Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Một chút kỷ niệm với Xuân Diệu

Trần Trương
Thứ tư ngày 12 tháng 2 năm 2014 6:40 AM

 .Dạo ấy được làm quen với các nhà thơ tên tuổi như Xuân Diệu  đâu phải dễ. Những năm cuối thập niên 60 và đầu 70 thế kỷ 20 tôi là cán bộ tuyên truyền của Tổng cục Lâm nghiệp do ông Nguyễn Tạo nhà cách mạng nổi tiếng và cũng là nhà văn làm Tổng cục trưởng.Tôi được ông chỉ bảo và dạy dỗ rất nhiều,mấy lần ông đi họp Quốc Hội về cũng ghé qua nhà tôi cho kẹo và được “đăc cách” đến nhà ông xem ti vi đen trắng(Ngày ấy truyền hình của ta chưa phát màu),có thế thôi mà tôi đã thấy hạnh phúc “quá trời”.Nhưng hạnh phúc hơn nữa là được ông Tạo cử đến nhà Xuân Diệu để mời ông vào ban giám khảo cuộc thi thơ, văn viết về ngành Lâm Nghiệp.Khi đến cửa số nhà 24 phố Cột Cờ - Nhà của Xuân Diệu (Hồi đó phố chưa mang tên Điện Biên Phủ), tôi cứ thấy người run run thế nào ấy., tôi kéo dây chuông, một lát ,thấy một anh thanh niên gầy gò đi ra mở cổng, giọng miền trong: Anh hỏi ai?, dạ, Tôi có thư gửi bác Xuân Diệu  ạ. Vậy mời anh vào-nghe câu này người tôi như được trấn tĩnh lại, rồi theo anh ta đi vòng sân sau vào phòng ở của Xuân Diệu.Phút đầu tiên gặp nhà thơ, tôi ngỡ mình nằm mơ chứ đâu phải sự thật, Xuân Diệu đây rồi, ông đeo cặp kính tròn xoe, trễ xuống xống mũi, đôi mắt trắng đục, ông thật giản dị trong chiếc quần “pizama” và áo may ô không lấy gì làm trắng lắm, tay cầm sách , rồi ông nhìn tôi nhỏ thó , gầy gò, chợt bảo:Chú là Trường phải không?(ông gọi Trường chứ không gọi Trương), nghe xong tôi cũng gật đầu,thưa bác vâng ạ.(ông gọi tên tôi ngay là vì trước khi đến  gặp ông, bác Nguyễn Tạo đã gọi điện cho nhà thơ rồi). Tôi chưa kịp nói gì ,Xuân Diệu đã”đe” luôn:Này anh đừng gọi tôi bằng bác nhé, anh coi tôi già lắm sao?Lần sau gọi bác là khó gặp nhau đấy.Chả hiểu mô, tê thế nào mình đã bị xơi “chưởng”., song lúc này , tôi không thấy lỗi gì mà càng thấy cuốn hut hơn với ông,bởi cái giọng nói thân thiện ấy.Xuân Diệu bảo lần sau gọi là anh xưng em nhé-Anh Xuân Diệu , chứ không phải bác Xuân Diệu. Từ lúc vào đến giờ tôi cứ đứng hoài nghe ông “triết lý”, chẳng dám ngồi, lát sau ông mới kéo chiếc ghế mây bảo tôi ngồi,và cầm thư đọc.Đoạn ông ngước  lên, nói: Mình đồng ý nhận lời với anh Tạo,sẽ tham gia ban chung khảo cuộc thi văn thơ này.. em về báo cáo nhé.Không phải cam kết gì cả cứ cho đăng báo tên anh trong ban chung khảo.Tôi mừng quá , thế là mình đã hoàn thành một nhiệm vụ tưởng như khó khăn vô cùng.Trước khi ra về, tôi mạnh dạn đính chính tên mình với nhà thơ, dạ thưa anh , em là Trần Trương chứ không phải Trường đâu ạ.Xuân Diệu vỗ vai tôi vẻ thân ái: Được thì Trương, em  Trần Trương và anh Xuân Diệu.Lúc này đứng gần nhà thơ lớn mà mình cứ ngỡ mình oai lắm, và đã thành nhà thơ  rồi!!!...Từ sau cái buổi ban đầu “lưu luyến ấy”tôi luôn được gặp Xuân Diệu ở nhà riêng và ở trụ sở 65 Nguyễn Du.Cuộc thi Thơ Văn viết về ngành Lâm ngiệp ngày ấy rất có tiếng tăm, bởi Ban giám khảo toàn là những tên tuổi “Sừng xỏ” như Quang Dũng, Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu…Xuân Trình, Nguyễn Tuân…Tôi là thư ký của ban tổ chức cuộc thi này , nên hằng tuần luôn phải liên lạc với các thành viên BGK, đặc biệt là Xuân Diệu.với ông tôi thấy yên tâm và gần gũi,Nguyễn Tuân nghiêm trang lạnh lùng, Hoàng Trung Thông ngay ngắn , đĩnh đạc, quan chức,Xuân Trình nguyên tắc, Quang Dũng lãnh đạm và khinh khi,Chỉ có Xuân Diệu là luôn luôn trò chuyện,Có lần mời ông đi nói chuyện thơ , ông bảo tôi, em phải quan sát cho anh xem hội trường có nhiều phụ nư không, và bao nhiêu nam giới, bao nhiêu  cán bộ, bao nhiêu thanh niên để ông chuẩn bị nội dung và chọn các bài thơ để giảng giải.Mấy lần tôi phải đèo ông đi bằng cái xe Thống Nhất của tôi, ông thì to, mà tôi thì gầy bé, song vẫn đèo ngon lành.Ngồi phía sau ông cũng giảng giải thơ cho tôi nghe.Nào là em đọc thơ anh phải chú ý cái tiếng vang của từ ,cái sắp đặt của tứ, ví như bài “Ngói mới” ấy,bài thơ sắp xếp câu loi thoi lên xuống,là hình tượng của những lớp ngói lô xô chạy giăng hàng . viên trên viên dưới  là hình dung ra cả cái mái nhà đỏ au mà như những đứa trẻ giang tay vui đùa, chứ  đọc lướt là chẳng hiểu gì đâu. Tôi nghe như vỡ vạc ra, mà thấy câu nói của ông chí lý làm sao. Lại có lần ông bảo: tả cái hạn hán mà cứ mãi “Đồng đất nứt nẻ chân chim” thì cũ rồi.  Em quan sát nhé, đồng thì hay có đỉa, mà hạn khô đỉa cũng không sống nổi   nó ngoi lên qua mô đất đã chết ngoẻo, thế là ta có câu: Con đỉa vắt ngang mô đất chết,sống dai như đỉa mà cũng chết thì phải hiểu cái hạn hán ở quê là ngặt nghèo thế nào!Chà , lại một kinh nghiệm quá thực tế cho anh nào mới vào nghề làm thơ như tôi, thật cụ thể và thật thiết thực.Đèo xe Xuân Diệu vài lần mà đã như là thân thiết lắm rồi.Tôi mạnh dạn hỏi ông:Cuộc thi Thơ Lần này anh chấm ai được giải nhất? (tuy có chân trong ban tổ chức, nhưng khi họp kín để giải trình bỏ phiếu chấm giải tôi không được dự).Chẳng câu nệ gì, Xuân  Diệu nói luôn: Đáng lẽ VQP được giải nhất, nhưng đọc kỹ thấy bài thơ 5 chữ này có tứ hay, cảm động nhưng đọc kỹ nữa lại thấy anh ta làm thơ “có nghề”như một người thợ khéo,chữ nghĩa chọn lọc, song hồn chữ không sâu, vì thế BGK quyết định trao giải ba! , nói đoạn , XD ngừng một lát, rồi bảo   tôi : “Bài khúc hát người thợ rừng”của em kể lể, dàn trải,Đã đăng trên “Văn Nghệ” rồi , nhưng   bài “Bóng rừng”chưa in, lại  được hơn cả, BGK quyết định cho giải khuyến khích, song anh đề nghị cho giải ba, bởi lẽ em làm việc rất tích cực,chăm sóc BGK tận tình , nhất là việc đưa đón anh bằng xe đạp của em nhiều lần, nên anh cũng thương và đề nghị tuyên dương em, và nên trao giải ba… để khuyến khích ,động viên em làm thơ tốt hơn, và đấy chính là Khuyến khích rồi!bởi ngoài thơ thì còn phải là tình đời, tình người nữa chứ,nhưng em nhớ là …thơ không có thứ hạng theo giải đâu!cái đạt được của thơ đấy là luôn luôn chuyển tải đươc cái cuộc sống mà mình đang sống ấy,sống rồi ghi, ghi rồi viết , không cần cầu kỳ, nhưng cũng đừng dễ dãi.nghe Xuân Diệu nói, tôi cứ “ngửa cổ” mà nghe, không hỏi han gì, và ông nói có lý nên sau này tiếp xúc với ông mình thấy quí ông như người thầy và như một tấm gương cho mình lao động, tự mình vươn lên. Sau này chơi thân với nhà văn Hữu Nhuận (được XD cho ở cùng một căn buồng nhỏ) tôi thường xuyên đến nhà XD để nghe ông nói chuyện đời và thơ.dần dà, ông cũng coi tôi như một người thân và thỉnh thỏang còn cho sách cho quà.Năm 70 tôi  cưới vợ, ông đến ăn cơm với gia đình. Ông tặng tôi một cái bật lửa “con bướm” của TQ và một ống nước hoa nhỏ, ông bảo :Anh cho em cả hương thơm và lửa ấm đây!buổi tối ông đến hội trường đọc thơ, bài thơ “Biển”, rồi giảng giải cứ như buổi nói chuyện chuyên đề thơ,rõ dài.. sau này mấy ông bà giáo viên và cán bộ gặp tôi cứ khen và như “bái phục”về việc đám cưới mà được Xân Diệu đến nói chuyện thơ thì “độc đáo” quá, mà họ còn bảo: ở đám cưới ông, tớ mới biết và được bắt tay Xuân Diệu, về làng khoe, mấy ông giáo làng cũ thấy “oai’ đáo để!!
 Phải nói thật là, Cái chất thi sĩ trong XD là cả ở trong thơ và trong đời. Thơ thì lãng mạn , đời cũng xênh xang. Ông rất chi tiết trong công việc, nhưng cũng lơ đãng trong mọi thứ vật chất , không quan tâm giành giật cái gì, ông cứ lấy cái yêu đời, cái tình hòa nhã , bình dị mà gần gũi thân thương để làm một thứ “từ trường”hút mọi điều tốt đẹp.Trong các nhà thơ Mới, tôi thấy XD là người dễ gần nhất, ông là nhà thơ của công chúng , không thấy ai dám chê ông chút thiếu sót gì, và ngay gần đây trong chuyến công cán sang mấy nước châu Âu, châu Úc, … ở đâu tôi vẫn nghe Việt kiều nhắc tới ông và thuộc thơ ông.
 Mới đây, chúng tôi vào nghĩa trang Mai Dịch để viếng ông,thắp hương trồng hoa, dọn cỏ và cả rót rượu đặt trên mộ ông, chúng tôi thầm khấn rồi nhìn tấm phù điêu khắc hình ông mà thấy như ông chưa đi xa,vẫn thân ái như đâu đây thôi,thế mới biết “ma lực” của một thi sĩ mạnh mẽ đến chừng nào, nó theo ta sống mãi,đấy là hồn thơ, hồn người cho ta một tình yêu không gì cản được./.