Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TRUYỆN MINI CỦA VÕ TẤN

Võ Tấn
Chủ nhật ngày 21 tháng 6 năm 2009 5:57 PM
 

HẾT NGHÈO RỒI !?!

Ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào người dân tộc thiểu số sống du canh du
cư nhưng thời kháng chiến chống Pháp chống Mỹ dù đói khát luôn một
lòng đi theo cách mạng. Một Xã nọ vừa lập được thành tích trong công
cuộc xây dựng đời sống mới, cộng với tinh thần lịch sử truyền thống
nên đã được xét phong tặng Anh hùng của cả ba thời kỳ “Bề dày lịch sử,
truyền thống đấu tranh và công cuộc xoá đói giảm nghèo”.
Tin được truyền đi về đến Xã. Những tưởng bà con dân tộc mừng rỡ đón
tiếp như ngày xưa, cờ băng ron khẩu hiệu già trẻ, trai gái làng cùng
đưa nhau về Xã, đón đoàn người rước bằng chứng nhận danh dự. Nào ngờ
khi đoàn xe của cấp trên vượt suối sâu, trèo dốc cao, băng rừng xuống
được tận nơi thì chỉ có vài cán bộ trong Xã ra đón tiếp, không thấy
khí thế đón mừng “ngày hội lớn”
Cấp trên hỏi: “Xã ta được phong tặng danh hiệu anh hùng, các đồng chí
Xã phổ biến cho đồng bào hay chữa?
Cán bộ Xã thưa: “Mình nói trên loa máy, suốt ba bốn ngày rồi. Còn nó
nghe chưa thì ai mà biết được.”
Cấp trên lại hỏi: “Theo như báo cáo thành tích thì Xã đã xoá hết diện
người nghèo phải không?
Cán bộ Xã thưa: “Điều này không sai thực tế, mình vừa đi kiểm tra lại
ngay sáng hôm nay. Số người nghèo đã đi hết lên núi rồi nên không có
ai nghèo còn lại trong Xã”.
Cấp trên nghe chưa rõ lại hỏi: “Nhà cửa, con cái họ còn lại trong Xã mình không?
Cán bộ Xã trình bày: “Số nghèo cũ đi lên núi ở luôn không về Xã, có
trường hợp nghèo đã đi sang Xã khác làm ăn. Sắp đến chắc là có người
nghèo mới thôi. Bây giờ người nghèo hết rồi. Xã mình đang đón danh
hiệu Anh hùng mà.”.
….
Không biết cấp trên nghĩ gì?./.
 
MẤT SÓNG
 
Buồn trong lòng riêng mỗi mình anh thôi. Anh biết rõ nổi buồn đến nhẵn
mặt. Có thể rằng cái buồn này nó lập đi lập lại mỗi tháng, mỗi tuần và
mỗi ngày trong não bộ. Anh có thể vẽ ra ngay nổi buồn bằng bộ nhớ ấy.
“Người ấy gọi cho chị”. Từ lúc anh đi làm về đợi bữa cơm tối, cho đến
khi anh đói rã cả người. Không chịu nổi cái bụng sôi đòi ăn, anh tự đi
xuống bếp. Tự anh phục vụ lấy, anh cho tất cả cơm và thức ăn nguội
ngắt vào một cái thau con, trộn đều, rồi bê ra ngoài hiên nhà. Trăng
non dòm anh nhe cái miệng, lè cái lưỡi mèo trêu tức. Chị vẫn miệt mài
ôm chiếc điện thoại “tình tính tang” đi ngang đi dọc, mặc cho anh nuốt
nghẹn ngào.
Và tháng nào cũng đôi ba bận, không tối thì khuya hơn một chút. Cứ
thế, thời gian anh và chị ít nói chuyện với nhau nhiều hơn. Họ là dân
“nhà quê” vừa làm người “tri thức” rất sĩ diện. Đêm nào cũng diễn đi
diễn lại cuộc chuyện trò của chị với chiếc điện thoại trong ngôi nhà ở
giữa cánh đồng hoang vắng và đêm trăng làm chứng.
Cảnh buồn cũ lại diễn ra như cũ. Chị vẫn tỉnh bơ, vu vơ tán ngẩu với
“người ấy” bằng chiếc máy điện thoại Nokia vừa được trang bị thẻ cad.
Chị say sưa buôn chuyện, mà lâu nay anh đã lầm nghe và tin lời chị:
“Tôi chúa ghét sự giả tạo, suốt cuộc đời tôi không bao giờ đụng đến
điện thoại di động”.
*
Câu nói còn nóng hôi hổi nhưng tình yêu của hai người mỗi đêm “nằm
ngoài vùng phủ sóng”…Mất sóng./.
2009 - VT