Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

MỘT CÁCH NHÌN VỀ NGHI ÁN ĐẠO THƠ

Nguyễn Hoàng Khôi
Thứ sáu ngày 23 tháng 7 năm 2010 9:24 PM
TNc: Tôi không can dự vào việc thông tin vụ nghi án đạo thơ mà trên một số trang mạng đưa tin. Hôm nay tôi nhận được lá thư của anh Nguyễn Hoàng Khôi. Anh Nguyễn Hoàng Khôi đã gửi bài cho Phongdiep.net nhưng chưa lên mạng. Tôi nghĩ việc bàn luận xung quanh sự việc đạo thơ cũng cần có nhiều ý kiến. Tôi xin đưa toàn văn bài của anh Nguyễn Hoàng Khôi kể cả lá thư của anh gửi Trannhuong.com. Xin giới thiệu cùng các bạn.


TP Ho Chi Minh 23/3/2010
Kinh thua trang chu Tran Nhuong com
 
Toi la Nguyen Hoang Khoi, hien song tai TP HCM, la ban doc quen thuoc cua trang web.
Vua qua, toi doc tin tren Phongdiepnet ve Nghi an dao tho
Co le trang chu cung nam duoc tinh hinh nay .
Kinh thua trang chu
Cuoc song con nhieu hon loan, con nhieu van de phai lo toan nhung toi khong hieu sao bao nhieu mui dui tap trung bao vay va tan cong co Quynh . Toi bat nhan va cung to mo tim hieu hai tac gia, hai bai tho va bong cuoi khi mot cach chua chat : Rang hay thi that la hay/ Nghe ra ngam dang nuot cay the nao . Doi con nhieu oan sai va kho nan . Toi khong dam nghi minh co the lam duoc gi de rua sach tieng oan co Quynh chi biet lam theo suy nghi va luong tam minh .
Kinh thua trang chu
Toi da doc ki va viet cam nhan so sanh 2 bai tho ve nhieu mat tren cai von hieu biet it oi cua toi va hom qua, luc 9,30 da gui den Phong diep net vi tin loi là :
Phongdiep.net: Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin mới về vụ việc trên. Mời các bạn đọc, bạn viết gửi ý kiến tham gia về hộp thư phongdiep.net@gmail.com
Tuy nhien, du toi gui den may lan, xin duoc hoi ly do Phongdiep im lang, BBT van khong tra loi. Toi lai cang nghi hoac nen da xin phep voi Phongdiep xin gui nguyen van ban da gui cho PD den cac trang khac . Trang toi nghi den la trannhuong.com vi nhan ra trang chu trung thuc va manh me. Xin thua , day khong he la dau da, phe canh, chi la mot bai cam nhan nho nho cua nguoi doc, cung nhat dinh khong vi pham chinh tri xa hoi the nhung da BI GIAU BIET DI, KHONG CHO CONG BO .
Kinh trang chu
Nguoi thuc noi thuc . Hy vong trang chu xem xet nguyen ban bai viet toi dinh kem va co the cho cong bo ( Co the dinh kem ca la thu cua toi viet cho trang chu de lam bang )
Xin duoc cam on trang chu va cho doi tin tu trang chu .
Chuc trang chu suc khoe va trang web thang loi
 
Tran trong
Nguyen Hoang Khoi
•Neu trang chu cung khong dang duoc, cung xin trang chu bao lai cho trong thoi gian som nhat . Toi cho trang chu tra loi .
• Xin li viet thu khong dau vi di xa khong co may
 
 
Tp Hồ Chí Minh 22/7/ 2010
Kính thưa BBTPhong Diệp
Cùng quý bạn đọc
Tôi là Nguyễn Hoàng Khôi, bạn đọc của PhongDiep, hiện sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Đọc cái tin về vụ Nghi án đạo thơ này, tôi thấy đầu mọc ra những nghi hoặc nghi vấn nên cũng tò mò tìm hiểu và ngày càng chua chát , có lẽ  nỗi buồn “ lại thêm một lần đập cánh” với riêng tôi .
Lý do nỗi buồn đến từ nhiều phía :
1- Bên bị đơn (cô Quỳnh Dao) bị bủa vây tứ phía, từ người đọc (Thành Tâm), từ phóng viên các báo và nội dung cáo tố trói buộc lại hết sức vụn vặt mơ hồ ( cả cái Quyết Định nhận việc cũng được chụp lại và trình làng ( chỉ tiếc thiếu một tấm chân dung là đủ bộ!). Đặc biệt, tôi tìm thấy trên trang cá nhân của cô Quỳnh bao nhiêu bôi nhọ, lời lẽ thô tục và cả hăm he hăm dọa
(hăm kiện ra Tòa, hăm đưa lên Tuổi trẻ …)
http://quynhdao1977.multiply.com/journal/item/171
Và ngay cả BBT.Tạp chí VNQĐ cũng bị oan, bị bôi lem khi có ý kiến cho rằng BBT vì chút nhan sắc mà đăng bài thơ Quỳnh ( chứ cô Quỳnh này thì thơ dở tệ !!!)
2- Chiều nay, những giọt mưa trên phố cũng nhàu nhĩ và tôi bỗng nhớ câu thơ người xưa : “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn/ Yên ba thâm xứ hữu ngư châu”. Vâng, là thế sự chìm nổi, ba đào sóng dậy toàn chuyện ba vơ. Cuộc sống còn quá nhiều điều phải toan lo thế mà một bài thơ “ nhỏ nhặt” kiểu
“ Nỗi buồn đập cánh” lại bị rùm beng thổi phồng đến tai điếc mắt ngợp thì cũng chán ngán lắm thay. Thôi, cỡi lên thuyền nhỏ và bơi khơi xa ! 
3- Phongdiep net,
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=10609
Trên tinh thần muốn bóc trắng bóc trần sự thật nên cho đăng tải khá đầy đủ thông tin liên quan và tác giả NĐPT cũng chấp nhận để cho công luận phân xử trắng đen khi tiếp cận văn bản. Tôi buồn vì nghĩ rằng đa phần chúng ta chỉ đọc thông tin mà không lưu ý đến văn bản ( như là điều cần thiết nhất để nhận ra chân giả của mặt hàng ) . Văn là người, và mỗi người đều có giọng hát của mình.  Tôi đành tiếp cận văn bản và mạn phép trình bày cảm nhận của mình về hai bài thơ.
Hy vọng được BBT đăng tải và quý bạn đọc chia sẻ
Nguyễn Hoàng Khôi 
Xin gửi BBT và bạn đọc dưới đây, bài cảm nhận của tôi có tiêu đề
NHỮNG KHÁC BIỆT CƠ BẢN TRONG HAI VĂN BẢN CÙNG CÓ TÊN LÀ  NỖI BUỒN ĐẬP CÁNH 
 A- Giới  thiệu hai bài thơ
Nguyễn Đức Phú Thọ
 
NỖI BUỒN ĐẬP CÁNH
 
Những mắt gió vỡ trên mái nhà
Sự ướt ẩm của đêm qua
Trở về trong góc phòng im lặng
 
Và ở đó nỗi buồn đập cánh
Nơi gương mặt thời gian khắc rõ những vết chì
Tạc nên nghìn bức tranh trừu tượng
Trôi theo triền giấc mơ
 
Những cánh gió qua một mùa rong chơi
Đã về đậu lại trên tóc
Về đậu lại trên đôi bàn tay
Về rám mủ đôi môi khô khốc
 
Ô cửa xanh lên bằng tất cả tình yêu bằng màu son trẻ
Và với anh là chống chếnh tháng ngày…
 
Căn phòng một chiều còn ủ nồng hương tóc em
Căn phòng còn rớt lại một tiếng cười trong vắt
Căn phòng vẫn cất giữ bao điều bí mật
Vì em?
Hay vì anh?
 

Những mắt gió cứ vỡ trên mái nhà
Nỗi buồn thêm lần đập cánh
Nhưng chẳng thể nào bay xa…
 
 
(Bài đã đăng Văn nghệ Tp. HCM số 105, ngày 15.04.2010)
 
Quỳnh Dao
NỖI BUỒN ĐẬP CÁNH
 
Mắt gió vỡ trên mái nhà, đêm qua ẩm
góc phòng im nỗi buồn đập cánh
thời gian chạm những vệt chì
bức tranh lìm chìm đáy cốc màu hổ phách
giấc mơ nụ Quỳnh chông chênh
tiếng mong manh
 
Cánh gió bay, ngày phơi lau lách
lũ chim tha mùa rong chơi
lưng lửng trời
gót cao, váy đỏ, áo xanh
thở hơi em vào anh
ô cửa xanh nhạc vàng lục địa
tóc tơ màu son trẻ
 
Mắt gió cứ vỡ trên mái nhà
anh hút bóng
ký ức trọ trên tóc
môi khô khốc
nỗi buồn thêm lần đập cánh…
 
19.03.2010
Đã đăng Tạp chí Văn nghệ số đầu tháng 7 - 2010

 B- Bài cảm nhận 
Tôi xin tạm gọi Nguyễn Đức Phú Thọ là nguyên đơn( A) và Quỳnh Dao là bị đơn( B) để bạn đọc dễ theo dõi ( chỉ là kí hiệu ). Hai văn bản phân biệt nhau trên nhiều phương diện , cụ thể :   
1- Nhân vật trữ tình của thơ : Trong bài thơ của A là nam giới (anh) của B là nữ giới (em). Nhận vật này cũng chính là tác giả A & B .
+ Với A, đến câu thứ 13/21 người đọc mới “bật ngửa” ra ( và ai đó có thể kêu lên oai oái bởi cứ tưởng nhân vật trữ tình là nữ chứ là nam thì e là nhầm giới tính .Vì lẽ hình ảnh thơ thực sự dịu dàng với tóc, bàn tay, đôi môi (những sự vật mềm mại có tính ước lệ khi miêu tả nhan sắc phụ nữ)      
Những cánh gió qua một mùa rong chơi
Đã về đậu lại trên tóc
Về đậu lại trên đôi bàn tay
Về rám mủ đôi môi khô khốc
Lần đầu tiếp cận văn bản, tôi cũng bị “ bé cái nhầm”, tưởng tác giả là nữ và ở đây là nỗi buồn của một cô gái trẻ…
2- Với B, đến câu thứ 11/18 thì em được nhận diện cụ thể nhưng dự báo đã xuất hiện ở dòng 5 với “ nụ Quỳnh”, tên một loài hoa ( cũng là tên thật của chính tác giả B). Cách dùng hoa để tự khai lý lịch xuất hiện vài lần trong thơ B. Bài thơ “ Sinh nhật ngực bạch lạp” là một thí dụ:
Môi mọng chân dài lòng chuông đổ / Quỳnh cành Dao, mọc trắng /nỗi nhớ là tên, tàn sao mọc /phím cầm chiều gửi lại vũng khuya trăng.
*Bạn đọc tùy nghi suy nghĩ về vai trò của Nhân vật trữ tình của thơ ở đây, về cả hai tác giả A & B là chủ nhân của bài thơ… trong mối liên hệ với quá trình xây dựng tứ thơ “ Nỗi buồn đập cánh”
2- Về cấu tứ bài thơ :
- Với A : chưa hợp lý và logic trong mạch tư duy . Điểm nhấn là A chưa xây dựng rõ nét hình tượng nhân vật thơ, chỉ bỏ vào một chút nhớ, một chút da diết (đậm màu nữ tính). Và tôi ôm mối băn khoăn “ mấy nỗi đồ hồi” khi đọc đoạn kết :
Những mắt gió cứ vỡ trên mái nhà
Nỗi buồn thêm lần đập cánh
Nhưng chẳng thể nào bay xa…
Nếu nỗi buồn đã “đập cánh”và, sẽ neo nỗi buồn vào lưng trời, buồn ngày buồn tháng buồn cả thiên thu thì tại sao lại “nhưng chẳng thể bay xa”. Tôi thực sự tắc tị không hiểu ý đồ của A. Không lẽ nỗi buồn lại bị mưa ướt nên
“chẳng thể nào bay xa”. KHÔNG BAY XA đồng nghĩa HẾT BUỒN !!!???
(Ôi, trong thời buổi hiện đại đã có quá nhiều nỗi buồn long nhong, vớ vẩn, vờ buồn làm dáng, buồn có tí tẹo kiểu như con trai yêu vài ngày rồi bai bai, phải chăng?). Còn nếu A muốn nói những mắt gió vỡ …không thể nào bay xa thì lại quá đánh đố người đọc trong khi câu kết cực kì quan trọng. Và tôi lẩn thẩn tự hỏi hay là để tránh giống B ( vì câu mở đầu giống rồi, không lẽ câu kết cũng giống ?) . Một ông “ nam” với nỗi buồn lên tóc, lên bàn tay, lên môi rám mủ thì hờ hờ …Tôi chỉ biết hờ hờ và chợt nghĩ  : thơ giả, cảm xúc mượn vay thì sao gọi là thơ ?   
- Với B : Mạch chảy của thơ xuyên suốt với ba đoạn: hiện tại ( đoạn 1) – quá khứ( 2) và hiện tại (3).
+Đoạn 1, sau khi điểm xuyết không thời gian và tâm trạng, tác giả tự hiển thị qua hình tượng nụ Quỳnh ( hiện tại )
giấc mơ nụ Quỳnh chông chênh
tiếng mong manh
Quỳnh hoa vừa thơm vừa tinh khiết nhưng quả thật “chông chênh & mong manh” giữa cuộc người vì chỉ một thoáng nở rồi tàn . ( Tôi thông qua cách chọn từ rất đắc của B)
+ Đoạn 2 là hồi tưởng ngày cũ . Cánh gió bay, ngày phơi lau lách có thể xem là câu chuyển đoạn từ hiện tại về quá khứ. Hiện tại, hoa từng cánh đang xơ xác bay tan tác nằm chung với lau lách ven bờ. Hình ảnh em bây giờ lồ lộ. một em đầy nữ tính nồng nàn với giày, váy, áo, son môi, hơi thở…Và ngày phơi phới để lưng lửng trời mộng, để chân trời mở những xanh hy vọng, để lục địa rung lên dìu dặt nhạc vàng. Hình đẹp, em đẹp và TÂM là thực, không giả, cũng chẳng bày biện mượn vay của ai …
+ Đoạn 3 mở ra với thanh âm của hôm nay : Mắt gió cứ vỡ trên mái nhà (một chữ cứ rất cao tay, một điệp khúc chuyển đoạn tài tình ). Em xơ rơ tàn tạ vì ký ức trọ trên tóc/ môi khô khốc. Hình ảnh môi, tóc lại được nhắc lại với màu buồn để rồi gieo một câu kết hợp lý: nỗi buồn thêm lần đập cánh
( từ thêm chốt lại nỗi buồn, khóa lại tâm tình và không cần phải thêm gì nữa bởi lẽ, nỗi buồn nhất định bay và bay …) 
( Bạn đọc cũng xin tự do ngẫm ngợi về cấu tứ của A & B.  Quyền phán hay và dở là quyền của Nhà phê bình – Lý luận văn học nhưng chúng ta có quyền đọc và cảm nhận theo cách của mình  )
3-Về giọng điệu và tiết tấu :
Với A : có màu truyền thống và hơi hướm cũ khi câu thơ trải ra mang tính diễn giải và miêu tả ( người đọc sẽ rất dễ hiểu thơ của A vì khá thô sơ trong ý nghĩa- ). Đặc biệt đoạn không giống gì hết giữa hai bài A & B, theo tôi khá vụng về, nếu không nói là luộm thuộm với dông dài…  
Căn phòng một chiều còn ủ nồng hương tóc em
Căn phòng còn rớt lại một tiếng cười trong vắt
Căn phòng vẫn cất giữ bao điều bí mật
Vì em?
Hay vì anh?
Những “ ủ nồng hương tóc em, tiếng cười trong vắt, vì em hay vì anh” thì quả thật là xưa thật là xưa đến quen thuộc nhàm chán, cũng không trùng lắp với những hình ảnh khá mới khác ở trong bài. Và cả tiết tấu cũng đều đặn và đèm đẹp kiểu xưa ( nhịp 4/5 lập lại và hoán chuyển ) khác với các đoạn trên nhịp phá cách trong từng câu (đoạn 1thì mỗi câu là một nhịp đọc của hơi thở) 
- Với B : Chất hiện đại sắc nét hơn trong tiết tấu và nhất là cách xếp đặt hình ảnh. Tiết tấu thay đổi liên tục trong từng câu (gần như không trùng hợp trong cả một đoạn dài. Những thanh bằng trắc, những âm chết đã phát huy tác dụng cao, ví dụ đoạn chót :
anh hút bóng
ký ức trọ trên tóc
môi khô khốc
nỗi buồn thêm lần đập cánh
Chỉ đọc đã nghe cọc cạch nỗi niềm với 4 thanh trắc liên tiếp và những âm chết (âm đóng) như “ óc. ốc. ánh” lùa ta vào trúc trắc phiền muộn. Tôi đành đứng xa mà hâm mộ B trong khi A lại viết cả đoạn đau xót với hàng loạt âm bằng mênh mông : Căn phòng một chiều còn ủ nồng hương tóc em, vì em hay vì anh ?( Tôi nghĩ  A còn quá trẻ để hiểu nỗi buồn còn B thì là trải nghiệm của một phụ nữ cập kề U 40. Thôi thì thôi …)
Tôi còn nhận ra ở B là kỹ thuật bố trí hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Đọc bài thơ B nhất định người đọc phải có liên tưởng dài để có thể nắm bắt.  Phần tôi thì cứ hình dung B đang bố trí bài thơ như biện bày căn phòng nho nhỏ và u nhã của mình với sắc màu ánh sáng thanh âm.
Nếu A viết Tạc nên nghìn bức tranh trừu tượng/Trôi theo triền giấc mơ thì B viết bức tranh lìm chìm đáy cốc màu hổ phách. (ở đây có hình (tranh, cốc), có sắc màu ( hổ phách), có cử động ( lìm chìm). Một câu thơ bài trí để rồi trong đáy cốc là giấc mơ nụ Quỳnh. Thi pháp này theo tôi là thi pháp chính xuyên suốt trong nhiều bài thơ của B . Viết về Hà Nội, A đã viết theo mắt nhìn và bê nguyên thực tại vào thơ trong khi B lại xếp đặt hình ảnh để từ đó bật lên tư duy đa chiều :
Đây là hình ảnh Hà Nội phố của A với chân người, nắng, gió, cà phê , những số phone…giàu chất tả thực. 
Hà Nội nắng cuồng 40 độ
Phố nhỏ xoay xoay vũ điệu
chân người
Ngụt trong buổi chiều tan tan như gió
Ta cà phê nhau.
Hà Nội
Nhằng nhịt những số phone
0980…
Hồ Tây ngóng tìm nhau
Khoảng cách nào?
Yy…zz…
( Hà Nội – nguồn vanchuongviet.org)
Đây là Hà Nội phố của B với cấu trúc mưa, chiều bê tông đậm chất siêu thực và tượng trưng.
Mây mày mạy, hương em Hồ Tây
tênh hênh gió
hoa sấu buồn rũ cấu trúc mưa
Văn Miếu xưa
tháng tư ngữa mặt ve sầu
hoa gạo đỏ
bãi ngô Yên Phụ buồn khe khẽ
tư duy chiều bê tông
( Bia ký cho Hà Nội- nguồn phongdiep.net  )
Cấu trúc mưa, chiều bê tông đã mở ra trăm ngõ ngẩm ngợi và đó không là
“trình diễn chữ” để  thơ tắc tị mà chữ mang nội hàm tư duy đa chiều …
5- Về ngôn từ : Điểm khác nhau cuối cùng là cách dùng ngôn từ ( khác ngay cả những ngôn từ có hình & âm giống nhau :
+ Sự ướt ẩm của đêm qua ( A) khác Đêm qua ẩm ( B ). Khác trong cách dùng từ loại và thi pháp.  Nghĩa giống. 
+ Thời gian khắc rõ những vết chì ( A ) khác với thời gian chạm những vệt chì ( B). Chạm và khắc rõ, vết chì và vệt chì khác nhau trong tâm trạng ( một bên nặng nề ( khắc, vết) , một bên nhẹ nhàng hơn ( chạm , vệt) 
+ Những cánh gió qua một mùa rong chơi ( A) hoàn toàn khác với Cánh gió bay, ngày phơi lau lách ( B) vì với A chỉ là gió nhưng với B là cánh hoa theo gió bay ( nghĩa đã xa muôn trùng) 
+ Ô cửa xanh lên bằng tất cả tình yêu bằng màu son trẻ ( A) nghĩa mơ hồ trong cụm từ màu son trẻ. Tôi nghĩ là A muốn diễn đạt tuổi thanh xuân chứ  không lẽ đề cập đến màu son môi của “đực rựa” ??? Còn B viết tóc tơ màu son trẻ thì cụm từ này chính là son môi vì sau khi nói váy, áo, tóc và thở hơi em vào anh thì nhất định thoang thoáng màu son môi !!!. Thiết nghĩ, những từ & cụm từ của B lôgic và chuẩn vì là ngôn ngữ của phái yếu, của em trong khi A đường đường là đấng “ mày râu” mà nói chi son với tóc với tay  thì e hèm …
+ Nhận xét chung có thể tổng kết chữ của B chắt lọc và phong phú hơn
(không thừa lấy một từ) . Chữ bật ra nghĩa và nghĩa cứ tung hê tâm tình còn A thì phần nào lắp ghép lúng túng và bất hợp lý trong tâm trạng và bản thân nhân vật trữ tình thơ .Nỗi buồn của A, vì thế có gì đó như nhợt nhạt với hời hợt cộng  thêm câu kết “ rối rắm” thành ra …giả giả.
+ Điều này cũng là dễ hiểu vì so về tuổi tác, học vấn, trường đời thì A thua B một con giáp và một cái đầu . Có thể dẫn ra hoàn chỉnh về một bài thơ chung, trùng một đề tài để quý bạn đọc có thể tham khảo (nguồn  vanchuongviet.org)
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=13021&LOAIID=1&LOAIREF=1&TGID=2178
Đây là Cây bàng của A
CÂY BÀNG
Cây bàng nhìn lệch phía ô cửa nhà tôi
Những giọt sương rơi
Như hai hàng nước mắt
Lũ chim cố ve vãn bằng giọng hót
Chuỗi hợp âm não nề.
Nếu là cây bàng tôi sẽ khước từ
Lập ngôn cũ kĩ của mùa thu
Lá vàng không xoay theo gió.
Tôi sẽ vẽ thân cây bằng trí tưởng tượng
Một, hai, ba, bốn nhánh mây
Đường gân màu xanh nước biển.
Cây bàng nhìn lệch phía ô cửa nhà tôi
Đã mang một gương mặt khác
Với một đôi mắt khác.

BÀNG THỔ HUYẾT, TÔI THỔ TÔI
Lịch tờ tờ rơi ơi xuân
già hơn nữa
buồn tôi, cây bàng thổ ban mai
huyết đỏ lá
những chia biệt rươm rướm
nhân sinh mở phù du môi son
chờ, để tuyệt vọng
Ngày rụng  xuân, tôi rụng
lòng đỏ lá bàng những thiên cơ
đau hay không đau mà rơi lã chã
hờ hờ giọt cà phê chậm
đục lờ mắt cáo bủa vây
phố ho xù xụ
chín chín bằng tám mốt để vô tận kỳ cùng
tuyệt hay không tuyệt một rụng rời
Ban mai không vò đầu mây trắng
đỏ, bàng lá đỏ
những giây xích hay những chân trời
tôi giam chân tôi
ngày lá úa
bàng thổ huyết
tôi thổ tôi…
Dĩ nhiên không thể chỉ lấy một bài để đánh giá phong cách người viết nhưng ít nhiều style của họ ( ngôn ngữ, giọng điệu, kỹ thuật vắt dòng.. ) cũng không thể nào nhầm lẫn . Văn là người và mỗi người có vốn sống và ngôn ngữ mà họ sưu tầm được trong hộp sọ của mình và khi xúc cảm trực hiện, ngôn từ cũng chắp cánh. A chỉ mới lững chững bước vào ngưõng cửa hiện đại, trái còn non còn B thì quả thật, ‘ trái đã già” …
 
 
C- Lời thưa cuối cùng
Kính thưa BBT Phong Diêp 
Kính thưa quý bạn đọc
Tôi thực sự là người đọc tay ngang nên khá là dông dài trong việc mở ra một cái nhìn về hai bài thơ nhưng hy vọng ít nhiều cũng góp một chút ánh sáng để soi rọi bức màn bí mật về sự trùng lắp ( vô tình hay cố ý !). Tôi không quan tâm đến việc ngày giờ năm tháng sáng tác, không quan tâm cái chi tiết khá buồn cười là cô Quỳnh Dao phải lò mò lọ mọ tìm đọc của NĐPT (dù Trần Hữu Dũng, người phụ trách mảng thơ TBVN đã xác quyết là họ Quỳnh không thể nào tiếp cận văn bản) rồi bê nguyên xi cả cái đề bài, cả ngôn từ của A, dành lấy cho mình, hy vọng được đăng báo và kiếm thêm chút danh hảo . Tôi chỉ quan tâm đến thi pháp của mỗi người (trong bài này ) và một số bài thơ khác tôi tìm thấy trên mạng .
Dĩ nhiên là tôi có thể chưa đủ khách quan ( nếu có ai đó nghĩ vậy) nhưng tôi thú thật là đã vắt óc, mở trí cố suy xét cho tận nguồn và nói theo lương tâm của một người đọc . Mục đích của bài viết tuyệt KHÔNG KHÉP TỘI AI LÀ NGƯỜI ĂN CẮP ÍT NHIỀU Ý TỨ VÀ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KIA CŨNG KHÔNG DÁM PHÁN XÉT GIÁ TRỊ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CHI CHI . Tất cả chỉ là CẢM NHẬN  của riêng tôi . 
Nhìn chung, có thể tổng kết ( trên cơ sở các tư liệu thu thập trên mạng), tôi nhận thấy cả A và B đều là tay viết khá. NĐPT còn rất trẻ nhưng đã viết được chùm thơ Rèm phố /Những trưa không ngủ( nguồn vanchuongviet.org) rất hiện đại, có chiều tư duy mà tôi đánh giá rất cao . Riêng Quỳnh Dao, tôi chỉ biết ngưỡng mộ sau khi cố gặm gặm những bài thơ trên tienve.org . Thú thật, ngôn ngữ của cô rất kì tuyệt và bài thơ “ Nỗi buồn” của cô ở đây hơi bị buồn vì là thường thường bậc trung. Nếu A còn lúng túng ở khoảng giữa cũ và mới và ít nhiều lẩn quẩn trong vòng tư riêng tình ái thì B đã khẳng định giọng điệu mới mẻ của mình với tư duy đa chiều, hình ảnh siêu thực và chất nhân sinh thấm đẫm. 
Ý cuối cùng là tôi cho rằng không cần phải bắt bẻ hoạnh họe nhau làm gì vì CẢ HAI BÀI đều thuộc loại thơ làng nhàng mang màu sắc cá nhân chủ nghĩa, không có hướng mở ra cái gì cao đẹp, loại thơ mà những người làm thơ Việt Nam dễ dàng viết ra từ một xót đắng nào đó .Thực chất, không có gì đặc biệt to lớn để làng thơ lào xáo lào xào tốn giấy tốn mực. (cả tôi cũng phải gò lưng trên  máy tính …) Chuyện giống nhau trong mấy cụm từ  Ô cửa xanh đỏ, góc phòng im, mắt vỡ gió, gió vỡ mắt …cả việc nỗi buồn dập/ xù/ xoạt cánh thì chao ôi ầm à ậm ự  trong biết bao nhiêu bài thơ xuất bản hằng ngày.  Hy vọng họ Nguyễn viết được chùm thơ Rèm phố Những trưa không ngủ, còn cô Quỳnh thì viết Hòa âm cung do trưởng & Lạc giữa ngón chân ” …thì tin rằng mai sau, chúng ta có những bài thơ hay hay. Còn về văn bản trùng tên, có thể chăng phân biệt bằng hai đầu đề : NỖI BUỒN ĐẬP CÁNH ( để bay)  và bên kia NỖI BUỒN MƯA ƯỚT ( không bay nữa)  để cho nhẹ lòng  cả hai.
Chúc BBT thành công trong việc phát triển giới thiệu VHNT, chúc bạn đọc vui những ngày thi ca không huyên náo …
TP Hồ Chí Mình 22/7/2010 . HK
Đ- Phần tham khảo
* Dười đây là địa chỉ các tư liệu của A & B ( mà tôi sưu tầm )
Trên Vănchươngviệt .org
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacgia.asp?TGID=2158
         ( trang Quỳnh Dao )
     
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacgia.asp?TGID=2178
          ( trang NĐPT )
     
http://tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=1549   ( trang Quỳnh Dao )
* Giới thiệu chùm thơ hay của hai tác giả :
Nguyễn Đức Phú Thọ
- Rèm phố &  Những trưa không ngủ ( vanchuongviet)

Rèm phố
Trong đồng tử có một chiếc rèm
Không rõ màu gì
Hễ nằm im là tôi lại thấy.
Những ngón tay nhô lên từ ngực
Nhảy phập phồng trên lớp da non
Chẳng ban mai nào có thể mang tôi đi trong ngày vừa bão
Nụ cười xanh sắc máu
Đôi khi đồng tử cũng xanh
Tôi chẳng hề nghĩ đó sẽ là phút bắt đầu hay kết thúc
Cho một vòng đời nám bụi?
Phố xá mỗi ngày đều rền rĩ những nụ hôn
Những chiếc rèm thi nhau mọc trên mắt người
Lô xô mắt phố
Lô xô những ô cửa sổ
Từng đàn chim trắng sải đôi cánh vần vũ với lớp lông tơ rời rợt
Bay qua những ngày ảm đạm tuyệt vời
Tôi ghé lại giữa công viên và ngồi thườn trên cỏ
Ghé mắt nhìn những nhão thịt đung đưa
Khúc khích từng nốt cười rác rưởi
Tôi đặt lưng xuống và ngước mặt lên trời nguyện
Trong đồng tử có những chiếc rèm
Không rõ màu gì
Hễ nằm im là tôi lại thấy.
23/05/2010

Những trưa không ngủ
Mí mắt sụp xuống nhiều lần chỉ để thử thách
Con ngươi muốn đóng trước cám cảnh ngày ngày sẽ phải tạo thói quen
Hai mép gối sùi bọt mép
Những trưa không ngủ tôi đu mình lên nấc thang ý nghĩ
Niềm vui hôm qua có khi chọc trời
Hôm nay đã đính đầy nham thạch
Mỗi cử chỉ có khi im lặng bằng ánh mắt
Như em đã vùi dập tôi
Bằng cách dội lên vòm ngực từng tràn nhớ khâng khấc.
Sự suy tư bay lượn trên những đám mây màu đen tuyền
Rồi đậu lại nơi góc cửa có hình hộp mắt
Soi vào tận tim gan
Từng nhúm nắng đong theo tiếng lắc
Trong lồng ngực cô đơn
Hôm qua tôi giả vờ mộng du trên chập chờn ảo ảnh của mắt
Những trưa cư xá nằm im trong đôi ba cơn nghẹt thở
Tôi đã thấy vài bóng ma làm tình
Rờn ngợp nghe tiếng ngựa phi nước đại
Tiếng cười khùng khục của em vang lên như được khuấy loãng
Và lặng im trong thế giới cuồng nộ của lão già có một nửa con mắt màu cứt ngựa
Nhộn nhạo những tiếng rên
Sau mỗi lần vẩy máu bị tứa ra xung huyết
Mí mắt cứ cụp xuống sau mỗi lần trí óc hát cô đơn và tuyệt vọng
Tôi là ai trong hỗ lốn những thằng đàn ông khác
Sau mỗi lần em rên?
Người ta bảo cư xá này có ma
Bởi một thằng trai đã tự tử vì tình vào những trưa như thế.
-----------------
Quỳnh Dao ( Nguồn tienve)
Buổi chiều hoà âm cung đô trưởng
 
Em không thể bước qua buổi chiều tiếng chuông
rụng nước mắt
ngọn lông măng vàng mượt
hoa cúc tháng ba, chiều nhiệt đới
những mannequin khuôn sọ ngó nghiêng
nham thạch, triền vực đá, hứa hẹn những yên tĩnh
 
Có thể đã không cần một điểm hẹn, ly cà phê
bún bò Huế, cơm tấm vỉa hè
chiều cứ phi vào vô sắc vô tướng
dự cảm bất định, màu đen của đoá Quỳnh
khói lam mây biếc cận thị nặng
mắt trổ cửa nghĩ suy
 
Anh nằm khoanh giữa bài thơ phát tiết trắng
đêm phẳng vừa trốn chạy vào vĩnh cửu
ngực em cất nỗi đau thuỷ tinh của giai điệu
đá xù xì khoái cảm mọc rêu xanh
em khuếch tán vào bất tận hệ số chia
tàn rữa
chén trà đắng xướng danh
húp cạn thôi
 
Đã không còn cần
vòng tay của một hoà âm cung đô trưởng
em tự biện bằng những bóng râm mặt nạ
một thứ tâm bệnh nồng nàn
lửa hiện hữu độ chín của lưỡi
đỏ hơn ngọn đèn hạt đỗ
 
 
Lạc giữa ngón chân
 
Những giọt mưa lạc nắng
những vai diễn lạc mặt mình
gà gáy trưa, màn chưa hạ
 
Những con đường ngõ lịch kịch
bóng sáng những giấc mơ
miếng thịt lạc trong tô phở thời bao cấp
em thành lau lách lá cỏ
 
Rồi những lắp bắp bỏ quên dưới gối
ngày xưa lạc ý nghĩ hôm nay
thảm lá đau người đàn bà sanh nở
mưa lạc hình em
 
Những vết nứt của nhân vật lên cơn sốt xuất huyết
những thụ thai trên quãng ba nghịch
tiếng nói nở trên ngón tay
tình yêu cười trong tóc gãy
 
Và nỗi đau lăn xuống hè đường
ai đó tự vẫn trên giấy trắng
người điên đọc diễn ngôn Phục sinh
anh áo đỏ quần xanh
em đen trắng
cháy lên giữa những ngón chân
nụ hôn giả tưởng...