Gặp gỡ Việt Nam, cú hích cho thế hệ trẻ
PGSTS.Nguyễn Trường Lịch
Thứ bẩy ngày 8 tháng 2 năm 2014 4:59 PM
“Gặp gỡ Việt Nam” -một sự kiện nổi bật đáng chú ý là tại QuyNhơn (Bình Định) đã diễn ra cuộc hội thảo lớn về Vật lý học từ 29/7 đến 17/8/2013 thu hút hơn 250 nhà khoa học của 30 quốc gia tham dự.Đây là một điểm nhấn về khoa học đáng mừng, đáng quý của năm 2013.Thật ra không dễ gì có thể gặp gỡ được cùng một lúc năm nhà bác học giải Nobel và nhà toán hoc trẻ Ngô Bảo Châu ngay trên thành phố biển tươi đẹp này, bởi lẽ giản đơn là trình độ về Vật lý của nước ta còn ở tầm thấp. Đáng qúy là ở chỗ các nhà khoa học quôc tế tuy đã cao tuổi,-vị cao nhất đã 92 mùa xuân –không chỉ vì say mê Vật lý vũ trụ và mến yêu con người đất Việt, mà hơn nữa họ nhiệt tình góp phần động viên kích thích niềm đam mê khoa học của thế hệ trẻ. Từ Âu Mỹ xa xôi đến đây,họ muốn hướng các lớp học sinh-sinh viên đang trên ghế nhà trường ngay từ tuổi 13 vươn tới những chân trời mới, hướng về những cửa sổ nhìn ra vũ trụ,sao cho đất nước Việt Nam ta tiến lên phía trước sánh vai cùng bè bạn năm châu bằng chính sức lực bàn tay-khối óc của chúng ta.
Làm thế nào để đáp lại tấm lòng rộng mở của các nhà khoa học quốc tế?Có lẽ đó là câu hỏi lớn và khó của những ai thật lòng quan tâm về giáo dục-đào tạo và nhất là ngành vật lý cơ bản đầy gay go phức tạp này? Chẳng phải chừng hai ba mươi năm về trước, lớp trẻ từng háo hức vào học ngành Vật lý –thời mà các nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Mỹ đang ganh đua nhau chinh phục bầu trời.Còn ngày nay,dường như thật khó đón tiếp học sinh phổ thông thi vào ngành Chuyên Lý của đại học quốc gia HàNội, dù cho cánh cửa luôn luôn mở rộng.Vì sao,câu hỏi chưa có lời giải đáp đầy đủ, mà bản thân các nhà Vật lý ở nước ta-theo tôi được biết qua một số đồng nghiệp cùng trường- phần lớn trước đây được đào tạo từ nước ngoài-cũng cảm thấy ngại ngần không vui vẻ trả lời:-không có lớp trẻ kế cận! Nếu như trước đây, điểm chuẩn vào Vật Lý khối A đại học khá cao, thì nay điểm chuẩn chỉ cần loại khá, mà học sinh vẫn không săn đón?Thật không vui! Năm học 2011, Bộ Giáo dục đã tuyển chọn hơn 20 học sinh loại khá ở tỉnh Ninh Thuận sang nước Nga học ngành Hạt nhân để chuẩn bị cho mai sau nhằm phục vụ Trung tâm Hạt nhân được đặt ở tỉnh này. Đó là một bước đi vững chắc với tầm nhìn xa.
Nếu như các ngành khoa học xã hội đòi hỏi một đội ngũ thầy giáo uyên thâm với đầy đủ sách vở tư liệu, thông tin ở thư viện tiên tiến, gắn với trang bị vốn sống thực tế và sành sõi ngoại ngữ để đọc sách tham khảo, thì ngành Vật lý đòi hỏi nhiều thứ hơn; trước hết là cần có phòng thí nghiệm đầy đủ và hiện đại- một thách thức cấp thiết, mà lâu nay các trường đại học đều không đáp ứng được.Rất dễ hiểu,vì không đủ kinh phí mua sắm thiết bị quá đắt tiền cho sinh viên mở rộng tầm kiến thức và thực tập ứng dụng.
Muốn giàu phải có nhiều chất xám; phải chăng nhận định này được bắt nguồn và đúc kết từ nền kinh tế Nhật Bản thời hiện đại?Nếu bạn nhìn vào cơ ngơi của khu Công nghệ cao Hòa Lạc chắc chắn bạn sẽ thất vọng, bởi vì tuy đã khởi động 15 năm rồi,mà dự án này đang ở dạng “dồn điền đổi thửa”, chưa thấy sắc màu hướng tới “các cửa sổ vũ trụ” đâu cả! Đó là chưa nói đến những lùm xùm mờ ám mua bán đất đai, mà báo chí đã đăng tải cách đây hơn ba năm.Hãy so sánh suy ngẫm về Trungtâmkhoahọc Quy Nhơn-một quần thể kiến trúc rộng 200.000m2-nơi đây chưa quảng cáo trên báo, mà lại hoàn thành nhanh chóng vượt bực,mặc dầu khá xaTrung ương Công nghệ Việt Nam.Có lẽ nên biểu dương tầm nhìn xa trông rộng tích cực của các cơ quan lãnh đạo tỉnh Bình Định đã kết hợp được sư giúp đỡ đầy nhiệt tình của vợ chồng GSTrầnThanh Vân và GS Lê KimNgọc “dành dụm tiền xây Trung tâm”cùng nhiều bầu bạn quốc tế cộng tác hiệu quả.Mai sau thế nào chưa rõ,nhưng chẳng phải lần đầu này, chính GS.Vân đã giúp đài thọ kinh phí đi lại cho lớp trẻ đến tham dự Hội thảo đó sao?
. Ở thời đại ngày nay,kinh tế thế giới phát triểu mãnh liệt đều dựa vào cỗ xe tốc hành của khoa học-kỹ thuật.Các lĩnh vực khoa học Tự nhiên cũng như khoa học xã hội đều đòi hỏi sự hiểu biết toàn diện, xuyên ngành và kịp thời tránh lối mòn, vì mục tiêu năng suất cao cho nền kinh tế bản địa tiến bước đã trở thành quy luật khách quan không thể tránh né.Trên đất nước ta, công nghệ ứng dụng hiện đại và khoa học cơ bản đều cần phải chú ý phát triển song song thì mới có thể tạo được bước đi vững chắc trước mắt và lâu dài.Nhìn vào QuyNhơn–nơi GặpgỡViệtNam-mà cảm thấy buồn cho khu Công nghệ cao Hòa Lạc!Thời gian thấm thoắt thoi đưa,nó đi đi mất có chờ chờ ai!Việc học tập nghiên cứu giống như chèo thuyền nước ngược,bất tiến tắc thoái vốn lẽ đời, nhất là với khoa học kỹ thuật hiện đại!
. Bình Định, nơi đây từ bao đời truyền thống đất võ anh hùng từng trầm tích một sức sống tiềm tàng lừng lẫy, tuy vẫn đang tồn tại “104 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có đến 36 di tích cấp quốc gia”, còn lại là cấp địa phương hoang phế theo nắng mưa chưa được sửa sang như đang nhắc nhở, giục giã Khoa học và văn hóa phát triển nhanh chóng, sao cho miền đất tươi đẹp này sẽ bừng nở một khí sắc mới mẻ, rộn ràng cùng cả nước nhịp bước đi lên hướng tới các“cửa sổ vũ trụ”của tương lai, đáp ứng được khát vọng bay cao của Trung tâm gặp gỡ ViệtNam./.
- H-
(Báo Người cao tuổi – số Xuân Giáp Ngọ2014)