi và Lâm Quang Mỹ nhớ tới ngày đầu xuân Hà Nội. Và chúng tôi , mở cặp, lấy ra chai rượu cỏ quí mà chủ tịch Hội nhà văn Ba Lan Marek Wawrzkiewicz vừa tặng, thay nhau uống bằng cái nắp chai nhỏ xíu,cho tới lúc...bật ra thơ. Chuyến đi nhớ đời, bởi chúng tôi được đến một rừng sồi thuần chủng mấy trăm năm tuổi, được gặp gỡ các học giả hàng đầu ở khoa Phương Đông trường Đại học Tổng hợp Poznan, nơi duy nhất có môn tiếng Việt, thăm dịch giả Nguyễn Chí Thuật, thăm nàng Ola xinh đẹp từng tu nghiệp tiếng Việt ở Hà Nội một năm, và đặc biệt là Bogdan Tý, một người Ba Lan yêu tiếng Việt đến mức lúc nào trong túi cũng có sẵn một máy ghi âm, một máy ảnh và quyển sổ, gặp người Việt nào, một từ mới , một câu ca dao tục ngữ nào đều được ghi lại, trở thành bài học và tư liệu luận văn.
Có ai đó bảo rằng cộng đồng người Việt ở Ba Lan, thoạt đầu thuần tuý chỉ là các trí thức, các nhà khoa học. Có lẽ đúng. Nếu như cuộc đại chuyển động năm 1975 có thể ví như cuộc va chạm lớn của một ngôi sao chổi vào nước Việt, làm hai triệu con dân Việt văng tít ra Bắc Mỹ, Canada, Tây Âu, thì cuộc Đông Âu sụp đổ những năm 1990 lại là cú va đập khủng khiếp nữa của sao chổi vào khu vực Đông Âu, khiến cho hàng vạn trí thức ưu tú ở Nga, Ucraina, Ba Lan, Đức và các nước Đông Âu khác trụ lại, kết thành một khối người Việt, đau đáu hướng về Tổ quốc.
- Ở Ba Lan có một câu lạc bộ của các nhà khoa học mang tên Lê Quí Đôn đấy anh ạ...- Nghe tiến sỹ địa chất học Nguyễn Quốc Cường nói và chỉ vào tiến sỹ Đặng Ngọc Hân, bảo rằng đó là thư ký khoa học của CLB, tôi tròn mắt kinh ngạc .
- Vâng , CLB Lê Quí Đôn mới được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 2009 - Đặng Ngọc Hân nói – CLB đã tập hợp 55 nhà khoa học, trong đó có 35 người đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở Ba Lan. Chủ tịch CLB là GS-TS Nguyễn Ngọc Thành, chủ nhiệm bộ môn tin học Đại học Bách khoa Vlosoap, Tổng biên tập báo Tin học Châu Âu, năm 2009 từng được giải thưởng Nhà khoa học xuất sắc của Mỹ...Chưa đầy một năm , CLB đã tổ chức được vài cuộc hội thảo có chất lượng : Các tiến bộ khoa học và ứng dụng vào cuộc sống ; Khoa học kinh tế; Doanh nghiệp VN tại Ba lan, thực trạng và định hướng phát triển... Sắp tới là bốn hội thảo nữa về cộng đồng, sẽ kết hợp với tạp chí Quê Việt và công ty Văn Lang bàn về giáo dục cộng đồng, cộng đồng và bảo tồn văn hoá...
Những thông tin làm tôi bồi hồi như chính mình là người trong cuộc. Thì ra ở chân trời góc bể nào, người Việt mình cũng gắn kết, đùm bọc, tạo lập những phẩm chất Việt, tinh hoa Việt.
Làm kinh tể giỏi, thương mại giỏi, nhưng không có văn hoá, chắc chắn sẽ không vượt khỏi tầm trọc phú. Ở Ba Lan, cộng đồng người Việt được gắn kết và dẫn dắt bởi văn hoá. Đâu phải ngẫu nhiên, tạp chí Quê Việt mới tròn mười tuổi, nhưng đã là nơi hội tụ của tất cả những ai yêu tiếng mẹ đẻ. Nghe Vũ Linh nói, tạp chí hiện được Cộng đồng Châu Âu tài trợ, tôi rất đỗi kinh ngạc. Đó là nỗ lưc và uy tín của cả một tập thể làm báo và cả sức mạnh gắn kết cộng đồng. Rồi công ty Văn Lang, cũng do Quê Việt bảo trợ, với nhiều hình thức hoạt động phong phú ( hướng dẫn hoà nhập cộng đồng, tham quan du lịch, phát hành sách báo, và đặc biệt là tổ chức trường học Văn Lang, hằng tuần dạy tiếng Việt cho con em). Trường Văn Lang mới mở nhưng đã thu hút gần một trăm năm mươi học trò. Giáo viên thiếu, trường tuyển gấp người từ trong nước sang, trả lương 50 eur một buổi, một mức lương chưa cao nhưng cũng đủ để tôn vinh chất xám .
Tôi bỗng mơ tưởng đến một ngày, khi thế hệ con em người Việt ở Ba Lan dần thay thế lớp cha anh, họ giỏi tiếng Ba Lan, giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức... nhưng họ còn giỏi cả tiếng Việt. Đó chính là tài sản lớn nhất mà những người con xa xứ đang gieo ở đất khách quê người.
Vacsava, tháng 6, Hà Nội, tháng 7-2010 . HMT
Tác giả trên đồng lúa mạch Ba Lan hoa dại nở lẫn trong lúa.
Gặp các bạn văn ở thành phố cổ Poznan,Ba Lan ( Lâm Quang Mỹ, Ôla, Nguyễn Chí Thuật).
Các tin khác
HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN VỊ THÁNH TƯƠNG HIỀN MINH TRIỀU TRẦN
CHIA SẺ VỚI NHÀ VĂN PHÙNG VĂN KHAI, QUA BÀI: “HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
HÃY CỨU NGAY HAI CHÁU HẰNG VÀ THÚY
NGHE THẬT KHÓ CHỊU ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG “ANH” Ở NGÔI THỨ BA
VÀNG ẢNH VÀNG ANH
MỘT CÁCH NHÌN VỀ NGHI ÁN ĐẠO THƠ
DÂN CHỦ
Nhà văn NGUYỄN HỒNG QUANG TRONG BÓNG TỐI NHÌN RA ÁNH SÁNG
KHI NHÀ TOÁN HỌC BẮC CHIẾC CẦU THƠ
HÃY VIẾT ĐẾN KIỆT CÙNG THẦN TRÍ
TÓC TIÊN
ĐI TÌM BÀI THƠ HAY Thả hồn về LỐI HOA VÀNG
CON NGƯỜI TRƯỚC SỐ PHẬN
CÓ MỘT HỘI BẠN THƠ HỌC VIÊN
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI – CẢM NGHIỆM ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI TRONG HỨNG KHỞI BAY
HIẾN PHÁP DÂN CHỦ LÀ TẤT YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
SUY NGHĨ VỀ MỘT ĐẠI HỘI
VÀI TÂM SỰ NHỎ
CHUYỆN...TỪ CHỨC!
KHÓM TRÚC
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)