Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

KẺ THỨC THỜI

Đỗ Quốc Bảo
Thứ bẩy ngày 15 tháng 5 năm 2010 10:05 AM
 
    Truyện vui
Mới qu•ng bốn giờ sáng ngày chủ nhật, tôi đ• bị đánh thức bởi những tiếng động chói tai bên phía nhà Sán. Quái lạ, là hàng xóm láng giềng với nhau hơn chục năm nay, gia đình hắn được coi là nề nếp, yên ả nhất cái ngõ Hoà Thuận cơ mà? Tôi nằm im trên giường, nghe thấy bên nhà Sán tiếng bàn ghế va lạch cạch, tiếng Sán cố ghìm giọng nói với vợ. Càng lạ! Hắn có bao giờ dám to tiếng với vợ con đâu? Tịnh không thấy tiếng cô vợ đáp lại, chẳng bù cho thường nhật cả xóm chỉ nghe thấy tiếng của một mình cô ta.
 Không thể nằm tiếp được nữa, tôi đành vùng dậy, trong bụng tiếc rẻ một ngày nghỉ hiếm hoi mà giấc ngủ cũng bị cắt xén. Tuy thế, cái sự tò mò chuyện xẩy ra bên kia bức tường đ• lấn át sự bức mình của tôi. Chả lẽ cái anh chàng Sán bỗng nhiên đổi chứng đổi nết thật? Tôi ra sân làm vài động tác thể dục chân tay, thực ra chỉ khua khoắng một cách chiếu lệ, còn mắt thì đá cánh sang phía nhà Sán, qua bức tường chỉ cao ngang cổ người lớn.
 Sán đang cùng thằng con lớn cố sức khiêng cái ghế dài ra sân. Vừa lúc hắn nhìn sang bắt gặp ánh mắt tôi.
 - Chào bác! Hôm nay bác dậy sớm thế! Không ngủ được ạ?
 - Cái thằng - Tôi cố ghìm câu nói tức tối khỏi bật ra  - phá hỏng giấc ngủ của người ta mà còn làm ra bộ. Tiến lại sát bức tường, tôi đánh tiếng:
 - Chưa bảnh mắt mà nhà cậu đ•...   
 - ấy chết! Việc gấp quá không kịp đánh tiếng với các bác. Thông cảm cho em nhá. Bọn em phải tranh thủ dậy sớm để chuyển nhà. Có lẽ phải vài ba chuyến xe mới hết bác ạ! Lát nữa mời bác sang uống nước, giờ thì cho em xin phép dọn dẹp một tí!   
 - Cậu... cậu... chuyển nhà? Chuyển đi đâu?  
 - Dạ, bọn em lên ngay trên phố huyện mình thôi. Gọi là một bước để hợp lí hoá gia đình mà bác!  Sán nhấn giọng, đổi ngữ điệu mấy chữ hợp lí hoá và nháy một bên mắt.     
 Tôi giả vờ cúi nhìn xuống chân, tránh để Sán không nhìn thấy cái cau mày.  “Hợp lí hoá”? “Hợp lí hoá”? Cả nhà mày, vợ chồng con cái, bao năm nay vẫn ở trong cái xóm này chứ có phải đôi ba nơi đâu mà phải hợp lí hoá? 
 - Chà chà! Mua nhà khi nào mà kín tiếng thế? Giàu có thì miệng cũng như miệng trai miệng hến có khác!    
 - Đâu có - Sán giẫy nẩy lên - Bác lại hiểu nhầm em rồi. Ngữ công chức còm như em làm gì có tiền mà nói chuyện mua nhà. Bọn em chuyển lên... ở nhờ nhà tập thể cơ quan đấy chứ ạ!   
Tôi đ• tỉnh ngủ từ lâu mà vẫn ngỡ mình nghe nhầm. Những điều Sán nói cứ bùng nhùng trong lỗ tai, nghe chẳng đâu vào đâu.
 - ở nhờ? Gia đình cậu lên ở nhờ khu tập thể cơ quan trên phố? Thế còn cái nhà vừa làm này, ba tầng, đầy đủ tiện nghi, để cho ai?  
 Sán mời tôi sang nhà. Hắn kéo tôi vào buồng, hạ giọng vẻ bí mật mặc dù lúc đó chỉ có hai chúng tôi.
 - Xưa nay em chả có gì dám giấu bác. Nhưng lần này có chút việc hơi dích dắc một tí. Lúc nào xong việc, em sẽ kể tường tận bác nghe. Chuyện cũng chẳng có gì  đặc biệt lắm đâu. Em làm thế cũng là học theo mấy anh chị ở trên đó chứ em thì... thì... nương bóng đại thụ, đi sau thiên hạ, ngu si hưởng thái bình, bác còn lạ gì!   
 Hắn càng nói giọng càng nhỏ hơn. Tôi càng nghe càng thấy tai ù, chẳng hiểu hắn nói những gì vì chuyện nọ bắt sang chuyện kia, chẳng chuyện nào ra chuyện nào, cứ úp úp mở mở, khác hắn cung cách chuyện trò thường ngày.  
 
 Quá trưa, khi chuyến xe cuối cùng chở đồ đạc đi khỏi thì Sán đóng cổng, khoá lại, rồi vòng thêm chiếc xích xe máy cũ qua hai gióng sắt, khoá thêm một cái khoá nữa. Hắn sang chào tôi để đi.
 - Trước mắt mỗi tuần có lẽ em chỉ về thăm các bác được một lần. Thôi, nhờ cậy các bác trông nom giúp. à mà bác Thảo này, em vẫn cứ muốn trước sau mình vẫn là xóm giềng; việc của em lo xong sẽ tính đến việc của các bác, anh em mình sẽ lại được ở gần nhau. Bác nhé. Thôi em đi đây, chào bác!     
 Thấy vẻ mặt tôi nghệt ra, bà vợ tôi n•y giờ lúi húi ở góc sân, ngừng tay lại, đốp thêm:
 - Hôm nay anh làm sao thế? Trông cứ như người dở chứng ốm. Nó chuyển nhà thì có gì là lạ. Thôi,  đi rửa mặt rồi ăn cơm kẻo lại hết buổi! 
 Lúc ngồi vào mâm, tôi đem chuyện hồi n•y kể lại cho cả nhà nghe. Bà vợ tôi dừng đũa, mở to mắt nhìn tôi, vẻ chán ngán:
 - Tưởng gì, hoá ra anh suốt ngày chúi mắt vào mấy tờ giấy, không biết chuyện gì xảy ra xung quanh. X• hội kéo nhau chảy tuồn tuột đến tận đâu rồi mà mình vẫn cứ như người ở trên giời. Thắng Sán nó phải bỏ học phí mới học được những cái ấy đấy chứ không à!      
 - Học gì? Nhà cao cửa rộng chẳng ở, lại kéo nhau lên chui rúc vào mấy mét vuông, điện nước phập phù, nhà vệ sinh chợ, hoạ là dở hơi?   
 - Có anh dở hơi! Nó chấp nhận thế không phải là để khoe cái dở hơi mà có mẹo hẳn hoi. Rồi anh sẽ mở mắt ra. Mà thôi, những người như anh phải đến khi biển bày  trước mắt thì mới hiểu; lúc ấy thì thiên hạ đ• nhảy tận đâu rồi, có mà đuổi theo cũng không kịp!    
 Tôi im lặng nuốt mấy miếng cơm. Chẳng hiểu những chuyện gì vừa xảy ra. Có lẽ vốn sống thực tế của mình còn quá mỏng ?
*
 Một tuần sau, nhân có việc lên thị trấn, tôi ghé thăm Sán trong khu tập thể cơ quan. Loanh quanh m•i, tôi mới tìm được nhà hắn vì cảnh quan đ• thay đổi nhiều. Phiá trước, phía sau các d•y nhà, người ta đều cơi nới để tận dụng làm thêm những gì có thể cho gia đình dùng. Một chỗ đặt cái giường cá nhân. Một chỗ phơi phóng quần áo. Một chỗ để thả thêm con lợn thực hiện phương châm tiết kiệm chi tiêu qua chăn nuôi.Thậm chí chỉ nhô thêm ra một tí, đủ đặt một cái chậu hoa. Thành thử, bộ mặt khu tập thể cứ lổn nhổn, chẳng ra thể thống gì. Có điều, lâu dần người ta thấy quen mắt, chấp nhận như sự đương nhiên vì nhà ai cũng có nhu cầu cả. Chỉ có những người lạ đến khu tập thể mới nhận ra điều ấy mà thôi.
 Sán vồn v• mời tôi vào nhà. Thay vì pha chè như thường lệ, hắn lôi trên nóc tủ xuống một chai rượu ngoại đ• dùng non nửa, nhấc hai cái li trên kệ đặt tivi  rồi bày ra trước mặt.
 - Quý hoá quá! Có thân tình bác mới ghé lại chơi. Anh em mình phải làm vài chén. Cũng là để bác mừng cho em!   
 Cái thằng này nói năng lạ thật. Nhà cửa thế này mà bảo mừng là mừng   cái nỗi gì?   
 - Tất cả những gì bác chứng kiến mới là tập một thôi bác ạ! Tuần tới, huyện sẽ có quyết định cấp đất cho bọn em. Ngay chỗ đầu thị trấn, chỗ ng• tư đấy bác ạ! Chỗ này tiếng là trả lại cho cơ quan để nhượng cho người khác nhưng chúng em cũng bắt họ phải trả một ít gọi là chi phí tu bổ, vôi ve trong những tuần gia đình em ở đây, phải không bác nhỉ!        
  - à, ra thế! Tôi chợt thấy xấu hổ với chính mình vì đến tận lúc này mới thấy được nước cờ của Sán. Thằng nay gớm thật, lại định kéo cả mình vào cuộc.     
 Tôi vốn tính bán tín bán nghi, cứ phải việc gì chắc chắn, nhất là được “ mục sở thị ”  thì mới chịu tin. Nhìn Sán, tôi thăm dò:
 - Đừng nói một tuần, có khi chỉ một buổi là mọi việc đ• thay đổi hết. Cậu phải làm nước chắc ăn, có quyết định cấp đất trong tay rồi mới nói là yên tâm được.  
 Sán cười phá lên, rồi nín lại rất nhanh.  Hắn nhìn tôi với cái nhìn rất lạ, như thể tôi chưa từng là bạn tâm giao của hắn.
 - Ơ, bác, à thôi, có nói thì bác cũng chưa thể hiểu ngay được. Em làm là làm theo các bác ở trong huyện đấy chứ ạ. Họ được thì mình làm gì mà chẳng được, có điều thấp cổ bé họng thì phải chịu đi sau đít người ta, được đâu âu đấy chứ bác!     
 - ừ, thì là như thế, nhưng ý tôi muốn hỏi là có chắc chắn không?       
 Sán chụm năm ngón tay, dộng mạnh xuống mặt bàn.   
 - Chắc chứ sao không chắc? Bác tính nhé: cơ quan xác nhận mình đang phải ở nhà tập thể tạm bợ, đóng dấu son đỏ chót, huyện không động lòng thì có hoạ là gỗ đá. Thôi, ta làm thêm chén nữa bác ạ, cái vui thì không nên đừng lại. Bác mừng cho em đi bác!
 - Thế là cậu tính chuyển hẳn lên phố ở?     
 Sán gật đầu thay cho lời đáp. Hắn ngửa cổ đi hết li rượu.   
 - Thế còn cái nhà to đẹp ở quê, cậu tính bỏ không cho rêu mọc à?    
  Sán cười khùng khục, rồi cố mím miệng lại mà không được, hắn phun hết rượu ra sàn nhà.
 - Bỏ là bỏ thế nào ạ? Em đ• tính về quê rước bà cụ nhà em lên ở!       
 Tôi trợn mắt lên sau câu nói của hắn.   
 - Năm nay cụ đ• ngót tám mươi. Nghe nói cụ đ• yếu lắm cơ mà?   
 - Thì dạ đúng thế ạ!        
 - Cậu không sợ, nói dại, chẳng may có mệnh hệ gì, cụ mà tịch thì ...          
  - Thì đ• sao? Việc đến đâu lo đến đấy chứ sức mấy mà nghĩ trước hả bác?      
 Sán giảng giải cho tôi chuyện anh em trong nhà đ• bàn bạc thống nhất với nhau rằng, lúc bà cụ khoẻ thì các chú nuôi, khi nào cụ yếu mệt thì đến lượt Sán lo. Tức là Sán nhận lấy phần khó khăn, vất vả hơn các em. 
 - Bác biết không,  em chỉ vừa mới hé ra cái ý định ấy là chúng nó đ•  sướng rơn ấy chứ. Đứa nào cũng lo đang dở đợt mình nuôi cụ mà cụ đứt bóng, phải lo ma chay thì vỡ mặt!    
 - Thì cậu cũng có khác đâu nào?     
 Sán dường như không để ý đến lời tôi.
 - Bác khỏi lo hộ! Em đ• tính hết nước rồi. Đưa cụ về đó, khi cụ yếu mệt, nếu các chú các bác cùng công tác với em có về thăm thì vừa được rộng r•i vừa thêm vẻ thân tình. Còn nói dại, nếu cụ có đi, thì có nơi tổ chức ma chay rộng r•i, chu đáo chứ ạ. Bác tính, nội chỉ một việc như thế, bây giờ chỗ anh em phải đi đủ cả 5 bận: thăm hỏi khi thân nhân người ta bệnh trọng này, phúng viếng khi làm tang lễ này, rồi dự lễ tam nhật, giỗ năm mươi ngày, rồi là giỗ đầu này. Bác tính, người ta chu đáo thế, mình không đối lại cho tương xứng thì có mà...  
 Tôi càng nghe Sán nói càng thấy hắn đ• đổi khác rất xa. Hoá ra, mình thường cậy rằng mình thâm nhập thực tế chẳng chịu kém ai, vậy mà, cái chuyện thường ngày ở huyện như thế mình lại cứ ù ù cạc cạc. Chả trách người ta chê nhà văn không theo kịp cuộc sống!    
  Sán đưa cả hai bàn tay qua bàn, bóp chặt lấy hai bàn tay tôi mà lắc như đưa võng.  
 - Bác mừng cho em! Khi nào công việc xong xuôi, em sẽ mời bác lên trên này, kiếm cho bác một chỗ tử tế để mà sáng tác, cho bõ những lúc phải chịu đựng, phải dè sẻn. Làm văn chương, nghệ thuật như các bác là của hiếm của đất nước, quý lắm, quý lắm!   
-------